16/11/2021 - 13:30
Cách quản trị cảm xúc & 10 Thói quen giúp bạn quản trị được cảm xúc
Dù bạn là ai, bạn đang đi học hay đã đi làm, biết cách quản trị cảm xúc là điều rất quan trọng để bạn có được một cuộc sống và công việc tốt hơn. Vậy kỹ năng quản trị cảm xúc là gì? Làm thế nào để bạn biết mình chưa hoàn thiện kỹ năng quản trị cảm xúc? Hãy tham khảo bài viết sau của Yuanta Việt Nam để nhận ra điều đó và thực hành 10 thói quen dưới đây để xây dựng kỹ năng quan trọng này bạn nhé!
Quản trị cảm xúc là gì?
Kỹ năng quản trị cảm xúc là khả năng nhận thức, sẵn sàng chấp nhận, cũng như kiểm soát thành công cảm xúc của bản thân và đôi khi là cả người khác. Nói một cách đơn giản hơn, kỹ năng quản lý cảm xúc đề cập đến khả năng làm chủ cảm xúc của chính mình.
Nhận biết cảm xúc của bạn và học cách quản trị cảm xúc là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà bạn cần có.
Trên thực tế, những người giỏi để ý cảm xúc của họ, có thể giữ bình tĩnh và điều chỉnh hành vi của mình có nhiều khả năng làm tốt trong công việc cũng như trong cuộc sống. Những người giỏi kỹ năng quản trị cảm xúc thường có các mối quan hệ lành mạnh và có khả năng quản lý những khó khăn cũng như thất bại.
Năng lượng của cảm xúc rất mạnh mẽ và đôi khi có thể xâm chiếm hoàn toàn suy nghĩ và hành động của một người. Cả người lớn và trẻ em đều có thể gặp khó khăn trong việc quản lý phản ứng của họ đối với cảm xúc và hành động theo những cách mà họ cảm thấy rất mất kiểm soát.
Ví dụ, bạn đã bao giờ cảm thấy tức giận đến mức nói những điều bạn không cố ý với người bạn yêu chưa? Sau đó, khi bạn bình tĩnh lại, khi cảm xúc trở nên tốt hơn và bạn ước mình đã xử lý nó theo cách khác?
Tất cả chúng ta có thể đều đã trải qua những tình huống như vậy và rồi nhận ra rằng điều quan trọng là chúng ta cần phải học cách quản trị cảm xúc, kiểm soát cảm xúc để có thể đón nhận và đối phó với các tình huống một cách tốt hơn.
Quản trị cảm xúc không chỉ mang lại những lợi ích lớn lao trong đời sống thường ngày, trong các mối quan hệ mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng công việc của bạn. Ngay sau đây, chúng ta sẽ thảo luận về những lợi ích mà kỹ năng quản trị cảm xúc có thể mang lại trong cuộc sống và trong công việc bạn nhé.
Lợi ích mang lại nhờ kỹ năng quản trị cảm xúc
Kỹ năng quản trị cảm xúc giúp bạn xây dựng các mối quan hệ bền chặt hơn, thành công ở trường học cũng như nơi làm việc. Đồng thời, giúp bạn đạt được các mục tiêu nghề nghiệp và cá nhân dễ dàng hơn. Kỹ năng này cũng có thể giúp bạn kết nối với cảm xúc của mình, biến ý định thành hành động và đưa ra những quyết định sáng suốt về những điều quan trọng trong cuộc sống của bạn.
Lợi ích của quản trị cảm xúc trong cuộc sống thường nhật
Trong cuộc sống hằng ngày, biết cách quản trị cảm xúc giúp bạn:
Quản lý bản thân tốt hơn
Bạn có thể kiểm soát cảm xúc và hành vi bốc đồng, quản lý cảm xúc của mình theo những cách lành mạnh, chủ động, tuân thủ các cam kết và thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi.
Củng cố khả năng tự nhận thức
Khi bạn nhận ra cảm xúc của chính mình và hiểu cách quản trị cảm xúc ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của bạn. Khi đó, bạn biết điểm mạnh và điểm yếu của mình, và có sự tự tin.
Nhận thức xã hội
Quản trị tốt cảm xúc giúp bạn có sự đồng cảm với những người xung quanh. Bạn có thể hiểu cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của họ.
Quản lý mối quan hệ tốt hơn
Trí thông minh cảm xúc giúp bạn biết cách duy trì và phát triển các mối quan hệ tốt, kiểm soát và điều tiết được cảm xúc giúp bạn giao tiếp rõ ràng, truyền cảm hứng và có thể ảnh hưởng đến người khác cũng như khả năng làm việc nhóm tốt và quản lý những xung đột.
Trong công việc
Một số lợi ích của biết cách quản trị cảm xúc tại nơi làm việc bao gồm:
Làm việc nhóm hiệu quả hơn
Nhân viên có kỹ năng quản trị cảm xúc đương nhiên làm việc nhóm tốt hơn vì một số lý do sau. Những người thông minh hơn về mặt cảm xúc thường giao tiếp tốt hơn những người khác. Họ sẵn sàng chia sẻ ý tưởng của mình và lắng nghe ý kiến của người khác. Tương tự, họ ít có khả năng kiểm soát hoàn toàn vì họ cũng có thể nghĩ đến người khác.
Những nhân viên có kỹ năng quản trị cảm xúc thường coi trọng ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và có nhiều khả năng tin tưởng họ hơn. Khi phải làm việc theo nhóm, họ là người ân cần, chu đáo và tôn trọng.
Hạn chế những xung đột không đáng có
Trong nhiều trường hợp, việc để cho cảm xúc lấn át dễ làm cho cuộc nói chuyện hay tranh luận trở nên mâu thuẫn. Người không kiểm soát được cảm xúc sẽ rất dễ nảy sinh những phản ứng sai lầm, tạo điều kiện cho tình cảm yêu ghét cá nhân để quyết định đúng sai hoặc thể hiện cái tôi cá nhân quá lớn và bộc lộ điểm yếu.
Trong những tình huống như vậy, người biết cách quản trị cảm xúc cá nhân sẽ để lý trí và các quan điểm phát huy tác dụng thay vì để cảm xúc chi phối. Hãy suy nghĩ khách quan, tìm hiểu vấn đề tường tận, sáng suốt và tôn trọng mọi ý kiến của đồng nghiệp. Quản trị cảm xúc cá nhân tốt sẽ giúp bạn thái độ cư xử phù hợp và khéo léo nhất, tránh được những xung đột không đáng có và làm dịu đi tình hình căng thẳng. Đồng thời tạo điều kiện cho bạn đạt được kết quả công việc như ý.
Duy trì và phát triển các mối quan hệ
Trong bất cứ mối quan hệ nào, việc quản trị cảm xúc tốt trong giao tiếp giúp xây dựng và duy trì mối quan hệ đó tốt đẹp hơn.
Việc bộc lộ những cảm xúc thái quá như giận dữ, bốc đồng, hơn thua… là những yếu tố giết chết mối quan hệ nhanh nhất. Những phản ứng tiêu cực này chỉ làm cho mối quan hệ xấu đi vì có những lời nói, thái độ và hành vi làm tổn thương, thậm chí xúc phạm đến người khác. Đặc biệt nếu đó là cấp trên, đối tác, hay đồng nghiệp thì tất nhiên sẽ nhận lại hậu quả xấu tùy theo mức độ.
Do đó, lợi ích của việc quản trị cảm xúc là thể hiện thái độ đúng mực, ứng xử khéo léo, khôn ngoan. Biết cách kiểm soát cảm xúc còn giúp cho các mối quan hệ được bền vững và phát triển tốt hơn.
Được nhìn nhận chuyên nghiệp hơn trong cách làm việc
Bộc lộ hết mọi thái độ và cảm xúc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cách người khác nhìn nhận về bạn. Đặc biệt đối với cấp trên, họ sẽ không đánh giá cao những người để cảm xúc chi phối. Họ biết rằng, những người mà không làm chủ được cảm xúc rất khó tiến bộ, vươn xa và thiếu chuyên nghiệp. Chưa hết, trong mắt những người xung quanh, không kiểm soát được cảm xúc là biểu hiện của sự chưa trưởng thành, thiếu sự khôn ngoan và không đáng tin cậy.
Do đó, việc làm chủ và quản trị được cảm xúc cá nhân sẽ giúp bạn giữ được hình ảnh tốt trong mắt người khác. Rèn luyện kỹ năng quản trị cảm xúc giúp bạn trở nên điềm tĩnh, trưởng thành và chuyên nghiệp hơn trong mắt cấp trên và đồng nghiệp.
Không để người khác lợi dụng điểm yếu
Trong công việc đôi khi sẽ có những tranh chấp và đối thủ có thể sẽ lợi dụng điểm yếu của bạn để chơi xấu, làm bạn tự hại chính mình chỉ vì họ biết bạn không kiểm soát tốt cảm xúc.
Trong trường hợp người đó biết bạn dễ nóng nảy, họ sẽ cố gắng khiêu khích bạn trong một số trường hợp để bạn nổi nóng và có những phản ứng tiêu cực. Chỉ cần như vậy, bạn đã tự đánh mất hình ảnh tốt đẹp của mình trong mắt cấp trên, đồng nghiệp, đối tác, khách hàng… đồng nghĩa với việc tự đánh mất cơ hội làm việc hay hợp tác.
Do đó, lợi ích của việc biết cách quản trị cảm xúc là giữ cho tâm lí của mình được bình tĩnh, thái độ khách quan nhất để ứng xử tốt trong mọi tình huống, không để người khác khiêu khích, lợi dụng để hạ bệ chính bản thân mình.
Quản trị tốt cảm xúc thể hiện bạn là người có hiểu biết
Người có hiểu biết sẽ luôn cố gắng học hỏi những điều hay lẽ phải để có các quy tắc ứng xử chuẩn mực nhất. Người biết điều tiết cảm xúc của bản thân, biết học cách kiểm soát cảm xúc chắc chắn là một người có hiểu biết, khôn ngoan và có lối sống tích cực. Đương nhiên những người này sẽ được mọi người yêu mến, quý trọng.
Vậy nên, ngoài những yếu tố năng lực và kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản trị cảm xúc chính là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu quyết định sự thành công của bạn trong công việc.
Dấu hiệu cho thấy bạn chưa biết cách quản trị cảm xúc
Khi một người không thể kiểm soát cảm xúc của mình, phản ứng của họ có thể bị gián đoạn hoặc không phù hợp với tình huống hoặc bối cảnh mà họ đang gặp phải. Mất khả năng kiểm soát cảm xúc có thể là tạm thời. Nó có thể được gây ra bởi một cái gì đó như lượng đường trong máu bị giảm hoặc kiệt sức vì thiếu ngủ.
Tuy nhiên, một số người thường xuyên không thể kiểm soát được cảm xúc của mình do thói quen và tính cách. Điều quan trọng là phải biết khi nào bạn không thể kiểm soát cảm xúc của mình, vì điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn chưa biết quản trị cảm xúc.
- Bạn bị choáng ngợp bởi cảm xúc
- Bạn cảm thấy ngại bày tỏ cảm xúc
- Khi bạn cảm thấy tức giận, nhưng không biết tại sao
- Mất kiểm soát hành vi của bản thân
- Khó hiểu lý do tại sao bạn cảm thấy như vậy
- Lạm dụng rượu hoặc ma túy để làm “tê liệt” cảm xúc của bản thân
- …
Có nhiều lý do khiến một người không thể kiểm soát được cảm xúc của mình. Nếu bạn nhận thấy mình đang gặp những dấu hiệu này, hãy luyện tập 10 thói quen được đề cập dưới đây để củng cố kỹ năng quản trị cảm xúc.
10 Thói quen giúp bạn có cách quản trị cảm xúc tốt
Biết cách quản trị cảm xúc không chỉ giúp ích cho cuộc sống đời thường của bạn mà nó còn ảnh hưởng tới chất lượng công việc và cả những quyết định đầu tư, tài chính của bạn. Để có thể rèn luyện cho mình kỹ năng quản trị cảm xúc, dưới đây là những thói quen phù hợp để bạn cải thiện nó.
Thường xuyên xem xét những tác động mà cảm xúc của bạn mang lại
Cảm xúc mãnh liệt không phải là tất cả đều xấu. Cảm xúc làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên độc đáo, thú vị và sôi động hơn. Những cảm xúc tích cực và mạnh mẽ có thể biểu thị rằng chúng ta đang đón nhận cuộc sống một cách ý nghĩa và trọn vẹn, rằng chúng ta không phải kìm nén những phản ứng tự nhiên vốn có của mình.
Đôi khi, việc trải qua một số cảm xúc choáng ngợp là điều hoàn toàn bình thường, khi mà có điều gì đó tuyệt vời xảy ra, khi điều gì đó khủng khiếp xảy ra, hay khi bạn cảm thấy như mình đã bỏ lỡ một điều gì đấy quan trọng.
Tuy nhiên, làm thế nào để bạn biết mình đang gặp vấn đề về cảm xúc?
Đó là những cảm xúc thường xuyên vượt quá tầm kiểm soát và có thể dẫn đến:
- Xung đột trong các mối quan hệ
- Khó kết nối với người khác
- Rắc rối ở nơi làm việc hoặc trong trường học
- Cảm giác thôi thúc sử dụng, tiêu thụ một cái gì đó giúp kiểm soát cảm xúc của bạn
- Bộc phát về thể chất hoặc cảm xúc
Vậy nên, bạn cần dành một chút thời gian để kiểm tra xem đâu là những cảm xúc không kiểm soát được mà đang ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Thói quen này sẽ giúp bạn dễ dàng xác định các vấn đề về cảm xúc gặp phải.
Điều tiết thay vì cố gắng đàn áp cảm xúc
Khi bạn cố gắng đàn áp hoặc kìm nén cảm xúc, bạn đang ngăn bản thân trải nghiệm và thể hiện cảm xúc. Điều này có thể xảy ra một cách có ý thức hoặc vô thức và có thể góp phần gây ra các triệu chứng sức khỏe thể chất và tinh thần, bao gồm:
- Lo âu, phiền muộn
- Chứng khó ngủ
- khó quản lý sự căng thẳng
- Lạm dụng chất kích thích
Cho nên, trong khi học cách quản trị cảm xúc, hãy đảm bảo rằng bạn không cố gắng che dấu mà hãy học cách điều tiết cảm xúc của mình. Một cảm xúc lành mạnh liên quan đến việc tìm kiếm sự cân bằng giữa những cảm xúc mãnh liệt và không có cảm xúc nào cả.
Định vị những cảm xúc của bạn
Dành ra một chút thời gian để kiểm tra lại tâm trạng của bản thân có thể giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Giả sử bạn mới gặp một cô gái được vài tháng. Bạn đã thử hẹn gặp cô ấy vào tuần trước, nhưng họ nói rằng họ không có thời gian. Hôm qua, bạn lại nhắn tin rằng: “Anh muốn gặp lại em sớm. Tuần này mình có gặp được nhau không em? ”
Cuối cùng, hơn một ngày sau cô gái ấy mới trả lời bạn: “Không được rồi. Em bận.”
Bạn đột nhiên khó chịu sau khi đọc dòng tin nhắn ngắn ngủn và lạnh lùng đấy. Không ngừng suy nghĩ, bạn ném điện thoại qua phòng, đập vào sọt rác và đá vào bàn làm bạn bị trầy xước ngón chân.
Nhưng hãy thử dừng lại một chút và bạn tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:
- Bây giờ tôi đang cảm thấy như thế nào? (Thất vọng, bối rối hay tức giận)
- Điều gì xảy ra đã khiến tôi cảm thấy như vậy? (Người đó phủ nhận tôi mà không cần giải thích.)
- Tình huống này một lời giải thích khác có thể hợp lý không? (Có thể họ đang bị ốm, căng thẳng hoặc đang phải giải quyết vấn đề khác mà họ không cảm thấy thoải mái khi giải thích.)
- Tôi muốn làm gì với những cảm giác này? (Hét lên, trút bỏ sự bực bội của tôi bằng cách ném đồ đạc, nhắn lại điều gì đó thô lỗ.)
- Có cách nào tốt hơn để phản hồi lại với tình huống này không? (Hỏi xem mọi thứ có ổn không. Lần tới khi nào thì họ rảnh.)
Bằng cách xem xét lại tình huống và các lựa chọn thay thế khả thi, bạn đang sắp xếp lại suy nghĩ của mình, điều này có thể giúp bạn thay đổi phản ứng nóng nảy đầu tiên của mình.
Sẽ mất một thời gian để cách làm này này trở thành thói quen. Tập luyện và thực hành các bước này trong đầu sẽ giúp bạn quản trị cảm xúc dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.
Chấp nhận mọi cảm xúc của bạn
Nếu bạn đang muốn tìm cách quản trị cảm xúc tốt hơn, bạn có thể thử làm giảm cảm xúc của mình.
Chấp nhận những cảm xúc khi chúng đến sẽ giúp bạn thoải mái hơn với chúng. Tăng cường sự thoải mái của bạn đối với những cảm xúc mãnh liệt cho phép bạn cảm nhận đầy đủ chúng mà không phản ứng theo những cách vô ích hay vượt quá tầm kiểm soát.
Để thực hành chấp nhận cảm xúc, hãy thử nghĩ về chúng như những người đưa tin. Họ không phải là “tốt” hay “xấu” mà trung lập. Có thể đôi khi họ mang lại cho bạn cảm giác khó chịu, nhưng họ vẫn cung cấp cho bạn thông tin quan trọng mà bạn có thể sử dụng.
Chấp nhận cảm xúc có thể dẫn đến sự hài lòng hơn trong cuộc sống và làm giảm các triệu chứng về sức khỏe tâm thần hơn. Hơn nữa, khi mọi người nghĩ rằng cảm xúc của họ là hữu ích sẽ giúp họ có được cuộc sống hạnh phúc hơn.
Thường xuyên viết nhật ký
Cách quản trị cảm xúc khá hiểu quả đó là viết nhật ký cảm xúc của bạn và những phản ứng mà chúng kích hoạt có thể giúp bạn khám phá ra bất kỳ phản ứng tiêu cực nào. Đôi khi, bạn chỉ cần nhớ lại những cảm xúc trong suy nghĩ của mình là đủ. Việc viết cảm xúc ra giấy cho phép bạn suy ngẫm sâu sắc hơn về chúng.
Viết nhật ký cũng giúp bạn nhận ra trong các hoàn cảnh cụ thể nào, như rắc rối trong công việc hay là xung đột trong gia đình, khiến bạn khó kiểm soát cảm xúc hơn. Việc xác định các yếu tố kích hoạt cụ thể giúp bạn có thể đưa ra các cách để quản lý chúng hiệu quả hơn.
Viết nhật ký mang lại nhiều lợi ích nhất khi bạn thực hiện nó đều đặn hàng ngày. Hãy luôn giữ cuốn nhật ký bên mình và ghi lại những cảm xúc mãnh liệt của bạn khi chúng xảy ra. Cố gắng lưu ý các yếu tố kích hoạt và phản ứng của bạn. Nếu phản ứng của bạn không hữu ích, hãy sử dụng nhật ký của bạn để khám phá những phản ứng có ích hơn cho tương lai.
Học cách hít thở sâu
Có rất nhiều thứ để nói về lợi ích và sức mạnh của hơi thở sâu. Dù cho bạn đang cực kỳ vui sướng hay đang tức giận đến mức không thể cất nên lời. Suy nghĩ chậm lại và chú ý đến hơi thở sẽ không làm mất đi cảm xúc (và hãy luôn nhớ rằng, làm mất cảm xúc không phải là mục đích của bạn, mục đích của bạn là kiểm soát nó).
Các bài tập thở sâu có thể giúp bạn bình tĩnh hơn và làm dịu cảm xúc mãnh liệt đầu tiên và bất kỳ phản ứng quá khích nào mà bạn muốn tránh.
Mỗi khi bạn nhận thấy cảm xúc của bản thân đang dần xâm chiếm tâm trí. Hãy thử cách sau đây:
- Hít vào từ từ, một hơi thở sâu cần đến từ cơ hoành, không phải từ ngực. Hãy hình dung hơi thở của bạn đang bốc lên từ sâu trong bụng.
- Giữ hơi thở của bạn và đếm đến ba, sau đó thở ra từ từ.
- Thầm nghĩ và lặp lại một câu thần chú nào đó giúp trấn an bạn, chẳng hạn như “Tôi bình tĩnh” hoặc “Tôi đang cảm thấy rất thư giãn.”
Bộc lộ cảm xúc đúng lúc
Mọi thứ đều có thời gian và thời điểm, kể cả những cảm xúc mãnh liệt của bạn. Ví dụ, khóc nức nở không kiểm soát được là một phản ứng khá phổ biến khi mất đi một người thân yêu. Kêu gào vào gối, thậm chí đấm vào gối, có thể giúp bạn giảm bớt sự tức giận và trút bỏ căng thẳng.
Tuy nhiên, trong các tình huống khác, bạn hãy kiềm chế. Dù bạn có thất vọng đến đâu, thì việc la hét với sếp về một quy định kỷ luật không công bằng sẽ chẳng giúp được gì nhiều.
Lưu tâm đến môi trường xung quanh và tình huống bạn đang gặp phải có thể giúp bạn biết được khi nào thì nên bộc lộ cảm xúc và khi nào bạn nên ngồi nói chuyện nghiêm túc và tử tế với họ.
Tạo không gian riêng cho bản thân
Chủ động tránh xa những cảm xúc mãnh liệt có thể giúp bạn dễ dàng đối phó phản ứng với chúng theo những cách hợp lý hơn.
Mặc dù bạn không muốn ngăn cản hoặc tránh hoàn toàn cảm xúc, nhưng không có hại gì nếu bạn phân tâm cho đến khi bạn ở một nơi tốt hơn để giải quyết chúng. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn sẽ quay lại để giải quyết chúng. Cách đánh lạc hướng cảm xúc bản thân một cách lành mạnh chỉ là tạm thời.
Bạn có thể thực hành một vài cách làm dưới đây để có thể quản trị cảm xúc tốt hơn:
- Đi bộ
- Xem một video vui nhộn
- Nói chuyện với người yêu, người thân của bạn
- …
Thiền định
Thiền định là một trong những phương pháp bạn nên áp dụng để đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
Thiền có thể giúp bạn tăng cường nhận thức về mọi trải nghiệm và cảm giác của bản thân. Khi thiền, bạn đang dạy cho mình cách sống với những cảm xúc đó, bạn chú tâm đến chúng mà không đánh giá mình hoặc cố gắng thay đổi chúng hay muốn làm chúng biến mất.
Như đã giải thích ở đề mục thứ 4, học cách chấp nhận những cảm xúc có thể giúp bạn điều chỉnh cảm xúc dễ dàng hơn.
Tránh căng thẳng, stress
Khi bạn đang gặp nhiều căng thẳng, việc kiểm soát cảm xúc của bạn có thể trở nên khó khăn hơn. Ngay cả những người có khả năng quản trị tốt cảm xúc của mình cũng có thể cảm thấy khó khăn trong thời gian căng thẳng và stress cao độ.
Bằng cách làm nhẹ sự căng thẳng hoặc quản lý sự căng thẳng có thể giúp cảm xúc của bạn trở nên dễ kiểm soát hơn.
Thực hành chánh niệm như thiền cũng có thể giúp giảm căng thẳng. Để ứng phó với những căng thẳng bạn có thể xây dựng những thói quen sau:
- Ngủ đủ giấc
- Dành thời gian để nói chuyện và vui chơi với bạn bè
- Tập thể dục đều đặn
- Đến những nơi thiên nhiên không khí trong lành
- Thường xuyên thư giãn và làm những việc mình thích
- …
Tạm kết
Trên đây là những thông tin và kiến thức mà chúng tôi đã tổng hợp được về vai trò, tầm quan trọng cũng như những lợi ích khi biết cách quản trị cảm xúc mang lại cho đời sống con người. Kèm theo đó là 10 thói quen giúp bạn củng cố và xây dựng kỹ năng kiểm soát, quản trị cảm xúc. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Công Ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam.