TCB: GẶP GỠ NHÀ ĐẦU TƯ [THỊ GIÁ: 28.200; MỤC TIÊU: N/A -- KHÔNG ĐÁNH GIÁ] | Yuanta Việt Nam
Flower
Trang chủPhân tích & Nghiên cứuPhân tích doanh nghiệpTCB: GẶP GỠ NHÀ ĐẦU TƯ [THỊ GIÁ: 28.200; MỤC TIÊU: N/A — KHÔNG ĐÁNH GIÁ]

02/02/2023 - 16:32

TCB: GẶP GỠ NHÀ ĐẦU TƯ [THỊ GIÁ: 28.200; MỤC TIÊU: N/A — KHÔNG ĐÁNH GIÁ]

Analyst: Trần Văn Tánh

KHÔNG ĐÁNH GIÁ

Thị giá 01/02/2023: 28.200 VND

Mục Tiêu: N/A 

Sự kiện

LNST của CĐCT mẹ (PATMI) đạt 3,5 nghìn tỷ đồng (-33% QoQ/-23% YoY). Lợi nhuận giảm chủ yếu do thu nhập lãi ròng giảm, cùng với các khoản lỗ từ hoạt động đầu tư/kinh doanh ngoại hối và chứng khoán, đồng thời chi phí hoạt động cao hơn. PATMI năm 2022 là 20 nghìn tỷ đồng (+12% YoY), nhờ thu nhập lãi ròng tăng và chi phí trích lập dự phòng giảm.

Tiêu điểm

Thu nhập lãi ròng (net-II) Q4/2022 là 6,8 nghìn tỷ đồng (-10% QoQ/-6% YoY), mức giảm này là do chi phí huy động vốn tăng. Net-II cả năm là 30,3 nghìn tỷ đồng (+13% YoY) trong năm 2022. Biên lãi ròng (NIM) cả năm là 5,1% (-50 điểm cơ bản YoY).

Thu nhập phí ròng Q4/2022 là 2,5 nghìn tỷ đồng (+19% QoQ/+21% YoY). Phí ròng năm 2022 tăng +34% YoY lên 8,5 nghìn tỷ đồng đến từ dịch vụ thanh toán, L&C, ngoại hối và dịch vụ thẻ. Phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB) giảm -28%, chủ yếu do hoạt động kinh doanh trái phiếu bị kiểm soát chặt chẽ hơn và thu phí từ hoạt động môi giới giảm tại TCBS.

Chi phí hoạt động trong Q4/2022 là 4,0 nghìn tỷ đồng (+32% QoQ/+18% YoY). Chi phí hoạt động cả năm là 13,4 nghìn tỷ đồng (+20% YoY), dẫn đến tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) là 33% (+3 điểm phần trăm YoY). TCB cho rằng chi phí tăng lên là do chi tiêu cho công nghệ và marketing.

Dự phòng Q4/2022 là 691 tỷ đồng (+13% QoQ/+10% YoY). Trong năm 2022, dự phòng giảm -27% YoY, còn 1,9 nghìn tỷ đồng, theo TCB nguyên nhân là do hoàn nhập dự phòng đối với các khoản vay được cơ cấu lại liên quan đến COVID.

Tỷ lệ nợ xấu tăng lên 0,91% vào thời điểm cuối Q4/2022 (+26 điểm cơ bản QoQ/+25 điểm cơ bản YoY), tuy nhiên chúng tôi cho rằng đây vẫn là mức thuộc nhóm thấp nhất ngành.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) Q4/2022 giảm xuống 125% (-40 điểm phần trăm QoQ/-38 điểm phần trăm YoY), nguyên nhân chủ yếu là do nợ xấu gia tăng.

Tổng dư nợ tái cơ cấu là 400 tỷ đồng vào cuối Q4/2022 (chiếm 0,1% tổng dư nợ).

Tỷ lệ CASA giảm xuống 37% vào cuối Q4/2022 (-10 điểm phần trăm QoQ/-14 điểm phần trăm YoY) do thanh khoản bị siết chặt và lãi suất tiền gửi có kỳ hạn tăng cao.

Nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn là 28,8% tính đến thời điểm cuối Q4/2022, thấp hơn đáng kể so với trần quy định của NHNN là 34,0%. Tỷ lệ cho vay/huy động vốn (LDR) là 76,6%, so với hạn mức của NHNN là 85,0%.

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là 15,2%, cao hơn nhiều so với mức tối thiểu theo Basel II là 8,0%.

Xem chi tiết tại: 20230202 TCB_4Q22 Analyst Meeting_Takeaways VN 1