Áp lực xả hàng khiến VN-Index tiếp tục giảm điểm | Yuanta Việt Nam
Flower
Trang chủNewsTin Từ Công TyÁp lực xả hàng khiến VN-Index tiếp tục giảm điểm

10/12/2009 - 12:00

Áp lực xả hàng khiến VN-Index tiếp tục giảm điểm

Phiên giao dịch sáng nay (10/12), tưởng chừng niềm tin đã trở lại với NĐT khi lực cầu bắt đáy đã giúp chỉ số VN-Index tăng điểm nhẹ. Tuy nhiên, tâm lý xả hàng của bên bán khi thị trường tăng điểm, trong khi bên mua thận trọng hơn đã kéo VN-Index quay đầu giảm điểm.

Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 3,92 điểm lên 474,55 điểm (tăng 0,83%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2.773.660 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 95,83 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 90 mã tăng giá (5 mã tăng trần), 46 mã đứng giá tham chiếu, 57 mã giảm giá (9 mã giảm sàn).

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, xu hướng thị trường lại phát đi tín hiệu xấu khi áp lực bán ra tăng mạnh trong khi sức cầu có dấu hiệu đuối sức, chỉ số VN-Index nhanh chóng đảo chiều mất điểm trở lại trong bối cảnh giao dịch diễn ra trầm lắng và đầy thận trọng.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 11,87 điểm, xuống 458,76 điểm (giảm 2,52%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 28.899.310 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 1099,46 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/12/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 458,72 điểm, giảm 11,91 điểm (-2,53%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 36.542.380 đơn vị, giảm 17,92% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 1.386,648 tỷ đồng, giảm 20,33%.

Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 1.515.860 đơn vị, với tổng giá trị hơn 73,28 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 38.058.240 đơn vị (-17,58%) và tổng giá trị giao dịch đạt 1.459,926 tỷ đồng (-19,01%).

Trong tổng số 193 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HOSE, có 6 mã tăng giá là COM, HBC, NSC, SSC, TNC, LIX, 169 mã giảm giá, 16 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 2 mã tăng trần và 96 mã giảm sàn. Kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 193 mã không còn dư mua.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 8 cổ phiếu giảm giá, 2 mã đứng giá là VIC, CTG.

Cụ thể, CTG giữ nguyên mức giá tham chiếu là 27.700 đồng/cổ phiếu. VIC giữ nguyên mức giá tham chiếu là 103.000 đồng/cổ phiếu.

EIB giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,44%), còn 22.800 đồng. MSN giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,29%), còn 34.800 đồng. giảm 300 đồng/cổ phiếu (-0,70%), còn 42.700 đồng.

BVH giảm 800 đồng/cổ phiếu (-3,23%), còn 24.000 đồng. PVF giảm 1.300 đồng/cổ phiếu (-4,41%), còn 28.200 đồng.

Hai mã cùng giảm kịch sàn là HAG giảm 3.000 đồng/cổ phiếu (-4,69%) xuống 61.000 đồng và VNM giảm 3.500 đồng/cổ phiếu (-4,79%) còn 69.500 đồng.

Mã STB dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với hơn 2,9 triệu đơn vị (chiếm 7,94% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 22.700 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 200 đồng (-0,87%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 24,25% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một số mã như BT6, COM lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là SAV với mức tăng 4,96% lên 38.100 đồng (tăng 1.800 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 15 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 11,73% (do điều chỉnh giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyển nhận cổ tức), mã NAV đóng cửa chỉ còn 14.300 đồng/cổ phiếu (giảm 1.900 đồng), tổng khối lượng giao dịch hơn 21 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối DHG, DRC là 2 cổ phiếu cùng giảm giá mạnh nhất khi mất đi 5.000 đồng/cổ phiếu xuống còn mức giá tương ứng là 108.000 đồng và 104.000 đồng.

Tẩt cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên sàn Tp.Hồ Chí Minh đều giảm kịch sàn. Cụ thể, MAFPF1 giảm 200 đồng (-3,51%), chỉ còn 5.500 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 giảm 700 đồng (-4,96%), chỉ còn 13.400 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 giảm 400 đồng (-4,04%), chỉ còn 9.500 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 giảm 200 đồng (-3,45%), chỉ còn 5.600 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 88 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.148.030 đơn vị, bằng 5,88% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Trong đó, CII được họ mua vào nhiều nhất với 240.140 đơn vị, chiếm 30,26% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như EIB (237.730 đơn vị), VNM (229.660 đơn vị), VFMVF1 (110.000 đơn vị) và HAG (106.950 đơn vị).

Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là RIC (94,92%), DMC (89,74%), SGT (89,23%), DHG (60,64%) và BMI (59,67%).