XẾP HẠNG Q2/2021 THEO MÔ HÌNH CAMEL: TĂNG CƯỜNG TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG | Yuanta Việt Nam
Flower
  • VN-Index

    1177.4

    -12.82 (-1.08%)
  • HNX-Index

    222.63

    -2.68 (-1.19%)
  • UPCOM-Index

    87.51

    -0.51 (-0.58%)
  • VN30-Index

    1200.37

    -6.27 (-0.52%)
  • VNDiamond

    2022.67

    3.71 (+0.18%)
  • VNFinlead

    1952.03

    -8.32 (-0.42%)
  • VNMidcap

    1751.24

    -21.98 (-1.24%)
  • VNSmallcap

    1361.05

    -15.96 (-1.16%)
Trang chủPhân tích & Nghiên cứuPhân tích ngànhXẾP HẠNG Q2/2021 THEO MÔ HÌNH CAMEL: TĂNG CƯỜNG TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG

25/08/2021 - 08:31

XẾP HẠNG Q2/2021 THEO MÔ HÌNH CAMEL: TĂNG CƯỜNG TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG

CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM: XẾP HẠNG Q2/2021 THEO MÔ HÌNH CAMEL

TĂNG CƯỜNG TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG

Chuyên viên phân tích: Tánh Trần 

Tiêu điểm

VCB (MUA) tiếp tục là ngân hàng đứng đầu bảng xếp hạng theo mô hình CAMEL của chúng tôi. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) của VCB đạt 352% (+73ppt QoQ/ +98ppt YoY), đây là tỷ lệ LLR cao nhất ngành. Điều này cho thấy chiến lược thận trọng của VCB nhằm hạn chế sự suy giảm chất lượng tài sản trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ COVID-19. ACB (MUA) đã thay thế TCB để xếp vị trí thứ 2, theo sau đó là MBB (MUA). VCB, ACB và MBB là những ngân hàng có chất lượng tốt nhất trong danh sách khuyến nghị của chúng tôi.

STB (NẮM GIỮ – Kém khả quan) đã tăng lên hạng 9 từ thứ hạng 10 trong bảng xếp hạng Q1/2021 của chúng tôi. ROE (LTM) của STB cải thiện lên 11,7% (so với mức 9,6% trong 2020). STB đã bán 81,56 triệu cổ phiếu quỹ (4,3% vốn điều lệ) và thu về 2,4 nghìn tỷ đồng, giúp ngân hàng tăng thêm nguồn vốn. CAR Q2/2021 tăng nhẹ lên 9,8% (so với 9,5% trong 2020).

HDB (MUA) đã tăng lên hạng 10 từ thứ hạng 13 trong bảng xếp hạng Q1/2021 của chúng tôi. Chất lượng tài sản cải thiện với tỷ lệ nợ xấu (NPL) giảm còn 1,21% (-30bps QoQ/ -34bps YoY).

Lợi nhuận Q2/2021 của toàn ngành được thúc đẩy bởi thu nhập lãi ròng, thu nhập phí tăng và khoản thu hồi nợ xấu cao. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng đã tăng cường trích lập dự phòng nhằm hạn chế sự suy giảm của chất lượng tài sản – điều này là rất quan trọng, theo quan điểm của chúng tôi. Tổng dự phòng đạt 33 nghìn tỷ đồng (+55% QoQ/+83% YoY).

Tỷ lệ LLR của toàn ngành tăng +20ppt YTD, đạt 123%. Tuy nhiên, tỷ lệ NPL của toàn ngành cũng tăng nhẹ +2bps, đạt 1,40%.

Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị tập trung vào các ngân hàng chất lượng có tỷ lệ LLR cao như VCB, MBB và ACB do tác động của đại dịch. Trong 4 lựa chọn hàng đầu của chúng tôi, VCB vẫn tiếp tục là ngân hàng có chất lượng tốt nhất và có mức định giá tương xứng với vị thế đầu ngành theo quan điểm của chúng tôi.

Xem chi tiết tại: Banks_CAMEL_2Q21_Updated (Trans ver)