Flower
  • VN-Index

    1290.18

    7.09 (+0.55%)
  • HNX-Index

    243.92

    1.07 (+0.44%)
  • UPCOM-Index

    91.48

    0.3 (+0.33%)
  • VN30-Index

    1303.2

    14.43 (+1.12%)
  • VNDiamond

    2156.47

    19.54 (+0.91%)
  • VNFinlead

    2135.92

    34.45 (+1.64%)
  • VNMidcap

    1947.6

    8.21 (+0.42%)
  • VNSmallcap

    1530.66

    3.89 (+0.25%)
Trang chủTin tứcBlogKiến thức chứng khoánChứng khoán phái sinh là gì? Phân loại Chứng khoán phái sinh

03/12/2021 - 11:03

Chứng khoán phái sinh là gì? Phân loại Chứng khoán phái sinh

Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán phái sinh đã chính thức đi vào hoạt động vào năm 2017. Đây là một sản phẩm chứng khoán nợ có thể giao dịch trong ngày và sinh lợi nhuận theo cả 2 chiều hướng biến động tăng và giảm của thị trường. Một sản phẩm đem lại lợi nhuận hấp dẫn và đáng quan tâm cho các nhà đầu tư. Để nắm rõ hơn những thông tin kiến thức về Chứng khoán phái sinh quý nhà đầu tư hãy cùng Yuanta Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chứng khoán phái sinh là gì? Phân loại Chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là gì? Phân loại Chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là gì?

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 nêu cụ thể định nghĩa là:

“Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.”

Có thể hiểu chứng khoán phái sinh là một loại chứng khoán đặc biệt xuất phát từ một chứng khoán cơ sở và giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị, trạng thái của chứng khoán cơ sở đó. Nó không có vai trò tạo vốn cho nền kinh tế nhưng nó làm cho thị trường chứng khoán trở nên sôi động, làm tăng thêm tính hấp dẫn cho các loại chứng khoán phát sinh ra nó.

Đặc điểm của Chứng khoán phái sinh

Đặc điểm nổi bật của Chứng khoán phái sinh

Dưới đây Yuanta sẽ giới thiệu cho bạn một số đặc điểm nổi bật của Chứng khoán phái sinh như sau:

  • Mỗi loại chứng khoán phái sinh sẽ được thành lập dựa trên tối thiểu một loại tài sản cơ sở, trong đó giá trị của nó gắn liền với giá trị của phần tài sản cơ sở đó.
  • Loại chứng khoán này không phải để xác nhận quyền sở hữu với tài sản cơ sở mà chỉ là sự cam kết về nghĩa vụ và quyền giữa hai bên tham gia vào hợp đồng khi có những  phát sinh trong tương lai.
  • Chứng khoán phái sinh được xem là công cụ gắn liền với đòn bẩy tài chính. Do đó, việc đầu tư vào loại chứng khoán này chủ yếu là mang tính chất đầu tư vào sự biến động thị giá của tài sản chứ không đầu tư vào bất kỳ một loại tài sản thực tế nào.

Một số ưu và nhược điểm của Chứng khoán phái sinh

Ưu và nhược điểm của Chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là loại tài sản tài chính có rất nhiều ưu điểm và đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số rủi ro nhất định. Trong đó:

Ưu điểmĐòn bẩy cao
Có thể sinh lợi nhuận theo cả 2 chiều hướng biến động tăng và giảm của thị trường.
Không tốn thời gian chờ đợi chu kỳ thanh toán (T+0)
Hạn chế được các rủi ro biến động giá trên thị trường
Tính thanh khoản cao
Nhược điểmRủi ro cao
Thị trường biến động liên tục vì vậy cần phân tích một cách kỹ lưỡng để thu được lợi nhuận cao

Với những ưu và nhược điểm nêu trên, đây được xem là sản phẩm tài chính phù hợp với đối tượng nhà đầu tư giao dịch nhiều, có khả năng chấp nhận rủi ro cao và đã có kinh nghiệm đầu tư trên thị trường. Ngoài ra, loại chứng khoán này cũng phù hợp với các đơn vị, tổ chức để hedging, hiểu đơn giản khi đầu tư vào chứng khoán phái sinh đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có 1 khoản bảo hiểm cho tài sản trên thị trường chứng khoán cơ sở khi thị trường giảm.

Phân loại chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh chủ yếu bao gồm 5 loại chính, cụ thể như sau:

Phân loại Chứng khoán phái sinh

Quyền mua cổ phần (Rights) 

Khái niệm quyền mua cổ phần

Quyền mua cổ phần hay còn gọi là quyền tiên mãi (right) là một loại của chứng khoán phái sinh là quyền ưu tiên mua trước dành cho các cổ đông hiện hữu của một công ty cổ phần, được mua một số lượng cổ phần trong một đợt phát hành cổ phiếu phổ thông mới tương ứng với tỷ lệ cổ phần hiện có của họ trong công ty, tại một mức giá xác định (thường là thấp hơn giá thị trường) và trong một khoảng thời gian rất ngắn. 

Đặc điểm của quyền mua cổ phần 

  • Được phát hành kèm theo một đợt phát hành cổ phiếu thường, đối tượng là dành cho cổ đông hiện hữu.
  • Là một công cụ ngắn hạn (30-45 ngày) 
  • Mức giá xác định là giá ưu đãi thấp hơn giá thị trường hiện hành của cổ phiếu. Sở dĩ có sự chênh lệch này là vì hai lý do: (1) Rủi ro có thể xảy ra khi giá thị trường giảm trong thời hạn phát hành quyền và dẫn đến đợt phát hành không thành công. (2) Mức chênh lệch đáng kể này làm tăng tính hấp dẫn của đợt phát hành cổ phiếu mới.
  • Mỗi cổ phần đang lưu hành được đi kèm một quyền. Số lượng quyền cần thiết để mua một cổ phần mới sẽ được quy định tùy theo từng đợt phát hành. 

Mục đích của việc phát hành quyền mua cổ phần 

  • Bảo vệ quyền sở hữu và quyền kiểm soát của cổ đông hiện hữu.
  • Đáp ứng nhu cầu tăng vốn của công ty. Loại chứng khoán phái sinh này sẽ giúp công ty dễ dàng huy động được vốn để bổ sung, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hơn bởi các nhà đầu tư khi đã là cổ động của công ty thì đương nhiên họ có sự thẩm định lạc quan về công ty. Do đó khi công ty phát hành cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu với giá thấp hơn giá thị trường thì họ cũng sẽ dễ dàng chấp nhận mua cổ phiếu mới phát hành thêm, khiến việc huy động vốn của công ty được thực hiện nhanh chóng và thành công. 

Chứng quyền (Warrants)  

Chứng quyền là gì?

Khái niệm chứng quyền

Chứng quyền là một loại chứng khoán phái sinh cho phép người nắm giữ có thể mua được cổ phần của công ty phát hành ra nó với giá xác định trong một khoảng thời gian nhất định.

Chứng quyền rất giống với hợp đồng quyền chọn mua, nhưng chứng quyền được phát hành và bảo đảm bởi công ty, còn hợp đồng quyền chọn là công cụ không được phát hành bởi công ty. Thời gian hiệu lực của chứng quyền kéo dài hàng năm còn các hợp đồng quyền chọn chỉ được tính theo tháng.

Phân loại chứng quyền

Chứng quyền truyền thống (Traditional warrants)

Chứng quyền truyền thống được phát hành để đi kèm với Trái phiếu (còn được gọi là warrant-linked bond), và đại diện cho quyền được mua cổ phiếu của tổ chức phát hành Trái phiếu trên. Nói cách khác, công ty phát hành chứng quyền truyền thống cũng là công ty phát hành cổ phiếu. Chứng quyền có tác dụng như “chất xúc tác” để việc bán Trái phiếu trở nên dễ dàng hơn, và làm giảm tỷ lệ lãi suất mà công ty bán Trái phiếu sẽ phải dành cho khách hàng.

Chứng quyền không có Trái phiếu đi kèm (Naked warrants)

Được phát hành mà không cần phải có Trái phiếu đi kèm, và giống như chứng quyền truyền thống, naked warrants cũng được giao dịch trên Sở giao dịch Chứng kh.. Loại chứng quyền này thường được phát hành bởi ngân hàng hay các công ty Chứng khoán.

Chứng quyền do Chính phủ phát hành

Khi một cơ quan Nhà nước phát hành Séc mà lại không có khả năng trả bằng cà mặt (do thiếu tiền mặt), nhưng cơ quan đó lại có thể được trong tương lai cùng với nó mức lãi suất nhất định, thì loại Séc như thế cũng được gọi là chứng quyền.

Đặc điểm của chứng quyền

  • Khi loại chứng khoán phái sinh này được thực hiện, chúng tạo thành dòng tiền vào cho công ty và lan tăng số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường. 
  • Chứng quyền có thời hạn dài, thường là vài năm và thậm chí là vĩnh viễn (thời hạn dài hơn quyền mua cổ phần).
  • Với tư cách là người sở hữu chứng quyền, nhà đầu tư không có quyền cổ đông trong công ty, không được nhận cổ tức và không có quyền biểu quyết. Các điều khoản của chứng quyền được ghi rõ trên tờ chứng chỉ chứng quyền (thường là 1:1); giá thực hiện mua đối với mỗi cổ phiếu và ngày hết hạn hiệu lực của mỗi chứng quyền.
  • Tại thời điểm phát hành chứng quyền, giá mua cổ phiếu ghi trong chứng quyền bao giờ cũng cao hơn giá thị trường của cổ phiếu (thường khoảng 15%) và giá đó có thể cố định, có thể được tăng lên định kỳ.

Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract)

Hợp đồng kỳ hạn là gì?

>>> Xem thêm: Đáo hạn phái sinh là gì?

Khái niệm hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là một loại chứng khoán phái sinh dưới dạng một thỏa thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hóa với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay.

Trong hợp đồng kỳ hạn chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do 2 bên thỏa thuận với nhau, dựa theo những ước tính mang tính cá nhân.

Giá hàng hóa vào thời điểm giao nhận có thể thay đổi tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó một trong 2 bên mua hoặc bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (đối với bên bán) hoặc cao hơn (đối với bên mua) giá thị trường.

Như vậy, bằng việc tham gia vào 1 hợp đồng kỳ hạn, cả 2 bên đều giới hạn được rủi ro tiềm năng cũng như hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình. Vì chỉ có 2 bên tham gia vào hợp đồng

Sự khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao ngay.

Điểm khác biệt giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao ngay là thời điểm thanh toán giao dịch.

Tiêu chíHợp đồng giao ngayHợp đồng kỳ hạn
Thời điểm thanh toán giao dịchHàng hóa được trao đổi và việc thanh toán được thực hiện ngay lập tức (nếu trả bằng tiền mặt) hoặc trong vòng 2 ngày giao dịch kể từ khi ký kết hợp đồngThời hạn kết thúc giao dịch được để lùi lại một khoản thời gian trong tương lai. Hợp đồng kỳ hạn xác định 1 ngày thanh toán cụ thể hoặc 1 thời điểm giao dịch tiến hành trên thực tế. Khi ngày thanh toán tới , người mua trả tiền để mua hàng hóa tại mức giá thỏa thuận ban đầu và người bán chuyển giao hàng hóa với số lượng ấn định ban đầu.

 

Hợp đồng tương lai (Futures Contract)

Hợp đồng tương lai là gì?

Khái niệm hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận để mua hoặc bán tài sản vào một thời điểm, chắc chắn trong tương lại với một mức giá xác định. Chức năng kinh tế cơ bản của thị trường hợp đồng tương lai là cung cấp một cơ hội cho những người dân gia thị trường để phòng ngừa rủi ro về những biến động giá bất lợi và là công cụ cho các nhà đầu cơ.

Các hợp đồng tương lai dựa trên cơ sở một công cụ tài chính hay một chỉ số tài chính được gọi là hợp đồng tương lai tài chính, bao gồm hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu, hợp đồng tương lai lãi suất, hợp đồng tương lai tiền tệ. 

Loại chứng khoán phái sinh này nhờ đặc điểm có tính linh hoạt đã khắc phục được những đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn và thường được xem là một phương thức tốt hơn để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.

Tồn tại một sở giao dịch có tổ chức giao dịch hợp đồng tương lai, trong khi đối với hợp đồng kỳ hạn thì không. Như vậy, hợp đồng kỳ hạn chỉ là hợp đồng riêng biệt giữa hai bên; còn hợp đồng tương lai được trao đổi trên thị trường.

Sở giao dịch loại chứng khoán phái sinh này cho phép các nhà giao dịch vô danh được mua và bán các hợp đồng giao dịch tương lai mà không phải xác định rõ đối tác trong một hợp đồng cụ thể. Ngoài ra, sở giao dịch còn tạo ra tính thanh khoản cao cho thị trường hợp đồng tương lai, giúp cho các đối tác tham gia vào hợp đồng tương lai thực hiện các nghĩa vụ của họ có hiệu quả hơn so với khi tham gia vào hợp đồng kỳ hạn. 

Một số đặc điểm của hợp đồng tương lai

Về tính tiêu chuẩn hóa hợp đồng

Các hợp đồng tương lai là loại chứng khoán phái sinh được tiêu chuẩn hoá, còn hợp đồng kỳ hạn thì không. Các hợp đồng kỳ hạn có thể được lập ra cho bất kỳ loại hàng hoá nào, với bất kỳ số lượng và chất lượng, thời hạn thanh toán được hai bên tham gia hợp đồng chấp thuận. Trong khi đó, các hợp đồng tương lai niêm yết tại các sở giao dịch được quy định đối với một số hàng hóa cụ thể và đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng và tại một thời điểm giao hàng xác định.

Về rủi ro trong thanh toán

Sử dụng các hợp đồng tương lại được niêm yết trên sở giao dịch sẽ kiểm soát được rủi ro trong thanh toán. Trong các giao dịch hợp đồng tương lai, cả bên mua và bên bán không biết ai là đối tác của mình. Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ thực hiện Chức năng trung gian thanh toán trong tất cả các giao dịch.

Đối với cloại chứng khoán phái sinh này, các khoản lỗ và lãi sẽ được thanh toán khi các hợp đồng đáo hạn. Trong khi đó đối với các hợp đồng tương lai, những thay đổi về giá trị của các bên tham gia hợp đồng (thông qua tài khoản) được điều chỉnh hằng ngày theo mức giá thị trường. Các hợp đồng tương lai còn có một số yêu cầu ký quỹ nhất định. Như vậy, chính sự kết hợp giữa việc thanh toán hằng ngày và yêu cầu ký quỹ sẽ giúp phòng ngừa được rủi ro trong thanh toán của hợp đồng tương lai.

Về tính thanh khoản 

Do có sự tham gia của trung tâm thanh toán bù trừ, tính thanh khoản của các hợp đồng tương lai cao hơn nhiều so với các hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng quyền chọn (Option Contract)

Hợp đồng quyền chọn là gì?

Khái niệm hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn là một loại chứng khoán phái sinh dưới dạng một hợp đồng cho phép người mua nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng hàng hoá cơ sở nhất định tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định. Các hàng hoá cơ sở này có thể là: cổ phiếu, trái phiếu…

Đặc điểm hợp đồng quyền chọn

Một hợp đồng quyền chọn bất kỳ đều bao gồm 4 đặc điểm cơ bản: Loại quyền (quyền chọn bán hoặc chọn mua), Tên hàng hoá cơ sở và khối lượng mua hoặc bán theo quyền, Ngày đáo hạn và Giá thực thi.

Phân loại

Có hai kiểu quyền chọn

  • Áp dụng theo kiểu Châu Âu: thực hiện quyền khi đáo hạn. 
  • Áp dụng theo kiểu Mỹ: có thể thực hiện quyền trước ngày đáo hạn. 
Quyền chọn mua (Call Option)

Là một hợp đồng giữa 2 bên trong đó một bên cho bên kia được quyền mua một loại CK nào đó, với một mức giá, số lượng xác định vào một ngày nhất định trong tương lai (kiểu Châu Âu) hoặc trong một thời hạn nhất định (kiểu Mỹ).

  • Người mua Call Option sẽ phải trả cho người bán Call Option một khoản phí gọi là tiền cược. 
  • Người mua Call Option là người theo quan điểm giá lên.
  • Đến thời hạn thực hiện hợp đồng, nếu giá TT lên cao hơn giá thực hiện ghi trong hợp đồng, người mua Call Option sẽ có quyền thực hiện quyền mua chứng khoán của mình.
Quyền chọn bán (Put Option)

Là một hợp đồng giữa hai bên trong đó một bên cho bên kia được quyền bán một loại chứng khoán nào đó với một mức giá, số lượng xác định vào một ngày nhất định trong tương lai (kiểu Châu Âu) hoặc trong thời hạn nhất định (kiểu Mỹ).

  • Người mua Put Option phải trả cho người bán một khoản phí hay gọi là tiền cược.
  • Người mua Put Option đứng trên lập trường giá giảm.
  • Một cách hoàn toàn tương tự, chúng ta phân tích thu nhập (pay-off) và lợi nhuận ròng (net profit) của các nhà đầu tư vào quyền chọn bán.

 

Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã có giao dịch chứng khoán phái sinh, để có thể từng bước giúp nhà đầu tư làm quen với các sản phẩm đầu tư mới, hợp đồng tương lai được lựa chọn là sản phẩm đầu tiên triển khai. Trong đó, gồm có: Hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ và Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu (chỉ số HNX30 và VN30).

Đầu tư Chứng khoán phái sinh có an toàn không?

Là một loại tài sản chứng khoán rất hấp dẫn với đa dạng các sản phẩm và cơ chế hoạt động linh hoạt, tuy nhiên một số đặc điểm của loại chứng khoán này vẫn làm cho các nhà đầu tư lo ngại khi đầu tư. Một số người cho rằng việc đầu tư vào sản phẩm này đem lại rủi ro hơn cổ phiếu và tương tự như một dạng cược may rủi do có yếu tố “tương lai” từ sản phẩm này.

Tuy nhiên các nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm khi bỏ tiền đầu tư vào sản phẩm này. Bởi vì, không riêng gì chứng khoán phái sinh mà bất kỳ sản phẩm chứng khoán nào cũng tồn tại một mức rủi ro nhất định. Để có thể đầu tư chứng khoán nói chung và chứng khoán phái sinh nói riêng thì các nhà đầu tư cần trau dồi cho mình những kiến thức tài chính cũng như cập nhật thông tin thị trường liên tục. Từ đó, có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn và thu được lợi nhuận cao hơn.

Bên cạnh những mặt tiêu cực về chứng khoán phái sinh trên, loại sản phẩm này cũng rất đáng để đầu tư và đem lại những lợi ích nhất định. Trong trường hợp nhà đầu tư dự đoán được xu hướng tăng hay giảm của tài sản cơ sở, bằng hợp đồng tương lai họ có thể giảm thiểu được rủi ro biến động giá. Bên cạnh đó, sản phẩm này có tính thanh khoản cao có thể giao dịch bất cứ lúc nào, đặc biệt ngay cả khi không có tài sản cơ sở các nhà đầu tư vẫn có thể bán loại chứng khoán này. Mặt khác, đầu tư vào chứng khoán phái sinh mang lại lợi thế đầu tư khá cao khi nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ 1 phần tài sản những được giao dịch với các cổ phiếu có giá trị gấp nhiều lần số tiền ký quỹ đó.

Lưu ý: Khi đầu tư vào sản phẩm này các nhà đầu tư lâu năm dày dặn kinh nghiệm sẽ phù hợp với khuyến nghị của chuyên gia trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, những nhà đầu tư mới cũng nên tiếp cận và tìm hiểu ngay từ bây giờ để có thể bắt đầu đầu tư trong tương lai.

Qua bài viết trên Yuanta Việt Nam đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về Chứng khoán phái sinh và cách phân loại nó. Có thể thấy đây là loại sản phẩm chứng khoán đa dạng và có lợi nhuận cao. Hy vọng qua bài viết trên các nhà đầu tư đã có thể rút ra cho mình những thông tin cần thiết và có được chiến lược, quyết định thành công trong đầu tư.