XẾP HẠNG NGÂN HÀNG 2Q20 THEO MÔ HÌNH CAMEL: TẬP TRUNG VÀO CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN GIỮA TÌNH HÌNH VĨ MÔ BẤT ỔN | Yuanta Việt Nam
Flower
  • VN-Index

    1177.4

    -12.82 (-1.08%)
  • HNX-Index

    222.63

    -2.68 (-1.19%)
  • UPCOM-Index

    87.51

    -0.51 (-0.58%)
  • VN30-Index

    1200.37

    -6.27 (-0.52%)
  • VNDiamond

    2022.67

    3.71 (+0.18%)
  • VNFinlead

    1952.03

    -8.32 (-0.42%)
  • VNMidcap

    1751.24

    -21.98 (-1.24%)
  • VNSmallcap

    1361.05

    -15.96 (-1.16%)
Trang chủPhân tích & Nghiên cứuPhân tích ngànhXẾP HẠNG NGÂN HÀNG 2Q20 THEO MÔ HÌNH CAMEL: TẬP TRUNG VÀO CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN GIỮA TÌNH HÌNH VĨ MÔ BẤT ỔN

14/08/2020 - 09:22

XẾP HẠNG NGÂN HÀNG 2Q20 THEO MÔ HÌNH CAMEL: TẬP TRUNG VÀO CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN GIỮA TÌNH HÌNH VĨ MÔ BẤT ỔN

CÁC NGÂN HÀNG VIT NAM: XP HNG 2Q20 THEO MÔ HÌNH CAMEL 

TP TRUNG VÀO CHT LƯỢNG TÀI SN GIA TÌNH HÌNH VĨ MÔ BT N   

 Chuyên viên phân tích: Trn Văn Tánh  

Tiêu đim       

Chúng tôi đã cập nhật xếp hạng 18 ngân hàng niêm yết Việt Nam dựa trên mô hình CAMEL – phương pháp phân tích cơ bản các ngân hàng tập trung vào Nguồn vốn, Chất lượng tài sản, Năng lực quản trị, Lợi nhuận và Tính thanh khoản. Để biết thêm chi tiết về mô hình CAMEL, vui lòng xem báo cáo của chúng tôi có tiêu đề “Phân tích mô hình CAMEL của các ngân hàng Việt Nam – Mặt tốt, mặt xấu và vấn đề định giá”. Xếp hạng được cập nhật trong báo cáo này dựa trên báo cáo tài chính chưa được kiểm toán 2Q20, trong khi báo cáo lần đầu của chúng tôi dựa trên kết quả đã kiểm toán năm 2018. Bảng 9 trong báo cáo này trình bày chi tiết điểm số 63 chỉ số cơ bản của từng ngân hàng niêm yết. Khách hàng cần thêm thông tin về các chỉ số cơ bản hay dữ liệu nào khác vui lòng liên hệ với chúng tôi. 

VCB vẫn giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng theo mô hình CAMEL của chúng tôi. Sau khi điều chỉnh giảm khuyến nghị đối với VCB xuống NẮM GIỮ-Kém khả quan, lựa chọn hàng đầu của chúng tôi hiện nay là MBB. 

Chủ đề và sự kiện. KQKD 2Q20 của 18 ngân hàng niêm yết được hỗ trợ bởi việc giảm trích lập dự phòng. Trích lập dự phòng trong 2Q20 toàn ngành giảm -19% QoQ / -10% YoY. Tỷ lệ NIM trên trung bình tổng tài sản trong quý 2 là 2,98% (-26 điểm cơ bản so với năm 2019). LNST của các NH mẹ quý 2 tăng + 16% QoQ / + 22% YoY. Tiền gửi CASA giảm -2% so với năm 2019. 

Xu hướng và rủi ro. Lợi nhuận của ngân hàng trong các quý sau có khả năng phải đối mặt với áp lực do đại dịch. Tỷ lệ nợ xấu được công bố không phản ánh đầy đủ chất lượng tài sản cơ bản do các chính sách hỗ trợ của NHNN. Do đó, chi phí tín dụng và tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) là chỉ báo chính để theo dõi chất lượng tài sản trong năm 2020.Các ngân hàng có tỷ lệ LLR cao đang có sự chuẩn bị tốt hơn để đối phó với khả năng chất lượng tài sản suy giảm trong các quý sắp tới. 

VCB (NM GI-Kém kh quan) vẫn giữ nguyên vị trí số 1 theo mô hình CAMEL. Chất lượng tài sản của VCB rất tốt nhờ tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) cao nhất trong ngành ở mức 254% (+20 điểm phần trăm (ppt) QoQ/ +78 ppt YoY). Điều này cho thấy VCB đã thận trọng việc xây dựng nền tảng vững chắc để đối mặt với sự suy giảm chất lượng tài sản có thể xảy ra do dịch bệnh Covid-19. Theo quan điểm của chúng tôi, VCB vẫn là ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam và việc chúng tôi đưa ra khuyến nghị NẮM GIỮ-Kém khả quan hoàn toàn do định giá của ngân hàng đã ở mức tương đối cao. 

TCB (Không đánh giá), ACB (Không đánh giá) và MBB (MUA) tiếp tục lọt vào top 4. Tất cả bốn ngân hàng hàng đầu đều có chất lượng tài sản tốt theo mô hình CAMEL, trong đó VCB và MBB xếp hạng cao nhất trong phạm vi đánh giá của chúng tôi. 

KQKD quý 2 của các ngân hàng được thúc đẩy chủ yếu bởi việc giảm trích lập dự phòng, và chúng tôi cho rằng kết quả này không ổn định do nợ xấu có khả năng tăng lên trong các quý sau. Nợ xấu được các ngân hàng công bố không phản ánh đầy đủ về chất lượng tài sản, đặc biệt với chính sách hỗ trợ từ phía NHNN cho các đối tượng vay bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng nợ xấu sẽ tăng đáng kể khi chính sách hỗ trợ kết thúc, có thể xảy ra vào đầu năm 2021. Khi đó, chúng tôi cho rằng các ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) thấp sẽ phải đối mặt với áp lực trích lập dự phòng đáng kể (xem biểu đồ 2 để thấy tỷ lệ LLR của các ngân hàng niêm yết). 

Trong tình hình kinh tế ảm đạm hiện nay, lợi nhuận có thể không phản ánh đầy đủ chất lượng kết quả hoạt động kinh doanh. Thay vào đó, các nhà đu tư nên tp trung vào các ch s cht lượng tài sn như chi phí tín dng và t l bao ph n xu (LLR). Vì vy, nhà đu tư nên tp trung vào các ngân hàng có t l LLR cao như VCB (NM GI-Kém kh quan), MBB (MUA), ACB (Không đánh giá). 

Xem chi tiết tại: Banks_CAMEL_2Q20_Updated (Trans ver)