10 cách thoát khỏi áp lực tài chính - Ai cũng nên biết | Yuanta Việt Nam
Flower
  • VN-Index

    1204.97

    27.57 (+2.34%)
  • HNX-Index

    227.57

    4.94 (+2.22%)
  • UPCOM-Index

    88.33

    0.82 (+0.94%)
  • VN30-Index

    1233.72

    33.35 (+2.78%)
  • VNDiamond

    2104.54

    81.87 (+4.05%)
  • VNFinlead

    1986.72

    34.69 (+1.78%)
  • VNMidcap

    1806.27

    55.03 (+3.14%)
  • VNSmallcap

    1390.21

    29.16 (+2.14%)
Trang chủTin tứcBlogTự do tài chính10 cách thoát khỏi áp lực tài chính

09/05/2023 - 09:57

10 cách thoát khỏi áp lực tài chính

Cách thoát khỏi áp lực tài chính trong giai đoạn trưởng thành hết sức quan trọng. Vì nó là bệ phóng cho tài chính tương lai của bạn và gia đình bạn sau này. Bài viết này sẽ cho bạn 10 lời khuyên hữu ích về cách thoát khỏi áp lực tài chính

Thống kê lại tài chính của bạn

Một trong 10 lời khuyên hữu ích về cách thoát khỏi áp lực tài chính là bạn cần nắm rõ bức tranh tài chính của bản thân. Bạn hãy kiểm kê lại tất cả các nguồn tiền mặt, tiền ngân hàng và các tài sản khác. Ngoài ra, bạn cần xác định chính xác các khoản nợ bản thân đang vay như vay ngân hàng để mua nhà, mua xe. 

Kiểm kê lại tài chính của bản thân

Kiểm kê lại tài chính của bản thân

Việc bạn kiểm kê chính xác tài chính hiện tại nhằm xác định bạn có đang bị áp lực tài chính hay không. Theo đó, áp lực tài chính là một trạng thái mà con người mong muốn mua nhiều thứ, tuy nhiên tài chính hiện tại không đủ chi tiêu cho thứ họ muốn. Việc kiểm kê lại tài sản bản thân đang sở hữu giúp bạn xác định được vị trí của mình đang ở đâu so với mục tiêu bạn muốn đạt được.

Kiểm soát chi tiêu hằng tháng

Một cách cơ bản nhưng mà hữu hiệu để thoát khỏi áp lực tài chính là việc kiểm soát chi tiêu cá nhân của bản thân. Bạn có thể bắt đầu bằng việc lập bảng ngân sách cho các khoản chi tiêu cần thiết trong tháng để kiểm soát thu nhập và quản lý dòng tiền một cách hiệu quả. 

Công nghệ phát triển do đó bạn có nhiều cách để lập bảng ngân sách chi tiêu hằng tháng như:

  • Ứng dụng của internet banking của các ngân hàng
  • Lập bảng ngân sách thông qua phần mềm Excel
  • Ứng dụng quản lý chi tiêu trên điện thoại
Lập bảng ngân sách chi tiêu cá nhân

Lập bảng ngân sách chi tiêu cá nhân

Để lập bảng ngân sách chi tiêu cá nhân bạn cần lưu ý một số điều: 

  • Xác định được 3 nội dung cơ bản: nhu cầu thiết yếu, nhu cầu chi tiêu cá nhân và đầu tư tích lũy/tiết kiệm.
  • Xác định đầy đủ các khoản thu và chi cố định
  • Gắn việc chi tiêu với từng cột mốc thời gian nhất định

Cắt giảm các chi phí không cần thiết

Sau khi đã lập bảng ngân sách chi tiêu để kiểm soát chi tiêu hằng tháng. Bạn dựa vào bảng ngân sách đó qua 1 tháng để nhìn thấy được bản thân đang chi tiêu quá nhiều vào khoản mục nào. Xem xét việc chi tiêu vào các khoản mục đó có thực sự hợp lý hoặc cần thiết hay chưa. Từ đó, ra quyết định cắt giảm chi phí. 

Quyết định cắt giảm các chi phí không hợp lý

Quyết định cắt giảm các chi phí không hợp lý

Ngoài ra bạn có thể cắt giảm một số chi phí để phù hợp với ngân sách của mình và tiết kiệm để tích lũy đầu tư:

  • Chi phí cho việc ăn uống: Thay vì bạn thường xuyên ăn ngoài hàng quán thì có thể tự nấu cơm và mang cơm đi làm. Đi chợ thì mua các thực phẩm phù hợp với túi tiền của mình. 
  • Hạn chế mua sắm các vật dụng, thiết bị không cần thiết
  • Hạn chế việc mua sắm quần áo, phụ kiến

Tăng các nguồn thu nhập 

Để thoát khỏi áp lực tài chính một cách nhanh nhất là tăng nguồn thu nhập của bản thân. Bạn là dân văn phòng với mức lương hằng tháng cố định thì việc để tăng thu nhập cho công việc của mình thực sự khó. Vì vậy, ngoài việc làm chính tại công ty bạn cần tìm cho mình một số ngành phụ như

  • Bán hàng online
  • Làm freelance
  • Cộng tác viết content
  • Đầu tư

Ngoài nguồn thu nhập chính thì cần có những nguồn thu nhập thu động để tăng thu nhập cho bản thân. Việc có được nguồn thu nhập thụ động sẽ sớm giúp bạn thoát khỏi áp lực tài chính

Học hỏi ngoại ngữ mới

Bạn cần nắm được tầm quan trọng của ngoại ngữ trong việc thăng tiến sự nghiệp của mình. Nền kinh tế ngày càng hội nhập và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Theo đó, ngoại ngữ trở thành một kỹ năng, một thế mạnh cho một vị trí việc làm với mức thu nhập cao.

Bạn nên học thêm một ngoại ngữ mới

Bạn nên học thêm một ngoại ngữ mới

Hiện tại Việt Nam có nhiều công ty đa quốc gia có vốn đầu tư vào nước ngoài như Mỹ,Trung Quốc, Nhật, Hàn,…các ông lớn này luôn trọng dụng nhân tài mạnh về kỹ năng nghiệp vụ mà còn tốt về ngoại ngữ. Do đó, để tăng nguồn thu nhập cho bản thân bạn cần trau dồi thêm một ngôn ngữ mới để có cơ hội phát triển sự nghiệp.

Không để tiền nhàn rỗi

Hằng tháng ngoài các khoản chi tiêu ra, bạn sẽ có một khoản tiền tiết kiệm nhất định. Do đó, đừng bao giờ để tiền tiết kiệm của mình được nhàn rỗi. Bạn có thể tìm đến các kênh đầu tư ít rủi ro nhất như gửi tiền tiết kiệm, đầu tư mua vàng. Đây được xem là hai kênh đầu tư cho các bạn có khoản tiền tiết kiệm ít, chưa biết dự định đầu tư vào đâu.

Xây dựng ngân sách dự phòng

Xây dựng ngân sách dự phòng là một cách thoát khỏi áp lực tài chính được nhiều người áp dụng để giải quyết các vấn đề tài chính sẽ xảy ra trong tương lai. Bạn cần xây dựng một ngân sách dự phòng cho chi phí ốm đau, bệnh tật, tai nạn, thất nghiệp hoặc các trường hợp khẩn cấp. Các bạn trẻ thường không tự chủ động lập một ngân sách dự phòng nên luôn để bản thân phải đối mặt với áp lực tài chính trong các trường hợp khẩn cấp.

Cần xây dựng một quỹ dự phòng

Chia sẻ áp lực tài chính với bạn bè, gia đình

Nếu bạn đang chịu áp lực tài chính thì hãy thử chia sẻ điều đó với bạn bè, gia đình của bạn. Biết đâu họ có thể chia sẻ cho bạn một số cách hay mà họ từng gặp phải như hoàn cảnh của bạn. Hoặc họ có thể giúp cho bạn vượt qua khó khăn tài chính hiện tại. Việc bạn chia sẻ áp lực tài chính của mình với mọi người thì ít nhất bạn cũng gỡ bỏ được áp lực tâm lý dồn nén bên trong con người bạn.

Không sử dụng thẻ tín dụng

Bạn sử dụng thẻ tín dụng là con dao hai lưỡi có thể làm cho bạn bị áp lực tài chính. Sử dụng thẻ tín dụng khiến chi tiêu của bạn vượt qua thu nhập. Thẻ tín dụng mang đến nhiều ưu điểm cho người dùng như: Thanh toán linh hoạt và hạn chế rủi ro khi mang tiền mặt, dễ dàng mua sắm với nhiều ưu đãi hấp dẫn,…

Tuy nhiên nó lại là con dao hai lưỡi cho ngân sách chi tiêu của bạn. Bạn không dùng tiền mặt để chi tiêu trực tiếp nên khó kiểm soát được chi tiêu. Chỉ cần một cái quẹt thẻ thì bạn đã có thể mua hàng tá đồ mang về nhà. Ngoài ra, việc chi tiêu trên khoảng tiền mà bạn chưa có sẵn dễ dẫn đến việc chi tiêu quá đà, vượt mức chi dự kiến của bản thân.

Không nên sử dụng thẻ tín dụng

Không nên sử dụng thẻ tín dụng

Xem xét lại thu nhập, chi tiêu hằng tháng

Bạn cần xem xét lại thu nhập, chi tiêu hằng tháng vì đây là hai yếu tố quan trọng giúp bạn xây dựng được bức tranh tài chính của bản thân. Bạn xem xét để cần điều chỉnh chi tiêu cho phù hợp cũng như việc cần thiết phải tăng thu nhập. 

Áp lực tài chính hình thành do bản thân có nhu cầu nhưng chưa được đáp ứng. Do đó, cách để thoát khỏi áp lực tài chính là bạn xem xét thu nhập chi tiêu của mình so với nhu cầu thì cần bao lâu để đạt được. Từ đó, xây dựng một lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn

Trên đây là 10 lời khuyên hữu ích về cách thoát khỏi áp lực tài chính mà bạn có thể tham khảo. Việc quản lý tài chính tốt là một bước đệm giúp bạn không lâm vào cảnh bị áp lực tài chính. Do đó, hãy cố gắng cân bằng chi, tiêu và tạo ra một khoản tiết kiệm phù hợp cho bản thân. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.