MORNING NOTE 08/05/2023 – Khối ngoại bán ròng mạnh ở nhóm Ngân hàng – Quy hoạch điện VIII | Yuanta Việt Nam
Flower
Trang chủAnalysisBản tin sángMORNING NOTE 08/05/2023 – Khối ngoại bán ròng mạnh ở nhóm Ngân hàng – Quy hoạch điện VIII

08/05/2023 - 08:35

MORNING NOTE 08/05/2023 – Khối ngoại bán ròng mạnh ở nhóm Ngân hàng – Quy hoạch điện VIII

YSlive

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Chỉ số hàng hóa tăng mạnh, giá nông sản dẫn đầu đà tăng

  • Chỉ số hàng hóa CRB đóng cửa tăng 1.9% trong phiên 05/05/2023, dẫn đầu là nhóm giá nông sản do sản lượng sụt giảm ảnh hưởng tiêu cực từ thời tiết. Nổi bất nhất là giá đường đã đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 05/2023. Theo đó, sản lượng tại các quốc gia Ấn, Độ, Thái Lan, Trung Quốc và EU thấp hơn dự kiến. Đồng thời, vụ thu hoạch sắp tới ở nhà sản xuất hàng đầu Brazil đã chậm lại do mưa.
  • Đồ thị giá của giá đường đóng cửa tăng 3.4% và đồ thị giá tăng trở lại gần mức đỉnh ngắn hạn trong tháng 04/2023. Đồng thời, đồ thị giá của giá đường có dấu hiệu quay trở lại giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực, nghĩa là xu hướng TĂNG ngắn hạn có thể sẽ rõ ràng hơn và đồ thị giá có thể sẽ sớm vượt được mức đỉnh tháng 04/2023.

Phố Wall hồi phục mạnh nhờ vào nhóm ngân hàng và báo cáo việc làm

  • Phố Wall hồi phục mạnh trên cả ba chỉ số chính nhờ vào nhóm cổ phiếu ngân hàng và báo cáo việc làm khả quan cho thấy nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu suy thoái. Giá CCQ SPDR S&P Bank ETF đã tăng 5.5% và ghi nhận tuần giảm 8%. Đồng thời, theo báo cáo việc làm tháng 04 của Mỹ, tăng trưởng tiêng lương đã tăng nhanh hơn dự kiến cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ.
  • Chỉ số S&P500 đóng cửa tăng 1.8% và tiến sát mức 4,138 điểm. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên đồ thị giá có thể sẽ còn giằng co và đi ngang quanh đường trung bình 20 phiên trong những phiên giao dịch tới. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của ba chỉ số chính vẫn duy trì ở mức GIẢM.

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Giá trị giao dịch ròng của nhóm NĐT

Khối ngoại bán ròng 177 tỷ, nhóm Ngân hàng tiếp tục bị bán ròng mạnh

Tự doanh bán ròng 433 tỷ

Chỉ số YS30 – Đồ thị giá bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn

  • Chỉ số YS30 đóng cửa ở mức 79.61 điểm, thay đổi không đáng kể so với phiên trước đó. Đồng thời, đồ thị giá của chỉ số YS30 có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên đồ thị giá có thể sẽ tiếp tục đi ngang quanh mức hiện tại trong những phiên giao dịch tới. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của chỉ số YS30 vẫn duy trì ở mức GIẢM.
  • Hệ thống lướt sóng T+ của chúng tôi xuất hiện tín hiệu MUA cổ phiếu: VNM..

Sự kiệnbình luận – “Quy hoạch điện VIII”

Mục tiêu nhắm tới

  • Bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
  • Tăng độ tin cậy cung cấp điện đạt 99.86% và tổn thất điện năng hệ thống giảm xuống 6% (2030) và 5% (2050)
  • Ưu tiên khai thác sử dụng các nguồn NLTT, tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn NLTT (tính cả thủy điện) đạt 30.9 – 39.2% vào năm 2030 và 67.5 – 71.5% vào năm 2050.
  • Giảm phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện.
  • Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực và bảo đảm cung cấp điện an toàn.
  • Đảm bảo mục tiêu 100% số hộ dân có điện đến 2030 và đẩy mạnh triển khai việc tiết kiệm năng lượng.

Phát triển nguồn điện

Thủy điện

  • Khai thác tối đa tiềm năng kinh tế – kỹ thuật các nguồn thủy điện (tổng tiềm năng tối đa ở VN khoảng 40 GW).
  • Phát triển các nhà máy thủy điện tích năng.

Năng lượng tái tạo

  • Đẩy nhanh phát triển nguồn điện từ NLTT (điện mặt trời, điện gió…)
  • Ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia.
  • Đối với 27 dự án điện MT/tổng công suất 4,136.25 MW chưa giao chủ đầu tư, đề nghị hội đồng thẩm định trước mắt chưa cho triển khai tiếp mà xem xét sau 2030.
  • Điện mặt trời thực hiện theo có chế mua bán điện trực tiếp DPPA thí điểm khoảng 1,000 MW.

Nhiệt điện

  • Phát triển các nhà máy nhiệt điện trên cơ sở đảm bảo tỷ trọng cần thiết của các nguồn chạy nền.
  • Đối với nhiệt điện than: Chỉ thực hiện các dự án đã có trong QH điện VII điều chỉnh và đang đầu tư xây dựng đến năm 2030. Dừng hoạt động các nhà máy có tuổi thọ trên 40 năm nếu không thể chuyển đổi nhiên liệu. Đến năm 2050, không còn sử dụng than để phát điện.
  • Đối với nhiệt điện khí: Ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước cho phát điện, trong trường hợp nguồn khí trong nước suy giảm thì nhập bổ sung bằng khí tự nhiện hoặc LNG.

Nhu cầu đầu tư vốn và quan điểm

Nhu cầu đầu tư vốn cho phát triển nguồn và lưới điện

  • 2021 – 2030: 134.7 tỷ USD, trong đó nguồn điện 119.8 tỷ USD (trung bình 12 tỷ USD/năm), lưới điện 15 tỷ USD (trung bình 1.5 tỷ USD/năm).
  • 2031 – 2050: 399.2 – 523.1 tỷ USD, trong đó nguồn điện 364.4 – 511.2 tỷ USD (trung bình 18.2 – 24.2 tỷ USD/năm), lưới điện 34.8 – 38.6 tỷ tỷ USD (trung bình 1.7 – 1.9 tỷ USD/năm).

Quan điểm

  • Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu tăng gấp đôi công suất nguồn phát từ trong giai đoạn từ đây tới 2030, trong đó chủ yếu đến từ việc bổ sung công suất từ điện gió (27,880 MW), nhiệt điện LNG (22,400 MW), tiếp đến là thủy điện, nhiệt điện khí và cuối cùng là nhiệt điện than. Trong khi đó, việc phát triển các dự án điện mặt trời sẽ khá hạn chế.
  • Quy hoạch điện VIII là văn bản pháp lý quan trọng giúp các chủ đầu tư các dự án điện gió đẩy nhanh tiến độ các dự án. Quy hoạch điện VIII nếu được ban hành (sau rất nhiều lần dự thảo) sẽ có tác động tích cực tới các chủ đầu tư có kinh nghiệm phát triển các dự án NLTT như BCG, PC1, HDG, REE, GEG.

Xem báo cáo chi tiết tại: Morning Note_230508