Chu kỳ kinh doanh là gì? - Cần làm gì trong các giai đoạn của chu kì?
Flower
Trang chủNewsBlogKiến thức kinh tếChu kỳ kinh doanh là gì? – Cần làm gì trong các giai đoạn của chu kì?

25/04/2023 - 10:52

Chu kỳ kinh doanh là gì? – Cần làm gì trong các giai đoạn của chu kì?

Trong lĩnh vực kinh tế học, chu kỳ kinh doanh là một phạm trù mà mỗi người tham gia kinh doanh nên tìm hiểu. Đây là một khái niệm được sử dụng nhiều trong các hoạt động hoạch định kế hoạch và tính toán chi phí dự kiến cho hoạt động kinh doanh. Mỗi cá nhân tham gia hoạt động kinh tế đều cần hiểu được chu kỳ kinh doanh là gì và có những yếu tố nào tác động đến một chu kỳ kinh doanh.

Chu kỳ kinh doanh là gì? - Cần làm gì trong các giai đoạn của chu kì?

Chu kỳ kinh doanh là gì? – Cần làm gì trong các giai đoạn của chu kì?

Chu kỳ kinh doanh là gì?

Hiểu một cách đơn giản, chu kỳ kinh doanh là sự dao động xuất hiện trong những hoạt động kinh tế của một hoặc nhiều quốc gia. Một chu kỳ kinh doanh được đo lường bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của hoạt động kinh doanh. Trên thực tế, một chu kỳ kinh doanh bắt đầu từ khi nguồn tiền được xuất ra để thanh toán cho các nguồn lực ngắn hạn (nguyên vật liệu) và kết thúc khi thu được tiền về.

Biểu đồ chu kỳ kinh doanh thường gặp

Biểu đồ chu kỳ kinh doanh thường gặp

Nguyên nhân tạo nên chu kỳ kinh doanh

Các trường phái kinh tế học vĩ mô đưa ra các nguyên nhân khác nhau cho để lý giải cho chu kỳ kinh tế. Phổ biến nhất là cách lý giải của John Maynard Keynes, một nhà kinh tế học người Anh đã từng được tạp chí Times bình chọn là một trong những nhà kinh tế học có ảnh hưởng nhất thế hệ 20. Theo ông, các khoản đầu tư cho quá trình tham gia kinh tế là yếu tố dễ thay đổi.

Sự thay đổi của các khoản đầu tư tạo nên chu kỳ kinh tế. Tại đỉnh chu kỳ, thu nhập của nhà đầu tư không có sự tăng trưởng, đồng thời năng lực sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Điều này gián tiếp dẫn đến sự sụt giảm trong khoản đầu tư phái sinh. Ngược lại, tại đáy chu kỳ, các khoản đầu tư tăng lên nhờ các yếu tố ngoại sinh hoặc các nhu cầu đầu tư thay thế, làm gia tăng mức đầu tư phái sinh.

Nhà kinh tế học John Maynard Keynes

Nhà kinh tế học John Maynard Keynes

Các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh

Mỗi chu kỳ kinh doanh bao gồm các quá trình từ khi kế hoạch kinh doanh được hình thành và phát triển, đến giai đoạn tăng trưởng, trưởng thành. Sau khi trải qua giai đoạn trưởng thành, chu kỳ kinh doanh sẽ bước vào giai đoạn suy thoái dần. Một chu kỳ kinh doanh sẽ kết thúc khi không bước được vào giai đoạn phục hồi và trở lại giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.

Giai đoạn hình thành

Giai đoạn hình thành là thời kỳ sơ khai của hoạt động kinh doanh. Ở giai đoạn này, các doanh nghiệp và người tham gia kinh doanh phải xác định và vạch ra bản thảo về kế hoạch, mục tiêu kinh doanh cũng như chiến lược phát triển. Song song đó, doanh nghiệp cũng cần phải đồng thời trang bị các nguồn lực cần thiết về tài chính và con người để bắt đầu thực hiện kế hoạch kinh doanh.

Giai đoạn hình thành được xem là giai đoạn quan trọng nhất, cũng được đánh giá là giai đoạn khó nhất trong chu kỳ. Doanh nghiệp nên đưa ra nhiều hơn một bảng kế hoạch kinh doanh, cũng như tìm cho mình nhiều hơn một nguồn cung nhân lực và tài chính nhằm tăng tính khả thi khi bắt đầu thực hiện. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ gặp phải một số thách thức như:

  • Không tìm được nguồn cung
  • Không tìm được cách thức tiếp cận với đối tượng khách hàng tiềm năng
  • Không chắc chắn về khả năng đi dài hạn của kế hoạch kinh doanh

Doanh nghiệp nên vạch ra kế hoạch kinh doanh cụ thể trước khi bắt đầu

Giai đoạn bắt đầu phát triển

Sau khi xác định được phương án kinh doanh, doanh nghiệp bắt đầu tìm cách để mở rộng quy mô kinh doanh nhằm đạt đến điểm hòa vốn. Các chiến dịch quảng cáo được thực hiện nhằm đưa sản phẩm, dịch vụ kinh doanh tiếp cận các đối tượng khách hang tiềm năng. Trong giai đoạn này, thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp là các khoản chi phí phát sinh và mục tiêu hoàn vốn, cân đối doanh thu.

Mục tiêu lớn nhất của các doanh nghiệp trong giai đoạn bắt đầu phát triển là nhanh chóng đạt đến điểm hòa vốn trong thời gian ngắn nhằm tích góp ngân sách. Bên cạnh đó, việc ổn định nguồn tài chính nhằm hậu thuẫn cho quá trình phát triển về mặt quy mô kinh doanh cũng cần được chú trọng.

Thực tế cho thấy đã có nhiều doanh nghiệp gặp thất bại ở giai đoạn này. Nguyên nhân lớn nhất là do sự mất cân bằng trong thu – chi. Các doanh nghiệp không kiểm soát được lượng tiền được chi nhằm ổn định quá trình phát triển, dẫn đến tang trưởng âm, không đạt được điểm hòa vốn. Khả năng tài chính dần thâm hụt đến trạng thái không thể phục hồi sẽ dẫn đến sự thất bại của doanh nghiệp.

Giai đoạn tăng trưởng

Nếu doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề tài chính phát sinh trong giai đoạn bắt đầu, khả năng doanh nghiệp bước tiếp vào giai đoạn tăng trưởng là khá cao. Ở giai đoạn này, hoạt động đầu tư có sự gia tăng nhanh chóng và đồng thời trong các hoạt động kinh tế khác nhau. Bên cạnh đó, GDP trong giai đoạn này cũng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.

GDP tăng trưởng mạnh mẽ nếu doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn bắt đầu

Giai đoạn trưởng thành

Doanh nghiệp được xem là trưởng thành khi đã ổn định được quá trình kinh doanh và sở hữu nhóm khách hàng trung thành. Lúc này, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ đạt đỉnh cao, do chi phí phải bỏ ra cho quá trình tiếp cận khách hàng không còn cao như các giai đoạn trước đó. Sau khi đã xây dựng được thương hiệu và ổn định vị thế, phần lớn chi phí của doanh nghiệp lúc này chỉ nhằm duy trì hoạt động.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nên lơ là trong giai đoạn này. Bởi doanh nghiệp cần chuẩn bị các phương án và cách giải quyết cho các tình huống khác nhau có thể xảy ra vào giai đoạn suy thoái sau đó. Các phương án được đề ra trong giai đoạn chuẩn bị này sẽ là bước đệm cho doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn suy thoái và bước vào chu kỳ kinh doanh tiếp theo.

Giai đoạn suy thoái

Giai đoạn suy thoái xảy ra khi sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp không còn được tiêu thụ nhiều trên thị trường do các lý do khác nhau. Đây là giai đoạn mà không một doanh nghiệp nào mong muốn nhưng lại không thể tránh khỏi. Nếu không có các bước chuẩn bị từ trước, doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng và đi đến sự kết thúc của chu kỳ kinh doanh.

Cần làm gì trong giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh doanh?

Khi đối diện với giai đoạn suy thoái, các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai phương án: phát triển sản phẩm mới hoặc rút lợi nhuận và tuyên bố phá sản. Với phương án thứ nhất, các doanh nghiệp có thể bắt đầu lại chu kỳ kinh doanh bằng cách nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm mới. Nếu thành công, doanh nghiệp sẽ lại có thể bước vào giai đoạn tăng tưởng mới.

Một số doanh nghiệp lựa chọn phương án thứ hai: rút lợi nhuận và tuyên bố phá sản. Để rút được khoản lợi nhuận tối đa, nhiều doanh nghiệp lựa chọn bán lại doanh nghiệp cho một nhà đầu tư hùng mạnh khác. Đa phần các doanh nghiệp non trẻ đều lựa chọn phương án thứ hai do chưa đủ kinh nghiệm để xoay sở và vực dậy doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp bán lại cho các nhà đầu tư mạnh nhằm rút lợi nhuận tối đa

Dù có các giai đoạn như nhau, mỗi doanh nghiệp sẽ có cách giải quyết khác nhau đối với từng vấn đề cụ thể. Do đó, để có thể duy trì hoạt động kinh doanh, người tham gia kinh doanh cần hiểu được chu kỳ kinh doanh là gì và đâu là những thách thức trong từng giai đoạn của chu kỳ. Hiểu rõ các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp tìm được phương án duy trì hoạt động kinh tế lâu dài. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.