MORNING NOTE 04/11/2024 – Tâm lý lo ngại về bầu cử Mỹ - Chỉ số PMI tháng 10 | Yuanta Việt Nam
Flower
Trang chủAnalysisBản tin sángMORNING NOTE 04/11/2024 – Tâm lý lo ngại về bầu cử Mỹ – Chỉ số PMI tháng 10

04/11/2024 - 07:41

MORNING NOTE 04/11/2024 – Tâm lý lo ngại về bầu cử Mỹ – Chỉ số PMI tháng 10

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Giá dầu Brent tăng phiên thứ ba liên tiếp

  • Hợp đồng tương lai dầu thô Brent tăng lên 73.1 USD/thùng vào thứ Sáu, đánh dấu ngày tăng thứ ba liên tiếp. Đợt tăng giá này chủ yếu do thị trường dự đoán khả năng Iran sẽ có phản ứng đối với các cuộc không kích đáp trả gần đây của Israel. Tâm lý nhà đầu tư vẫn thận trọng, đặc biệt sau khi lãnh đạo quân đội Israel cảnh báo sẽ có hành động “rất mạnh” đối với bất kỳ cuộc tấn công tên lửa nào khác từ Iran. Là một thành viên chủ chốt của OPEC, Iran sản xuất khoảng 4 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2023 và dự kiến xuất khẩu khoảng 1.5 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2024. Mỹ đã kêu gọi Lebanon thiết lập lệnh ngừng bắn đơn phương với Israel nhằm giảm căng thẳng, trong khi Israel gia tăng không kích ở khu vực phía nam Beirut. Ngoài ra, giá dầu còn được hỗ trợ bởi đồn đoán rằng OPEC+ có thể trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng trong tháng 12 do lo ngại về nhu cầu yếu và nguồn cung tăng.
  • Đồ thị giá dầu Brent tăng 0.4% trong ngày giao dịch 01/11/2024. Khả năng giá dầu Brent sẽ tiếp tục tăng và kiểm định lại vùng kháng cự quanh 75.8. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn vẫn đang duy trì ở mức GIẢM.

Phố Wall phục hồi quên đi nỗi lo AI

  • Phố Wall đóng cửa cao hơn mạnh vào thứ Sáu, khi lợi nhuận mạnh mẽ từ Amazon và Intel đã thúc đẩy tâm lý thị trường, cho phép nhà đầu tư bỏ qua báo cáo việc làm gây thất vọng. S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 0.4% và 0.8%, trong khi Dow Jones tăng 289 điểm. Amazon tăng vọt 6.2% nhờ vào tăng trưởng trong mảng đám mây và quảng cáo và Intel tăng 7.8% nhờ doanh thu và dự báo tích cực. Boeing tăng 3.5% sau khi đạt được một thỏa thuận công đoàn tạm thời. Trong khi Apple giảm 1.3% do dự báo không mấy lạc quan. Tuy nhiên, báo cáo việc làm của Mỹ cho thấy chỉ có 12 nghìn việc làm được tạo ra trong tháng 10, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng, dữ liệu yếu kém này là do các gián đoạn từ bão và cuộc đình công tại Boeing. Nhà đầu tư cũng hướng đến cuộc họp chính sách sắp tới của Fed và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, dự báo sẽ gia tăng biến động vào tuần tới.
  • Đồ thị giá của chỉ số Dow Jones đóng cửa tăng 0.7% trong ngày giao dịch 01/11/2024, phục hồi sau phiên giảm mạnh trước đó. Khả năng Dow Jones sẽ tiếp tục đi ngang quanh vùng hỗ trợ 41,954 điểm trong 1 – 2 trước khi các sự kiện lớn diễn ra. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của cả ba chỉ số vẫn đang duy trì ở mức giảm.

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Khối ngoại bán ròng 292 tỷ, cổ phiếu MSN tiếp tục bị bán ròng mạnh

Tự doanh mua ròng 519 tỷ

Chỉ số YS30 – Kiểm tra lại đường hỗ trợ

  • Chỉ số YS30 đóng cửa ở mức 107.27 điểm (-1.2%) với khối lượng giao dịch tăng 44% so với phiên giao dịch trước đó. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng trở lại cho thấy đà giảm có thể sẽ quay trở lại và đồ thị giá sẽ thử thách lại mức hỗ trợ 106.21 điểm. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của chỉ số YS30 vẫn duy trì ở mức GIẢM. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp và tạm thời dừng mua mới trong phiên tới để quan sát thêm diễn biến đà giảm.
  • Hệ thống xu hướng ngắn hạn xuất hiện tín hiệu BÁN cổ phiếu: REE.

Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ

  • Bầu cử Tổng thống Mỹ có ảnh hưởng đến TTCK trong ngắn hạn, nhưng trong đó chủ yếu tác động cùng thời điểm xảy ra khủng hoảng như năm 2000 và 2008.
  • Tuy nhiên, thị trường thường tăng mạnh trong giai đoạn 3 tháng đến 1 năm và TTCK Việt Nam cũng tăng mạnh trong thời điểm này.

PMI tháng 10 đã hồi phục trên 50 sau bão

  • S&P Global công bố Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 10/2024 của Việt Nam đạt 51.2 điểm, tăng trở lại từ mức 47.3 điểm của tháng 9 cho thấy tình hình ngành sản xuất đã hồi phục sau bão.
  • Đơn hàng và sản lượng hồi phục nhưng còn chậm: Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng trưởng trở lại nhưng tốc độ tăng là chậm hơn so với những tháng trước bão khi một số công ty tiếp tục gặp phải tình trạng gián đoạn sau cơn bão và tình trạng lũ lụt kèm theo. Số đơn hàng xuất khẩu cũng tăng với tốc độ nhẹ khi nhiều báo cáo cho thấy nhu cầu quốc tế giảm. Lượng công việc tồn đọng cũng tăng tháng thứ 5 liên tiếp. Các doanh nghiệp cũng tăng mua hàng trở lại nhưng chậm, ưu tiên sử dụng hàng tồn kho sẵn để sản xuất, theo đó, hàng tồn kho đã giảm với tốc độ nhanh nhất 3 tháng. Trong khi đó, lượng việc làm đã giảm, một số công ty cho biết các trường hợp thôi việc đã làm giảm số lượng nhân viên.
  • Áp lực tăng chi phí đầu vào tiếp tục tăng: Chi phí đầu vào tiếp tục tăng do VND mất giá, giá dầu, kim loại và vận tải tăng. Để bù đắp, các công ty đã tăng giá bán hàng nhưng cũng chỉ tăng nhẹ, một số doanh nghiệp còn cho biết áp lực cạnh tranh đã khiến họ phải giảm giá.
  • Tình hình sản xuất tháng 10 đã hồi phục sau bão nhưng tốc độ hồi phục còn chậm. Chi phí đầu vào tiếp tục tăng khiến các doanh nghiệp phải tăng giá bán đầu ra nhưng cũng chỉ tăng nhẹ do áp lực cạnh tranh. Mức độ lạc quan đã giảm thành mức thấp của chín tháng và là thấp hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số. Một số công ty cho biết sự không chắc chắn về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã làm giảm niềm tin kinh doanh. Chúng tôi cho rằng ngành sản xuất cũng như các bên mua hàng đang hồi phục nhưng còn chậm do chờ đợi 2 biến số quan trọng trong Q4 là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới và lịch trình hạ lãi suất của Fed.

Xem báo cáo chi tiết tại: Morning Note_241104