Tapering là gì - Khái niệm quan trọng trong tài chính và kinh tế
Flower
  • VN-Index

    1205.61

    28.21 (+2.4%)
  • HNX-Index

    227.87

    5.24 (+2.35%)
  • UPCOM-Index

    88.37

    0.86 (+0.98%)
  • VN30-Index

    1232.17

    31.8 (+2.65%)
  • VNDiamond

    2094.39

    71.72 (+3.55%)
  • VNFinlead

    1998.6

    46.57 (+2.39%)
  • VNMidcap

    1813.49

    62.25 (+3.55%)
  • VNSmallcap

    1395.41

    34.36 (+2.52%)
Trang chủTin tứcBlogKiến thức chứng khoánTapering là gì – Khái niệm quan trọng trong tài chính và kinh tế

24/05/2023 - 10:24

Tapering là gì – Khái niệm quan trọng trong tài chính và kinh tế

Tapering là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính – kinh tế, được hiểu đơn giản là chính sách kinh tế được FED sử dụng. Nếu bạn là một người theo đuổi lĩnh vực tài chính thì nhất định phải hiểu được Tapering là gì và những tác động của nó đến với thị trường hiện nay. 

Tapering là gì?

Tapering là từ khóa mang ý nghĩ chỉ sự siết chặt, thu hẹp và bắt nguồn từ chữ “taper” (một động từ chỉ sự giảm dần về số lượng hoặc chất lượng). Trong tài chính, chúng ta có thể hình dung được rằng Tapering là thuật ngữ nói về sự thắt chặt chính sách tiền tệ, nới lỏng định lượng. 

Người trong giới tài chính cần phải hiểu Tapering là gì

Người trong giới tài chính cần phải hiểu Tapering là gì

Việc áp dụng Tapering luôn mang đến những biến động lớn cho thị trường kinh tế, ảnh hưởng đến hầu hết các loại tài sản và phạm vi ảnh hưởng đến rất nhiều quốc gia. Chính vì vậy mọi động thái về Tapering luôn được người trong giới tài chính chú ý. 

Vai trò của Tapering

Tapering là một động thái thường được thực hiện bởi Chính Phủ hoặc Ngân hàng Trung Ương với mục đích kích thích kinh tế, hoặc cũng có thể là hạn chế những biến động quá nóng ảnh hưởng đến nền kinh tế. Ngoài ra, Tapering cũng là chính sách giúp Chính Phủ kiểm soát lạm phát và giữ sự ổn định cho nền kinh tế.

Tapering hoạt động như thế nào?

Trước khi đi vào sự hoạt động của Tapering, chúng ta cần phải nắm rõ được thuật ngữ QE (Quantitative Easing). QE là một chính sách được thực hiện trước mỗi quá trình Tapering và cũng là một biện pháp hỗ trợ khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái. Chính sách QE sẽ góp phần làm dịu đi thời điểm mà tình trạng kinh tế khủng hoảng.

Khi tình trạng đó diễn ra, FED sẽ can thiệp bằng cách đẩy mạnh việc thu mua chứng khoán, trái phiếu, các tài sản của các Ngân hàng thương mại với mục đích làm giảm lợi tức trái phiếu; nhờ đó mà các khách hàng có thể vay tiền với lãi suất thấp. Song song với điều đó, QE cũng bơm vào các ngân hàng một lượng tiền lớn. Khi QE được tiến hành thì thị trường và ngân hàng đều sẽ có tiền.

FED đẩy mạnh việc thu mua tài sản trước mỗi quá trình Tapering

FED đẩy mạnh việc thu mua tài sản trước mỗi quá trình Tapering

Cho đến khi nền kinh tế dần dần ổn định, FED sẽ siết chặt QE bằng chính sách Tapering. FED sẽ giảm dần quy mô mua các tài sản và trái phiếu. Khi Tapering được áp dụng, thị trường kinh tế sẽ xuất hiện tình trạng tăng lãi suất và giảm giá trị của các tài sản như cổ phiếu và trái phiếu.

Tác động của Tapering đến thị trường tài chính

Cũng như QE, Tapering là hoạt động mang nhiều tác động đến thị trường tài chính và kinh tế. Từng đối tượng khác nhau trên thị trường đều cũng sẽ chịu những ảnh hưởng khác nhau.

Tapering tác động đến trị giá tiền tệ

Tapering diễn ra khi FED giảm dần mức độ thu mua các tài sản và trái phiếu, động thái này sẽ khiến tổng lượng tiền trong nền kinh tế giảm xuống và giá trị tiền tệ sẽ tăng lên. Sự tăng trưởng gần 13% của đồng USD Mỹ vào năm 2013 khi FED bắt đầu Tapering chính là một minh chứng cho việc đó. Tuy nhiên, việc Tapering thường xuyên có thể khiến cho giá trị đồng nội tệ của một số nền kinh tế mới nổi sẽ suy giảm.

Trong nhiều trường hợp Tapering sẽ khiến giá trị tiền tệ tăng lên

Trong nhiều trường hợp Tapering sẽ khiến giá trị tiền tệ tăng lên

Tapering tác động đến tỷ lệ lãi suất

Tapering có thể gây ảnh hưởng đến tỷ lệ lãi suất theo hai hướng:

  • Tăng lãi suất: Khi FED bắt đầu giảm tần suất mua tài sản, các Ngân hàng thương mại phải tìm kiếm nguồn vốn khác từ thị trường. Nếu thị trường tín dụng xuất hiện sự cạnh tranh thì tình trạng lãi suất cũng sẽ tăng theo.
  • Giảm lãi suất: Việc FED giảm dần việc thu tài sản và trái phiếu cũng đã dẫn đến việc giảm lãi suất. Nếu tổng cung tiền tệ vẫn giữ ổn định thì tình trạng giảm lãi suất vẫn sẽ cứ tiếp diễn.
Tapering có thể vừa làm tăng và vừa làm giảm tỷ lệ lãi suất

Tapering có thể vừa làm tăng và vừa làm giảm tỷ lệ lãi suất

Tapering tác động đến thị trường chứng khoán

Khi nói về sự ảnh hưởng của Tapering đến thị trường tài chính thì yếu tố chịu ảnh hưởng đầu tiên chính là cổ phiếu và trái phiếu. Khi bắt đầu Tapering, FED giảm dần việc mua trái phiếu và các tài khoản khác, điều này sẽ gây áp lực lên tính thanh khoản, khiến giá cổ phiếu cũng sụt giảm dần đi. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.