NGÀNH NGÂN HÀNG: NHỮNG THAY ĐỔI CHÍNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT TCTD (SỬA ĐỔI) | Yuanta Việt Nam
Flower
Trang chủPhân tích & Nghiên cứuPhân tích ngànhNGÀNH NGÂN HÀNG: NHỮNG THAY ĐỔI CHÍNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT TCTD (SỬA ĐỔI)

21/01/2024 - 09:13

NGÀNH NGÂN HÀNG: NHỮNG THAY ĐỔI CHÍNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT TCTD (SỬA ĐỔI)

NGÀNH NGÂN HÀNGNHỮNG THAY ĐỔI CHÍNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT TCTD (SỬA ĐỔI)

Analyst: Trần Tánh

Quan điểm       

1. Giảm trần sở hữu tại ngân hàng. Tỷ lệ sở hữu tối đa của các cổ đông tổ chức, cổ đông và người liên quan sẽ giảm, nhưng không áp dụng đối với NĐT nước ngoài (chi tiết cụ thể ở bảng bên trái).

Đây là qui định hợp lý nhằm tránh rủi ro tập trung, nhưng không thay đổi tỷ lệ sỡ hữu của các NĐT nước ngoài tại các ngân hàng.”

2. Hạn chế mới về hạn mức cấp tín dụng: Giảm hạn mức tín dụng cho khách hàng và người có liên quan. Tuy nhiên, sự thay đổi sẽ theo lộ trình diễn ra trong 5 năm thay vì một lần.

“Qui định này hướng tới sự an toàn hệ thống, nhưng có thể hạn chế tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, việc giảm theo lộ trình cũng phần giảm tác động. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các ngân hàng, nhưng chúng tôi cho rằng các ngân hàng TMCP Nhà nước và NH tư nhân tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém (như HDBMBBVPB) có thể ít bị ảnh hưởng hơn.”

3. Quy định về nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ: có một thay đổi là kéo dài thời hạn nắm giữ bất động sản do xử lý nợ lên 5 năm, thay vì 3 năm.

Việc gia hạn thời gian nắm giữ bất động sản liên quan đến xử lý nợ sẽ giúp các ngân hàng có thêm thời gian để giải quyết các thách thức liên quan đến xử lý nợ xấu.

4. Các ngân hàng có tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu là dự án bất động sản đã được thu giữ/ hoặc đang chuyển nhượng theo Nghị quyết 42/2017/QH14 trước ngày hiệu lực của Luật này nhưng chưa xử lý xong, thì được tiếp tục áp dụng Nghị quyết 42 từ ngày 1/1/2024 cho đến khi xử lý xong. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho các ngân hàng ví dụ như STB.

5. Cấm ngân hàng bán bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng: Các ngân hàng có thu nhập phí chủ yếu đến từ bancassurance (ví dụ: LPB, EIB, ACB, STB, MBB) có thể sẽ bị ảnh hưởng nhiều. (vui lòng xem biểu đồ bên trái)

6. Điểm đáng chú ý liên quan đến quyền lợi của những ngân hàng sẽ tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, bao gồm: sẽ không phải hợp nhất BCTC của các ngân hàng yếu kém (không ảnh hưởng đến CAR, LDR); tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm 50%; được tiếp cận nguồn vốn giá rẻ,…

Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với HDB, MBB, VCB, & VPB, đây là những ngân hàng sẽ tham gia vào việc tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém và do đó sẽ được hưởng lợi từ các ưu đãi (ví dụ: hạn mức tín dụng cao, mở rộng mạng lưới,…

Xem chi tiết tại: 20240119 Bank_Sector_New Credit Law_Jan 24 VN 1