12/07/2024 - 09:30
Chỉ số CPI (Consumer Price Index) là gì? và Các vấn đề liên quan
Chỉ số CPI được nhắc đến khá phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí hay tivi…. Đặc biệt, trong bối cảnh giá cả leo thang, lạm phát tăng nhanh như hiện nay thì chỉ số này hầu như ngày nào cũng được nói đến. Vậy chỉ số CPI là gì? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn những thông tin về chỉ số này.
Chỉ số CPI là gì ?
CPI là cụm từ viết tắt của Consumer Price Index. Chỉ số này được hiểu theo nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số CPI (được tính bằng %) là thước đo dùng để tính giá trị trung bình hằng ngày của một người dân tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ là bao nhiêu. Đây là chỉ số quan trọng và được nhiều người quan tâm bởi vì nó phản ánh thực chất nền kinh tế nước đó trong bối cảnh hiện nay.
Chỉ số này cũng nói lên sự tăng hay giảm giá cả sản phẩm trong một thời gian nhất định. Chỉ số CPI dùng để đo lường các rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như: bất động sản, thực phẩm, ăn uống, thời trang, vận tải, giáo dục, giải trí, y tế và một số loại hình dịch vụ khác.
Ý nghĩa chỉ số CPI
Giá tiêu dùng CPI là chỉ số phản ánh xu thế và sự biến động giá cả hàng hóa tiêu dùng trong sinh hoạt của các hộ gia đình. Từ đó, thấy được sự thay đổi chi trong chi phí sinh hoạt hằng ngày theo thời gian. Ngoài ra, khi chỉ số CPI càng tăng cao thì phản ánh mức chi tiêu trung bình tăng cao và ngược lại.
Trong trường hợp chỉ số CPI có sự biến động phản ánh tình trạng nên nền kinh tế đang chịu nhiều khó khăn. Điều này dẫn đến rủi ro cao, có thể bị lạm phát giảm phát…
Hơn nữa, nếu giá cả tăng cao không thể kiểm soát được thì nền kinh tế sẽ quốc gia đó bị rơi vào suy thoái, làm tổn hại đến nền kinh tế trong nước, khu vực và thế giới. Chính vì vậy, mà chỉ số này được sử dụng phổ biến dùng làm thước đo của lạm phát.
Chỉ số CPI cho biết những thay đổi về giá cả trong tất cả các loại hàng hóa. Từ đó, giúp chính phủ, doanh nghiệp, người lao động, nhà đầu tư… sẽ có những chính sách, quyết định đầu tư phù hợp cũng như chi tiêu hợp lý.
Thông qua chỉ số CPI là gì sẽ giúp cho chính phủ, các nhà quản lý kinh tế đất nước có thêm thông tin. Từ đó, sẽ có các chính sách, định hướng điều chỉnh chí số này sao cho phù hợp, tránh để lạm phát xảy ra.
Chỉ số này còn giúp điều chỉnh chi phí sinh hoạt hoặc các khoản an sinh xã hội. Dựa vào đó, giúp nhà quản lý điều chỉnh mức lương hợp lý cho người lao động. Đặc biệt, các nguồn lợi được hưởng từ an sinh xã hội của người dân cũng có thể xem xét thông qua chỉ số CPI này.
Ngoài ra, chỉ số CPI cũng là công cụ điều chỉnh giá đô la Mỹ. Cho nên, giá trị hay chênh lệch của chỉ số này sẽ ảnh hưởng nhiều đến giá trị xuất nhập khẩu vì việc thanh toán thường dùng đồng đô la là chủ yếu.
Cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI
Ngoài khái niệm chỉ số CPI là gì, ý nghĩa của CPI thì cách tính chỉ số này cũng được quan tâm đáng kể. Sau đây là cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI mà bạn có thể tham khảo:
CPI (t) = Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ t / Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở x 100
Như vậy, để tính chỉ số CPI ta lấy chi phí để mua một giỏ hàng tại thời điểm hiện tại chia cho giá trị một giỏ hàng trong năm nhất định. Sau đó, nhân với 100.
Các vấn đề đặt ra khi tính chỉ số CPI
Khi tính chỉ số CPI có xuất hiện một số vấn đề đặt ra. Bạn cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây.
Chỉ số CPI có thể phản ánh cao hơn thực tế
Khi một mặt hàng hay một loại hình dịch vụ xuất hiện nhiều sản phẩm cùng chủng loại thì việc cố định giỏ hàng hóa hay dịch vụ sẽ không còn được chính xác nữa. Trường hợp nếu sản phẩm đó trong giỏ hàng cố định có mức giá tăng cao, thì người tiêu dùng sẽ quay sang lựa chọn sản phẩm khác có mức giá thấp và hợp lý hơn. Chỉ số CPI sẽ phản ánh cao hơn so với thực tế ngoài thị trường.
Chỉ số CPI không đánh giá được các mặt hàng mới xuất hiện trên thị trường: Trong một thị trường mở cửa, phát triển như hiện nay thì việc nhiều doanh nghiệp tung ra các sản phẩm khác nhau với nhiều phân khúc nhằm giúp khách hàng có sự lựa chọn, tăng sức cạnh tranh… là điều thường xuyên.
Tuy nhiên, khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng CPI thì ta phải cố định giá của sản phẩm nhưng trong lúc này lại chưa thể cập nhật kịp giá các sản phẩm mới. Vì vậy, chỉ số CPI nó sẽ không phản ánh được sự có mặt của các sản phẩm mới có lượng mua tăng cao.
Chỉ số CPI không nói lên được sự thay đổi của chất lượng sản phẩm
Nếu chất lượng sản phẩm trong giỏ hàng cố định có mức giá tăng hay tăng cao hơn giá thành, kéo theo chất lượng hàng cũng tăng tương ứng. Điều này kéo theo sản phẩm này sẽ không được tính vào sản phẩm tăng giá.
Vì thế, trên thị trường hiện nay việc cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm diễn ra thường xuyên và được nhiều công ty chú trọng. Cho nên, khi tính toán chỉ số CPI sẽ gặp phải trường hợp phóng đại mức giá và không thể hiện được rõ sự thay đổi của chất lượng hàng hoá.
Tác động của chỉ số CPI đến nền kinh tế
Chỉ số CPI tăng hoặc giảm đều có những tác động tiêu cực và tích cực đến nền kinh tế trong nước.
Trường hợp chỉ số CPI tăng
Nếu chỉ số này tăng đồng nghĩa là giá của tất cả các mặt hàng tiêu dùng tăng. Từ đó, sẽ tác động mạnh đến như cầu tiêu dùng sinh hoạt hằng ngày của người dân. Đặc biệt, chỉ số này tác động rất rõ rệt đối với người có thu nhập thấp.
Khi giá cả tăng mức chi tiêu, sinh hoạt hằng ngày sẽ giảm làm người dân phải chi tiêu tính toán, tiết kiệm hơn để bớt đi khó khăn, vất vả. Trong khi đó, tiền lương, tiền công cho người lao động lại không tăng.
Trường hợp chỉ số CPI giảm
Nếu chỉ số này giảm đồng nghĩa là giá của tất cả các mặt hàng tiêu dùng giảm. Do đó, mức chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày sẽ giảm bớt. Vì thế, giúp cho người lao động có thể tiết kiệm thêm một khoản dư từ tiêu dùng hay cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống.
Những hạn chế của CPI
Chỉ số CPI không áp dụng trên tất cả các nhóm dân số từ đồng bằng đến miền núi hay nông đến thành thị… Thay vào đó chỉ dựa trên nhu cầu tiêu dùng cho một giỏ hàng hoá cố định ở một vùng thành phố. Vì thế, nó không thể hiện đúng thông số tại các vùng kém phát triển hơn.
Do nhu cầu tiêu dùng ở mỗi vùng miền lại khác nhau, nên chỉ lấy mức giá của một hay một số khu vực để làm chỉ số đánh giá chung cho cả nước. Dẫn đến chỉ số này không thể bao quát hết tất cả nhóm dân số.
Đồng thời, CPI là chỉ số phản ánh nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của một đại bộ phận người tiêu dùng nên còn nhiều hạn chế do nhu cầu của nhiều người sẽ khác nhau. Mức tăng hay giảm giá thành sản phẩm đều chịu tác động bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan trên thị trường nhưng chỉ số CPI lại không đề cập được vấn đề này.
Chỉ số CPI là gì đã cung cấp một cách cơ bản và khách quan. Chỉ số này được sử dụng rộng rãi và thường xuyên giúp các nhà quản lý phân tích đánh giá được nền kinh tế. Do vậy các thông tin trên phần nào giúp bạn có thêm kiến thức về chỉ số CPI này để hiểu hơn về nền kinh tế. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.