Báo cáo ngành 27/11/2019 - Năng lượng tái tạo | Yuanta Việt Nam
Flower
  • VN-Index

    1205.61

    28.21 (+2.4%)
  • HNX-Index

    227.87

    5.24 (+2.35%)
  • UPCOM-Index

    88.37

    0.86 (+0.98%)
  • VN30-Index

    1232.17

    31.8 (+2.65%)
  • VNDiamond

    2094.39

    71.72 (+3.55%)
  • VNFinlead

    1998.6

    46.57 (+2.39%)
  • VNMidcap

    1813.49

    62.25 (+3.55%)
  • VNSmallcap

    1395.41

    34.36 (+2.52%)
Trang chủPhân tích & Nghiên cứuPhân tích ngànhBáo cáo ngành 27/11/2019 – Năng lượng tái tạo

27/11/2019 - 10:28

Báo cáo ngành 27/11/2019 – Năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo Việt Nam

Việt Nam sẽ đi theo hướng “xanh”?

Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt năng lượng và các vấn đề môi trường. Như đã đề cập trong báo cáo lần đầu của cổ phiếu POW, chúng tôi tính toán rằng nhu cầu tiêu thụ điện sẽ tăng trưởng ở mức 11%/năm trong giai đoạn 2020-2025, đồng nghĩa với việc thiếu hụt điện sẽ ở mức 48 tỷ kWh hoặc hơn vào năm 2025. Mối quan tâm đặt ra là việc thiếu hụt điện có thể được giải quyết bằng việc đánh đổi môi trường. Quy hoạch hiện tại đối với nhiệt điện than đó là sẽ chiếm khoảng 53.2% sản lượng điện vào năm 2030. Chúng tôi ước tính lượng khí thải CO2 từ các nhà máy nhiệt điện than có thể đạt mức 103 triệu tấn trong năm 2030, tăng từ mức 44 triệu tấn của năm 2020. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng lượng khí thải CO2 sẽ thấp hơn 57% hoặc 59 triệu tấn trong năm 2030 nếu công suất nhiệt điện than theo Quy hoạch được thay thế bằng năng lượng tái tạo.

Các chính sách hỗ trợ cho năng lượng tái tạo. Mặc dù không được đề cập trong quy hoạch phát triển điện 7 sửa đổi, Chính phủ cam kết phát triển năng lượng tái tạo bằng các chính sách như: giá mua điện ở mức hấp dẫn, giảm thuế, giảm chi phí thuê đất hoặc không tính phí và hợp đồng PPA dài hạn (20 năm). Điều này đã dẫn đến tình trạng tăng rất nhanh công suất lắp điện mặt trời, đạt 4,464 MW tính tới tháng 7/2019 (+49% so với đầu năm). Gấp 5 lần so với mục tiêu 850MW trong Quy hoạch điện 7 sửa đổi cho năm 2020. Chúng tôi kỳ vọng công suất điện gió tăng trưởng nhanh chóng tương tự trong vòng 2 năm tới nhờ ảnh hưởng từ các chính sách hỗ trợ.

Chi phí cho năng lượng tái tạo xấp xỉ với chi phí năng lượng hoá thạch. Chi phí lắp đặt năng lượng tái tạo trên thế giới hiện trong phạm vi của chi phí lắp đặt năng lượng hoá thạch. Chi phí vận hành năng lượng tái tạo cũng đang giảm nhanh chóng, theo thống kê của McKinsey.

Năng lượng tái tạo hưởng lợi từ các khoản đầu tư lớn. Chính phủ lên kế hoạch đầu tư 148 tỷ USD trong giai đoạn 2016-2030 để đảm bảo đủ điện cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7% hàng năm. Khó có thể tìm được doanh nghiệp nào chỉ hoàn toàn đầu tư vào năng lượng tái tạo, tuy vậy có một vài công ty niêm yết đã và đang tham gia vào lĩnh vực này bao gồm PC1, GEG, GEX, TV2 và FCN.

Xem báo cáo chi tiết tại: BaoCaoNganh_NangLuongTaiTao