BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ - MOODY’S ĐÁNH GIÁ XEM XÉT HẠ TÍN NHIỆM VIỆT NAM | Yuanta Việt Nam
Flower
  • VN-Index

    1177.4

    -12.82 (-1.08%)
  • HNX-Index

    222.63

    -2.68 (-1.19%)
  • UPCOM-Index

    87.51

    -0.51 (-0.58%)
  • VN30-Index

    1200.37

    -6.27 (-0.52%)
  • VNDiamond

    2022.67

    3.71 (+0.18%)
  • VNFinlead

    1952.03

    -8.32 (-0.42%)
  • VNMidcap

    1751.24

    -21.98 (-1.24%)
  • VNSmallcap

    1361.05

    -15.96 (-1.16%)
Trang chủPhân tích & Nghiên cứuPhân tích ngànhBÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ – MOODY’S ĐÁNH GIÁ XEM XÉT HẠ TÍN NHIỆM VIỆT NAM

11/10/2019 - 08:56

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ – MOODY’S ĐÁNH GIÁ XEM XÉT HẠ TÍN NHIỆM VIỆT NAM

Hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s vừa đưa ra thông báo là sẽ xem xét hạ xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, hiện đang ở mức Ba3. Việc xem xét sẽ diễn ra trong 3 tháng.

Nguyên nhân được đề cập là hãng này lưu ý về việc Chính phủ Việt Nam trì hoãn thanh toán một số nghĩa vụ nợ (không có thông tin chi tiết là nghĩa vụ nào) do những điểm yếu về thể chế. Thông tin cho thấy chủ nợ không có thiệt hại hoặc thiệt hại ở mức rất thấp. Moody’s đề cập khoảng trống điều tiết và các thủ tục hành chính dẫn đến việc chậm trễ thanh toán ảnh hưởng đến tín nhiệm và điều này có thể không phù hợp với mức xếp hạng hiện tại là Ba3.

Lưu ý rằng đây KHÔNG phải là thông báo hạ tín nhiệm, thông báo chỉ nêu là sẽ XEM XÉT. Và việc điều tra xem xét sẽ diễn ra trong vòng 3 tháng. Chúng tôi cho rằng đây có thể được xem là động lực để chính phủ tiến hành khắc phục các vấn đề thể chế, thủ tục hành chính và điều tiết nhằm tránh xảy ra việc hạ đánh giá tín nhiệm, ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn trong tương lai.

Moody’s sẽ hạ tín nhiệm của Việt Nam NẾU quá trình điều tra xem xét kết luận khoảng trống về hành chính vẫn tồn tại và gây ra rủi ro về việc chậm trả nợ trong tương lai. Việc bị hạ tín nhiệm sẽ ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của quốc gia và doanh nghiệp, cụ thể là chi phí/lãi suất huy động vốn của chính phủ và các doanh nghiệp trong tương lai sẽ cao hơn do phần bù rủi ro cao hơn để có thể hấp dẫn nhà đầu tư. Theo đó, việc tăng chi phí vốn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của đầu tư công và tăng trưởng kinh tế. Với hệ quả tương đối “đắt đỏ” này, chúng tôi cho rằng chính phủ chắc chắn phải cân nhắc các biện pháp sớm khắc phục các vấn đề thủ tục và hoàn tất nghĩa vụ thanh toán nợ.

Chúng tôi cho rằng, ở thời điểm hiện tại, về cơ bản Việt Nam gần như không có rủi ro về khả năng thanh toán do: 1) Dự trữ ngoại hối dồi dào ở mức ~70 tỷ USD, tương đương gần 14 tuần nhập khẩu; 2) cán cân thanh toán quốc tế thặng dư kỷ lục với 7,2 tỷ USD trong Q1/19 nhờ thặng dư thương mại và đầu tư nước ngoài cao (hình 2); 3) Việc thanh toán các nghĩa vụ Nợ (khác) của Việt Nam vẫn đang diễn ra bình thường. Cụ thể là trong Q2/19, Việt Nam đã thanh toán nợ gốc ngắn hạn 4,2 tỷ USD và dài hạn 1,4 tỷ USD (gồm tư nhân và chính phủ), theo đó cán cân tài chính giảm từ 7,2 tỷ USD xuống còn 0,8 tỷ USD (cán cân tổng thể +1,9 tỷ USD). 4) Thặng dư cán cân thương mại trong Q3/19 (hình 1) tiếp tục duy trì ở mức cao (xấp xỉ 4 tỷ USD) cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng trưởng ổn định sẽ tiếp tục giúp Việt Nam mở rộng cán cân thanh toán quốc tế trong Q3/19 qua đó nâng cao khả năng thanh toán.

Xem chi tiết tại: BCCD_MoodyRating