NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM: ƯỚC TÍNH LỢI NHUẬN Q2/2021 | Yuanta Việt Nam
Flower
  • VN-Index

    1204.97

    27.57 (+2.34%)
  • HNX-Index

    227.57

    4.94 (+2.22%)
  • UPCOM-Index

    88.33

    0.82 (+0.94%)
  • VN30-Index

    1233.72

    33.35 (+2.78%)
  • VNDiamond

    2104.54

    81.87 (+4.05%)
  • VNFinlead

    1986.72

    34.69 (+1.78%)
  • VNMidcap

    1806.27

    55.03 (+3.14%)
  • VNSmallcap

    1390.21

    29.16 (+2.14%)
Trang chủPhân tích & Nghiên cứuPhân tích ngànhNGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM: ƯỚC TÍNH LỢI NHUẬN Q2/2021

21/06/2021 - 10:27

NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM: ƯỚC TÍNH LỢI NHUẬN Q2/2021

Chuyên viên phân tích: Tánh Trần 

Tiêu điểm

Tăng trưởng tín dụng hồi phục trong Q2/2021. Trong 5T2021, tăng trưởng tín dụng của toàn ngành đạt 4,7% YTD, hơn gấp đôi so với 2,0% YTD của giai đoạn 5T2020. Thu nhập lãi ròng Q2/2021 sẽ tăng so với cùng kỳ năm trước do mức tăng trưởng tín dụng cao hơn. Hầu hết các ngân hàng đều đã đạt hạn mức tín dụng ban đầu, và chúng tôi cho rằng NHNN sẽ tiếp tục nới rộng hạn mức tín dụng, đặc biệt đối với các ngân hàng có nguồn vốn mạnh như TCB, VPB, HDB, và MBB.

Chúng tôi kỳ vọng NIM sẽ cải thiện trong Q2/2021 nhờ vào mức tăng trưởng tín dụng cao và chi phí huy động vốn thấp. Tuy nhiên, thanh khoản hệ thống ngân hàng có dấu hiệu suy giảm, được thể hiện qua sự gia tăng của lãi suất liên ngân hàng. Lãi suất qua đêm đã tăng 81 điểm cơ bản YTD và lãi suất liên ngân hàng kỳ hận 1 tháng tăng 1,1 điểm phần trăm YTD. Thanh khoản suy giảm có thể khiến lãi suất tăng, nhưng chúng tôi kỳ vọng NHNN sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ ít nhất cho đến cuối năm. Điều này sẽ giúp giảm chi phí huy động vốn của các ngân hàng và cả lãi suất cho vay. Do đó, chúng tôi dự báo NIM năm 2021E sẽ đi ngang hoặc cao hơn một chút so với năm 2020.

Chúng tôi kỳ vọng thu nhập phí trong Q2/2021 sẽ tăng nhờ vào doanh thu bancassurance và việc ghi nhận khoản phí trả trước của các ngân hàng như ACB, CTG, MSB và VCB.

Tuy nhiên, khoản trích lập dự phòng có thể tăng trong Q2/2021, đặc biệt là tại các ngân hàng có tỷ lệ LLR tương đối thấp (xem biểu đồ thứ 2 nằm ở lề trái). Theo quan điểm của chúng tôi, mặc dù Thông tư 03/2021/TT-NHNN yêu cầu các ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng cho các khoản nợ tái cơ cấu trong vòng 3 năm, nhưng việc tăng dự phòng ở thời điểm hiện tại để hạn chế tác động khi nợ xấu gia tăng trong tương lai là một chính sách thận trọng cần thiết.

Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng trong Q2/2021 sẽ tốt, nhưng không cao như Q1 do dự phòng được dự báo sẽ gia tăng so với quý trước.

Chúng tôi tập trung vào các ngân hàng chất lượng như VCB, MBB, ACB. Theo quan điểm của chúng tôi, VCB vẫn là ngân hàng có chất lượng cao nhất dựa theo bảng xếp hạng CAMEL và VCB xứng đáng với mức định giá cao. Chúng tôi đã đưa MBB vào danh sách các lựa chọn hàng đầu hồi tháng 3 nhờ vào chất lượng và mức định giá thấp trước đó; tuy nhiên, giá cổ phiếu MBB đã tăng 67% YTD và hiện cao hơn 14% so với giá mục tiêu của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi không khuyến nghị nhà đầu tư mua đuổi cổ phiếu ở giai đoạn này.

Xem chi tiết tại: Banks Earnings Preview_2Q21 (Trans ver)[15738]