Giá trần, giá sàn, giá tham chiếu là gì? Cách tính như thế nào? | Yuanta
Flower
  • VN-Index

    1174.85

    -18.16 (-1.52%)
  • HNX-Index

    220.8

    -5.4 (-2.39%)
  • UPCOM-Index

    87.16

    -0.99 (-1.12%)
  • VN30-Index

    1194.03

    -16.71 (-1.38%)
  • VNDiamond

    1995.61

    -35.75 (-1.76%)
  • VNFinlead

    1914.51

    -22.58 (-1.17%)
  • VNMidcap

    1731.28

    -41.22 (-2.33%)
  • VNSmallcap

    1357.83

    -27.25 (-1.97%)
Trang chủTin tứcBlogKiến thức chứng khoánGiá trần, giá sàn, giá tham chiếu là gì? Cách tính như thế nào?

24/08/2022 - 14:55

Giá trần, giá sàn, giá tham chiếu là gì? Cách tính như thế nào?

Chứng khoán là một kênh đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhưng đi kèm với đó là rủi ro cũng rất lớn. Kiến thức liên quan đến lĩnh vực này rất đa dạng và phức tạp. Trong đó, giá trần, giá sàn, giá tham chiếu là gì được xem là “bài học vỡ lòng” đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về 3 chỉ số giá này và cách tính chúng.

Giá trần, giá sàn, giá tham chiếu là gì?

Giá trần là gì?

Giá trần được hiểu là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Theo đó, nhà đầu tư không thể đặt lệnh mua hoặc bán cao hơn mức giá trần được được đưa ra. Nếu đặt ngoài mức giá trần được niêm yết hệ thống sẽ báo lỗi và nhà đầu tư sẽ không đặt được lệnh.

Công thức tính giá trần: Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ dao động)

Giá sàn là gì?

Giá sàn chứng khoán được xác định là mức giá thấp nhất mà các nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc lệnh bán trong ngày giao dịch. Việc đưa ra mức giá sàn để tránh tình trạng bán tháo quá thấp giá cổ phiếu trong một phiên gây nhiễu loạn thị trường.

Công thức tính giá sàn:

Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ dao động)

Giá tham chiếu là gì?

Giá tham chiếu được xác định là giá đóng cửa (nghĩa là giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng) của ngày giao dịch liền kề trước đó. Giá tham chiếu là căn cứ để tính toán mức giá trần và mức giá sàn trong ngày giao dịch hiện tại. 

Quy định về giá tham chiếu tại mỗi sàn giao dịch chứng khoán như sau: 

  • Sàn giao dịch HOSE: Giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang giao dịch được xác định là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất liền kề trước đó (trừ trường hợp đặc biệt). 
  • Sàn giao dịch HNX: Giá tham chiếu được xác chính là giá đóng cửa của ngày giao dịch liền kề trước đó (trừ trường hợp đặc biệt). 
  • Sàn giao dịch UPCOM: Giá tham chiếu được tính bằng bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch liền kề gần nhất trước đó (trừ trường hợp đặc biệt).

Biên độ giao động là gì?

Biên độ dao động là thuật ngữ thể hiện số phần trăm của giá cổ phiếu có thể biến động tăng hoặc giảm trong một phiên giao dịch chứng khoán. Như vậy có thể hiểu giá trần và giá sàn của một phiên giao dịch bằng giá tham chiếu cộng trừ biên độ dao động. Mỗi sàn sẽ có biên độ giao động khác nhau, cụ thể:

  • Biên độ giao động tại sàn HOSE là 7% 
  • Biên độ giao động tại sàn HNX là 10%
  • Biên độ giao động tại sàn UPCOM là 15%

Ví dụ: giá tham chiếu của cổ phiếu X trên sàn HOSE ngày hôm nay là 30.000.000 VNĐ. Biên độ dao động 7% là 2.100 VNĐ. Giá trần (+7%) sẽ là 32.100.000 VNĐ còn giá sàn (-7%) là 28.900.000 VNĐ.

Trong phiên giao dịch đầu tiên khi một cổ phiếu lên sàn, giá tham chiếu là giá tham lý thuyết. Do không có phiên trước đó nên không có giá tham chiếu như cách thông thường. Giá tham lý thuyết được công ty chứng khoán khuyến nghị căn cứ theo giá cổ phiếu đã niêm yết trước đó của các công ty cùng ngành và được Sở giao dịch chấp thuận. 

Để tránh tình trạng giá tham chiếu lý thuyết này sai lệch quá lớn biên độ dao động cho lần niêm yết đầu này sẽ rộng hơn khá nhiều so với bình thường. Cụ thể, sàn HOSE là 20% trong khi sàn HNX là 30% và sàn UPCOM là 40%.

Biên độ giao động ở mỗi sàn là khác nhau

Quy tắc làm tròn giá trần, giá sàn

Theo quy định của Luật Chứng khoán hiện hành thì biên độ giao động của 3 sàn HOSE, HNX, UPCOM lần lượt là 7%, 10% và 15%. Tuy nhiên, điều này nảy sinh một vấn đề trong thực tế là khi nhân với 7% hay 10% hay 15% thì đa phần kết quả sẽ là số lẻ. Chính vì vậy, quy tắc làm tròn giá được áp dụng trong trường hợp này. Vậy quy tắc làm tròn giá trần, giá sàn như thế nào?

Hiện nay, quy tắc làm tròn sẽ phụ thuộc vào chỉ số bước giá chứng khoán. Theo đó, bước giá chứng khoán được xác định là mức giá tăng lên hoặc giảm xuống theo từng bước và được quy định bởi các sàn niêm yết. Như vậy, nhà đầu tư bắt buộc phải tuân thủ theo quy định này của bước giá khi đặt lệnh bán hoặc mua cổ phiếu. Theo đó, sẽ có 3 trường hợp sau:

  • Giá của những cổ phiếu nhỏ hơn 10.000 VNĐ thì khi đó bước giá phải chi hết cho 10 VNĐ.
  • Giá của những cổ phiếu nằm trong khoảng từ 10.000 đến 50.000 VNĐ thì khi đó bước giá phải chia hết cho 50 VNĐ.
  • Giá của những cổ phiếu lớn hơn 50.000 VNĐ thì khi đó bước giá phải chia hết cho 100 VNĐ.

Khi làm tròn giá trị của biên độ dao động cần lưu ý:

  • Giá trị biên độ dao động bắt buộc phải khớp với quy định của bước giá chia hết.
  • Giá trị biên độ dao động khi làm tròn bắt buộc phải bé hơn so với giá trị biên độ được tính theo công thức khi đem nhân với phần trăm biên độ được quy định của mỗi một sàn.

Quy tắc làm tròn giá trần, giá sàn

Để hiểu rõ hơn về quy tắc làm tròn giá trần, giá sàn, hãy tham khảo ví dụ sau đây:

Cổ phiếu của Ngân hàng BIDV tại sàn giao dịch HOSE có giá tham chiếu là 22.4 trên bảng giá chứng khoán (tức 22.400 VNĐ). Do biên độ giao động ở sàn HOSE là 7% nên giá trị của biên độ giao động sẽ là:

22.400 x 7% = 1.568 VNĐ

Có thể thấy, giá trị của biên độ giao động này là một số lẻ. Do giá cổ phiếu của BIDV nằm trong khoảng 10.000 đến 50.000 VNĐ nên bước giá tại mỗi lần nhảy phải chia hết cho 50 VNĐ và là 2 giá trị gần nhất liền trước, liền sau giá trị của biên độ này. 

Như vậy 1.550 và 1.600 VNĐ là 2 giá trị thỏa mãn yêu cầu trên. Tuy nhiên, theo quy định giá trị của biên độ giao động khi làm tròn phải bé hơn so với giá trị ban đầu nên 1.550 VNĐ là giá trị thích hợp nhất. Khi đó:

Giá trị tối đa thực của biên độ giao động của mã cổ phiếu BIDV là:

1.550/ 22.400 = 6,92%

Giá trần của mã cổ phiếu BIDV là:

22.400 + 1.550 = 23.950 VNĐ

Giá sàn của mã cổ phiếu BIDV là:

22.400 – 1.550 = 20.850 VNĐ

Cách thể hiện giá trần, giá sàn, giá tham chiếu trên bảng chứng khoán

Sau khi hiểu được lý thuyết giá trần, giá sàn, giá tham chiếu là gì, thì câu hỏi tiếp theo đặt ra là cách chúng được thể hiện trên bảng chứng khoán như thế nào để nhà đầu tư có thể nhận biết? Nhằm giúp các nhà đầu tư dễ dàng phân biệt, trên bảng giá thường quy định màu sắc khác nhau cho 3 chỉ số giá này.

Trên bảng giá giao dịch của sàn HOSE và sàn HNX, giá trần, giá sàn và giá tham chiếu được quy định cụ thể như sau:

  • Giá trần là màu tím
  • Giá sàn là màu xanh da trời
  • Giá tham chiếu là màu vàng

Bên cạnh đó quy định màu xanh lá tương ứng với mức tăng và màu đỏ là mức giảm. Nhà đầu tư có thể căn cứ vào cách thể hiện các mức giá và sự biến động của chúng để đưa ra quyết định đặt lệnh.

Ngoài ra, một số công ty chứng khoán còn quy định mức độ tăng và giảm dựa trên sắc độ xanh hoặc đỏ. Cụ thể:

  • Giá cổ phiếu tăng càng mạnh thì màu xanh sẽ càng đậm và ngược lại.
  • Giá cổ phiếu càng giảm thì màu đỏ sẽ càng đậm và ngược lại.

Bên cạnh đó, tại mục giá trần sẽ được thêm ký hiệu CE (ceiling). Đồng thời, tại mục giá sàn sẽ được thêm ký hiệu FL (floor).

Cách thể hiện giá trần, giá sàn, giá tham chiếu trên bảng chứng khoán

Bài viết đã chia sẻ về giá trần, giá sàn, giá tham chiếu là gì và các kiến thức liên quan. Qua đó giúp các nhà đầu tư mới hiểu hơn về 3 chỉ số giá này. Từ đó có những phân tích, so sánh để đưa ra các quyết định đặt lệnh hợp lý. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.