08/03/2019 - 14:05
5 nữ Tỷ phú Chứng khoán Việt Nam dưới đây sở hữu tổng tài sản “khủng” cỡ nào?
Nhân dịp ngày Quốc tế Phụ nữ, tôn vinh Phụ nữ trên toàn thế giới. Đặc biệt trên lĩnh vực Chứng khoán, những “bóng hồng thép” trên Thị trường Chứng khoán dưới đây sẽ khiến “” sẽ khiến các dưới đây là Top 5 nữ tỷ phú quyền lực nhất sàn chứng khoán đều nắm giữ vị trí quan trọng, tham gia điều hành doanh nghiệp, có tổng giá trị cổ phiếu trên sàn (tính theo thị giá đến ngày 18/10/2018) khoảng 31.300 tỷ đồng.
- Bà Nguyễn Thị Phương Thảo
“Một ngày của tôi bắt đầu từ 5h sáng và kết thúc lúc 2h đêm. Có lúc phải đưa cả 2 con đi công tác cùng” là câu nói được nhiều người biết tới nhất của Phó Chủ tịch thường trực Ngân hàng TMCP Phát triển T.P Hồ Chí Minh (HDBank), Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Hàng không VietJet (VJC), Chủ tịch HĐQT CTCP Sovico Nguyễn Thị Phương Thảo. Bà Thảo hiện đang sở hữu gần 36 triệu cổ phiếu HDB; gần 47,5 triệu cổ phiếu VJC và gián tiếp sở hữu hơn 92 triệu cổ phiếu VJC thông qua 100% cổ phần tại Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny. Tổng giá trị tài sản trên sàn bà Thảo nắm giữ tính theo thị giá ngày 18/10/2018 là gần 21 nghìn tỷ đồng. Giá trị cổ phiếu bà Thảo nắm giữ cũng vượt xa so với những nữ tỷ phú còn lại trên sàn chứng khoán.
Bà Thảo gắn với thương hiệu Vietjet Air và sự táo bạo trong cách thức truyền thông hình ảnh của hãng hàng không non trẻ giai đoạn đầu đã gây ra nhiều tranh cãi. Nhưng một điều không thể phủ nhận là kể từ khi lên sàn niêm yết tháng 2/2017, bà Thảo là người có công giúp cổ phiếu VJC bền bỉ tăng giá từ 80.000 đồng lên mức 136.500 đồng hiện nay. Bà Thảo là người tỷ phú đô la thứ hai của Việt Nam được Forbes ghi nhận năm 2017 và năm 2018 tiếp tục lọt vào danh sách 4 tỷ phú đô la của Việt Nam. Nữ doanh nhân cũng được Forbes ghi danh top 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
2. Bà Trương Thị Lệ Khanh
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CTCP Vĩnh Hoàn bà Trương Thị Lệ Khanh sở hữu xấp sỉ 40 triệu cổ phiếu VHC, chiếm 50,3% cổ phần của Thủy sản Vĩnh Hoàn. Vượt lên cả “vua” tôm Dương Minh Ngọc, “bà trùm” thủy sản Trương Thị Lệ Khanh đã từng góp mặt trong top 10 nữ doanh nhân thành đạt do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn hồi 2013 dựa trên rất nhiều tiêu chí như có vai trò quyết định cao nhất trong doanh nghiệp; có thời gian lãnh đạo đủ dài để tạo nên dấu ấn tích cực với công ty và ngành kinh doanh mà họ hoạt động… Nữ tỷ phú An Giang là người sáng lập và chèo lái VHC giúp cổ phiếu doanh nghiệp này từ ngày lên sàn trên 10.000 đồng lên gần 90.000 đồng chốt phiên giao dịch ngày 18/10/2018. Điều này cũng giúp nâng giá trị tài sản của bà Khanh lên hơn 3.500 tỷ đồng.
3. Bà Nguyễn Hoàng Yến
Số tài sản trên sàn chứng khoán nhờ sở hữu hơn 300 nghìn cổ phiếu MCH, gần 43 triệu cổ phiếu MSN, tổng tài sản tính theo thị giá ngày 18/10/2018 của bà Yến cũng gần tương đương với với bà Trương Thị Lệ Khanh, gần 3.500 tỷ đồng. Là thủ lĩnh đa ngành, và Yến tham gia vào các lĩnh vực thực phẩm, khai khoáng, hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ uống với vị trí thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn MaSan, Phó Tổng GĐ kiêm thành viên HĐQT CTCP HTD Masan, thành viên HĐQT CTCP VinaCafé Biên Hòa, thành viên HĐQT CTCP Nước Khoáng Vĩnh Hảo. Đây đều là các thương hiệu có tiếng và ăn lên làm ra tại thị trường Việt Nam nhiều năm qua. Bà Yến cũng tham gia lĩnh vực tài chính với việc sở hữu cổ phiểu tại Techcombank. Tuy nhiên, cuối năm 2015, bà Yến thoái hết gần 7 triệu cổ phiếu sở hữu tại ngân hàng này. Nếu nắm giữ số lượng cổ phiếu này, giá trị tài sản của bà Yến trên sàn sẽ cao hơn hiện nay rất nhiều.
4. Bà Đặng Ngọc Lan
Bà Đặng Ngọc Lan được nhắc đến nhiều với tư cách người đàn bà quyền lực luôn đứng sau chồng là ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên). Bà Lan là người kín tiếng và chỉ lộ diện nhiều trên truyền thông trong vụ việc tại ngân hàng ACB liên quan tới ông Kiên. Là người phụ nữ thông minh, xinh đẹp và từng là hoa khôi, người mẫu ảnh những năm 90 nhưng các thông tin về bà Lan cũng rất ít ỏi.
Theo giới thiệu nhân sự của Vietbank, bà Đặng Ngọc Lan có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, đã tham gia vào nhiều dự án phát triển và đầu tư quan trọng tại Ngân hàng Á châu (ACB). Bà Lan hiện là thành viên HĐQT Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) và sở hữu gần 54 triệu cổ phiếu ACB tính đến tháng 9/2018 với giá trị gần 1.700 tỷ đồng, vượt tài sản của ông Nguyễn Đức Kiên trên 1.300 tỷ đồng. Trong top những người giàu nhất sàn chứng khoán ở thời điểm hiện nay, bà Lan đang nắm giữ vị trí thứ 40.
5. Bà Chu Thị Bình
Cũng lĩnh vực thủy sản như bà Trương Thị Lệ Khanh, bà Chu Thị Bình tham gia điều hành với vai trò là Phó Tổng GĐ và Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú. Năm 2007, khi Thuỷ sản Minh Phú niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM với vốn điều lệ 700 tỷ đồng và cổ phần của hai vợ chồng bà Bình năm trong tay tương đương hơn 50% cổ phần của toàn công ty.
Minh Phú đã có thời điểm rút niêm yết khỏi sàn chứng khoán với lý do tìm kiếm đối tác ngoại để bán một nửa cổ phần nhằm thực hiện chiến lược mở rộng kinh doanh ra nước ngoài nhưng bị giới hạn về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài cản trở (room 49%). Sau đó, giới hạn room đã được gỡ bỏ và Minh Phú đã trở lại sàn chứng khoán. Đầu năm nay, bà Bình còn liên quan tới vụ việc “rùm beng” dư luận khi tố mất 245 tỷ đồng tiền gửi tại Eximbank. Đáng chú ý, trong hơn 1 tháng qua, giá cổ phiếu MPC liên tục tăng mạnh từ 36 nghìn đồng lên gần 45 nghìn đồng ngày 18/10 khiến giá trị tài sản nắm giữ của và Bình cũng tăng mạnh lên gần 1.600 tỷ đồng.
Nguồn: www.24h.com.vn