CE trong chứng khoán là gì? Cách tính giá Trần | YSVN
Flower
  • VN-Index

    1174.85

    -18.16 (-1.52%)
  • HNX-Index

    220.8

    -5.4 (-2.39%)
  • UPCOM-Index

    87.16

    -0.99 (-1.12%)
  • VN30-Index

    1194.03

    -16.71 (-1.38%)
  • VNDiamond

    1995.61

    -35.75 (-1.76%)
  • VNFinlead

    1914.51

    -22.58 (-1.17%)
  • VNMidcap

    1731.28

    -41.22 (-2.33%)
  • VNSmallcap

    1357.83

    -27.25 (-1.97%)
Trang chủTin tứcBlogKiến thức chứng khoánCE trong chứng khoán là gì? Phân biệt giá trần, giá sàn và giá tham chiếu

21/05/2023 - 21:19

CE trong chứng khoán là gì? Phân biệt giá trần, giá sàn và giá tham chiếu

CE trong chứng khoán là gì chính là thắc mắc chung của nhiều người khi bước đầu tham gia vào thị trường này. Đây là một thuật ngữ chuyên ngành, nền tảng và vô cùng quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Nếu bạn còn đang loay hoay không biết khái niệm này là gì, thì ngay sau đây sẽ là toàn bộ những thông tin về CE trong chứng khoán mà bạn cần nắm rõ.

1/ CE trong chứng khoán là gì?

Trong lĩnh vực tài chính đầu tư, CE là viết tắt của từ Ceiling, trong tiếng Việt có nghĩa là giá trần( thường ghi kèm với giá). Trong mỗi phiên giao dịch đều có giới hạn biên độ giá, khi giá cổ phiếu tăng đến hết biên độ trong phiên giao dịch ngày hôm đó thì được gọi là tăng trần. 

Nói một cách dễ hiểu chính là: CE chính là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong một ngày giao dịch. Mọi mức giá được đưa ra đều không được phép vượt quá mức giá đó.

CE là một khái niệm cốt lõi trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán

CE là một khái niệm cốt lõi trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán

CE luôn xuất hiện trên bảng chứng khoán cùng những chỉ số khác, và đây là cách đọc chỉ số CE trong bảng chứng khoán.

Hình ảnh minh họa cho một bảng chứng khoán điển hình tại Việt Nam

Hình ảnh minh họa cho một bảng chứng khoán điển hình tại Việt Nam

  • Cột đầu tiên chính là mã chứng khoán hay còn được gọi là cổ phiếu.
  • Cột thứ hai là mã tham chiếu của sản phẩm (cổ phiếu).
  • Cột thứ ba là giá trần-CE, thường có màu tím khi hiển thị.
  • Cột thứ 4 là giá sàn
  • Ngoài ra là một số trị số đáng chú ý khác

2/ Ý nghĩa của chỉ số CE trong chứng khoán

 Chỉ số CE vô cùng quan trọng

Chỉ số CE vô cùng quan trọng

Do đặc thù là một chỉ số cốt lõi trong lĩnh vực đầu tư tài chính, Chỉ số CE có một số ý nghĩa quan trọng, gồm: 

a/ CE tăng tính ổn định cho thị trường

Thị trường chứng khoán với đặc thù luôn luôn biến động rất cần một cơ chế đảm bảo tính ổn định. Vì thế, Nhà nước đã đặt ra chỉ số CE nhằm một đích chủ yếu chính là ổn định thị trường này. CE sẽ đảm bảo cho tình trạng nâng giá hoặc hạ giá quá mức sẽ không được diễn ra. Nhờ đó, thị trường chứng khoán sẽ luôn được giữ tỏng tình trạng cân bằng và bình ổn. 

Nhờ có CE mà tính ổn định của thị trường luôn ổn định

Nhờ có CE mà tính ổn định của thị trường luôn ổn định

b/ CE sẽ hỗ trợ thiết lập một thị trường nhất quán và minh bạch

Chứng khoán chính là một trong những thị trường đặc biệt và khó nắm bắt. Vì thế, CE có vai trò sẽ giúp thị trường này được thống nhất và quy chuẩn hơn. Nhờ có chỉ số CE, sẽ giúp hạn chế việc chênh lệch giá cả giữa các sàn chứng khoán khác nhau. Và việc công khai giá trần cũng giúp mọi giao dịch trở nên rõ ràng và chính xác.

Đảm bảo một thị trường nhất quán và minh bạch là vô cùng quan trọng

Đảm bảo một thị trường nhất quán và minh bạch là vô cùng quan trọng

c/ CE giúp tăng cường và đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư

Chỉ số CE giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định thị trường cũng như thiết lập một môi trường đầu tư nhất quán, công khai, minh bạch. Nhờ đó, quyền lợi của nhà đầu tư cũng sẽ được đảm bảo tối đa. Bởi một khi có được một mức giá tiêu chuẩn, các nhà đầu tư sẽ chủ động hơn trong việc giao dịch cổ phiếu sao cho đạt lợi nhuận cao nhất có thể.

CE sẽ giúp các nhà đầu tư an tâm trong giao dịch

CE sẽ giúp các nhà đầu tư an tâm trong giao dịch

3/ Phân biệt giá trần, giá sàn và giá tham chiếu

 Bảng so sánh 3 giá trị giá trần, giá sàn và giá tham chiếu

Đặc điểm so sánhKí hiệuKhái niệmỨng dụngCông thức tính
Giá trầnCEMức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong một ngày giao dịchĐảm bảo mỗi mức giá của lệnh giao dịch (mua hoặc bán) đều không cao hơn giá trị này. Thường được hiển thị bằng màu tím trên bảng chứng khoán.Giá trần = Giá tham chiếu x ( 1 + biên độ giao động )
Giá sànFLMức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong một ngày giao dịchĐảm bảo mỗi mức giá của lệnh giao dịch (mua hoặc bán) đều không thấp hơn giá trị này. Thường được hiển thị bằng màu xanh lam trên bảng chứng khoán.Giá sàn = Giá tham chiếu x ( 100% – biên độ giao động )
Giá tham chiếuĐCGNMức giá khớp của lần giao dịch cuối cùng của ngày giao dịch trước đóCơ sở để sác định giá trần, giá sàn của ngày giao dịch hiện tại. Thường được hiển thị bằng màu vàng trên bảng chứng khoán.Tùy sàn giao dịch

Giá trần, giá sàn và giá tham chiếu là 3 khái niệm quan trọng trong chứng khoán

Mặc dù giá trần, giá sàn và giá tham chiếu là 3 chỉ số hoàn toàn khác nhau nhưng lại có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Giá trần, giá sàn chính là yếu tố để xác định giá tham chiếu và ngược lại. Cả ba cùng hỗ trợ, tác động lẫn nhau nhằm đảm bảo cho một thị trường chứng khoán phát triển  bền vững.

4/ Cách xác định chính xác chỉ số CE trong chứng khoán

Trên là những thông tin cơ bản về CE bao gồm CE là gì, cũng như đặc điểm và tầm quan trọng của chỉ số này. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách để xác định chính xác chỉ số CE.

a/ Công thức tính chỉ số CE

Công thức tổng quát nhất để tính chỉ số CE là: 

CE  = Giá tham chiếu x ( 1 + Biên độ giao dịch )

        

Trong đó:

CE: là giá trần

Giá tham chiếu: là giá của phiên đóng của gần nhất

Biên độ giao dịch: là số phần trăm tăng cao nhất hoặc giảm thấp nhất của cổ phiếu trong một ngày giao dịch.

b/ Quy tắc làm tròn chỉ số CE

Do những con số được tính toán phần lớn là số lẻ, nên chỉ số CE được tính ra cũng rất có thể là số lẽ. Do đó, để thuận lợi hơn cho quá trình tính toán và phân tích dữ liệu sau tính toán, có một số quy tắc làm tròn CE như sau:

  • Giá trị biên độ phải phù hợp với quy định của bước giá chia hết.
  • Giá trị biên độ làm tròn phải bé hơn giá trị biên độ lý thuyết khi nhân với tỷ lệ % theo quy định của từng sàn giao dịch.
Làm tròn chỉ số CE giúp nhà đầu tư dễ dàng phân tích hơn

Làm tròn chỉ số CE giúp nhà đầu tư dễ dàng phân tích hơn

5/ Một số gợi ý để tận dụng tối đa lợi ích của CE mang lại

Không chỉ dừng lại ở việc hiểu được khái niệm CE là gì, mà các nhà đầu tư cũng rất cần biết cách xác định chỉ số CE đúng nhất. Ngoài ra, việc phân tích và vận dụng chỉ số CE cũng góp phần giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định chính xác và kịp thời. 

Tận dụng chỉ số CE để tăng cường hiệu quả đầu tư

Tận dụng chỉ số CE để tăng cường hiệu quả đầu tư

Chẳng hạn như dựa vào mức giá tham chiếu và giá trần vừa tính được, các nhà đầu tư sẽ cân nhắc đặt ra những mức giá mua bán sao cho hợp lý, tránh những rủi ro không đáng có do vung tay quá trán. Cũng nhờ vào chỉ số CE, nhà đầu tư có thể quyết định rằng thời điểm nào là thích hợp để mua hoặc bán, cũng như có nên mua hoặc bán loại cổ phiếu này hay không, … làm sao để thu lợi cao nhất.

Việc thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường chứng khoán nói riêng, hay sự tăng giảm của chỉ số CE nói riêng cũng giúp bận cập nhật tốt tình hình đầu tư tài chính. Chính vì những điều đó, bạn cũng sẽ trở nên khôn ngoan hơn trong mọi quyết định đầu tư, nắm bắt tốt mọi thời cơ và tạo nên giá trị. 

Kết luận

CE chính là một chỉ số cốt lõi trong chứng khoán mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải hiểu rõ và vận dụng tốt. Chú trọng vào CE sẽ giúp bạn tăng cường tư duy, nhạy bén với thị trường cũng, nâng cao lợi nhuận và hiệu quả đầu tư. Trên đây bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.