Flower
  • VN-Index

    1284.09

    -6.09 (-0.47%)
  • HNX-Index

    242.58

    -1.34 (-0.55%)
  • UPCOM-Index

    91.57

    0.09 (+0.1%)
  • VN30-Index

    1296.9

    -6.3 (-0.48%)
  • VNDiamond

    2154.98

    -1.49 (-0.07%)
  • VNFinlead

    2123.58

    -12.34 (-0.58%)
  • VNMidcap

    1941.62

    -5.98 (-0.31%)
  • VNSmallcap

    1525.14

    -5.52 (-0.36%)
Trang chủPhân tích & Nghiên cứuNhận định thị trườngMORNING NOTE 26/03/2020 – Tiếp tục hồi phục thận trọng – SHB

26/03/2020 - 08:16

MORNING NOTE 26/03/2020 – Tiếp tục hồi phục thận trọng – SHB

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

TTCK Mỹ tăng mạnh trong phiên thứ hai liên tiếp khi Nhà Trắng và các lãnh đạo Quốc hội Mỹ cho biết họ đã đạt thỏa thuận về dự luật kích thích kinh tế khổng lồ 2,000 tỷ USD để đối phó với dịch Covid-19. Tuy nhiên, đà tăng đã bị thu hẹp do lo ngại về gói kích thích sẽ gặp một số trở ngại.

  • Chỉ số Dow Jones tăng 2.3% và biến động mạnh trong phiên. Đồng thời, chỉ số này cũng có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy, nhưng dấu hiệu này chưa rõ ràng. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì ở mức GIẢM và chỉ số VIX vẫn đang trong xu hướng TĂNG ngắn hạn cho nên rủi ro ngắn hạn vẫn còn ở mức cao.

TTCK châu Á có diễn biến tích cực hơn khi tình hình dịch bệnh có dấu hiệu khả quan ở Hàn Quốc. Xu hướng ngắn hạn của chỉ số KOSPI của Hàn Quốc và TAIEX của Đài Loan đã xác nhận xu hướng TĂNG ngắn hạn, điều này cho thấy rủi ro ngắn hạn tại khu vực châu Á cũng đã có chiều hướng giảm và áp lực rút ròng ở các quỹ ETF cũng sẽ giảm dần trong ngắn hạn, đặc biệt là quỹ Kim Kindex VN30 đang niêm yết trên TTCK Hàn Quốc.

—————————————

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM                     

Khối ngoại giảm bán ròng chỉ còn 367 tỷ. Ngoài nhóm cổ phiếu VIC, khối ngoại chủ yếu tập trung bán ròng ở cổ phiếu MSN với giá trị hơn 94 tỷ và bán thỏa thuận SVC với giá trị hơn 54 tỷ. Thống kê lịch sử, tháng 03 cũng là tháng bán ròng mạnh nhất của khối ngoại, nhưng khối ngoại cũng mua ròng mạnh trong giai đoạn 2017 – 2018, đây cũng là giai đoạn dòng vốn Hàn Quốc và Thái Lan đổ vào TTCK VN, đặc biệt là thông qua các quỹ ETF.

Dòng tiền hoạt động từ SXKD cải thiện và thanh khoản vẫn đảm bảo.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFO) của các doanh nghiệp trên hai sàn có xu hướng tăng qua các năm kể từ 2012 cho tới nay, trước đó trong giai đoạn suy thoái dòng tiền vẫn có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ CFO/Tổng nợ vay lại có xu hướng giảm và phản ánh đúng tình trạng khó khăn của các doanh nghiệp vào thời điểm đó khi nợ vay gia tăng với tốc độ nhanh hơn so với CFO. Cá biệt trong năm 2012, CFO của các doanh nghiệp trên hai sàn ghi nhận giá trị âm, đây cũng là năm cực kỳ khó khăn của các doanh nghiệp trong nước.

Đồ thị trên cũng cho thấy nợ vay của các doanh nghiệp gia tăng một cách đều đặn trong khi CFO mặc dù có xu hướng tăng trong giai đoạn từ 2013 tới 2019 nhưng lại có sự trồi sụt mạnh giữa các năm. Điểm tích cực đó là tỷ lệ CFO/tổng nợ vay cũng có xu hướng tăng, hàm ý trong giai đoạn tăng trưởng của nền kinh tế vừa qua CFO vẫn có tốc độ tăng nhanh hơn so với nợ vay, điều này đảm bảo tính thanh khoản của doanh nghiệp trong ngắn hạn khi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh gần 5% và mức Sector Rating tăng trên mức 80 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng trung hạn ở mức TÍCH CỰC. Tuy nhiên, xu hướng ngắn hạn của nhóm cổ phiếu này vẫn duy trì ở mức GIẢM cho nên vị thế mua mới chỉ nên dành tỷ trọng thấp.

—————————————

CỔ PHIẾU HÔM NAY

SHB – Quay trở lại mức đỉnh cũ

Xem báo cáo chi tiết tại: Morning Note_200326