Hedging là gì trong chứng khoán? Một số lưu ý nhà đầu tư cần nhớ
Flower
  • VN-Index

    1202.39

    24.99 (+2.12%)
  • HNX-Index

    226.19

    3.56 (+1.6%)
  • UPCOM-Index

    87.95

    0.44 (+0.5%)
  • VN30-Index

    1230.52

    30.15 (+2.51%)
  • VNDiamond

    2092.99

    70.32 (+3.48%)
  • VNFinlead

    1981.44

    29.41 (+1.51%)
  • VNMidcap

    1792.35

    41.11 (+2.35%)
  • VNSmallcap

    1385.8

    24.75 (+1.82%)
Trang chủTin tứcBlogKiến thức chứng khoánHedging là gì trong chứng khoán? Một số lưu ý nhà đầu tư cần nhớ

28/04/2022 - 16:49

Hedging là gì trong chứng khoán? Một số lưu ý nhà đầu tư cần nhớ

Đối với các nhà đầu tư, việc đầu tư vào bất kì một lĩnh vực nào cũng có 2 mặt lợi và hại. Bạn có thể đạt được lợi nhuận hấp dẫn trong thời gian ngắn tuy nhiên đôi khi cũng không tránh khỏi những rủi ro khôn lường dẫn đến thua lỗ. Để phòng tránh được rủi ro, các nhà đầu tư cần trang bị cho mình kiến thức về kỹ thuật đầu tư hedging. Vậy Hedging là gì? Mời bạn cùng Yuanta xem qua bài viết này để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức nhé.

Hedging là gì trong chứng khoán?

Khái niệm Hedging

Hedging là một thuật ngữ khá quen thuộc với các nhà đầu tư lâu năm, dày dặn kinh nghiệm tuy nhiên cũng khá mới mẻ với các nhà đầu tư f0 mới tham gia vào thị trường. 

Hedging là gì trong thị trường đầu tư?

Trong tiếng Anh, Hedging có thể được hiểu là rào cản, nó có vai trò bảo vệ các danh mục đầu tư nếu như có rủi ro xảy xa. Chúng ta cũng có thể hiểu phương pháp đầu tư này như một loại bảo hiểm, nó giúp các nhà đầu tư đưa mức những rủi ro về mức thấp nhất khi thị trường có biến động xấu.

Hedging là việc mà nhà đầu tư mở ra 1 vị thế nghịch đảo với vị thế đang nắm giữ. Cụ thể các nhà đầu tư sẽ thực hiện giao dịch với 2 lệnh đối nghịch nhau trên cùng một cặp tiền tệ với cùng một khối lượng nhất định. Nếu như thị trường có biến động ngược lại với những gì mà nhà đầu tư đang kỳ vọng, và vị thế này gặp phải rủi ro, khi đó Hedging sẽ tạo ra lợi nhuận và đồng thời nó sẽ sử dụng khoản lợi nhuận đó để đắp vào phần lỗ của nhà đầu tư. 

Tuy nhiên, phương pháp này có điểm khác biệt với việc chúng ta mua bảo hiểm, đó là các nhà đầu tư sẽ tự đưa ra quyết định việc có thực hiện hay không, và mức độ phòng tránh rủi ro cũng tùy thuộc vào từng chiến lược Hedging mà mỗi nhà đầu tư đưa ra. 

Ứng dụng Hedging vào các thị trường tài chính Việt Nam:

Ứng dụng Hedging vào các thị trường tài chính Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, phương pháp đầu tư này thường được sử dụng tại các lĩnh vực tài chính trong nước cụ thể như sau:

Thị trường chứng khoán: 

Ở lĩnh vực chứng khoán sản phẩm phổ biến nhất trên thị trường là cổ phiếu. Công cụ Hedging ở thị trường này thường là những hợp đồng tương lai hoặc hợp đồng quyền chọn. Trong đó, phổ biến nhất là hợp đồng quyền chọn.

Ví dụ: Anh A là 1 nhà đầu tư hiện sở hữu 2000 cổ phiếu FFF thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng với mức giá hiện tại 60.000VNĐ/CP. Anh A đang lo ngại thị trường biến động trong tương lai và sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của công ty FFF và giá của cổ phiếu cũng bị ảnh hưởng theo, nên anh A quyết định sử dụng hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư của mình.

Cụ thể, anh A thực hiện như sau: Anh A thực hiện mua 1 quyền chọn bán 2000 cổ phiếu FFF với mức giá thực hiện là 55.000VNĐ/CP, với phí quyền chọn là 3.000VNĐ/CP. Sẽ có 2 kịch bản khi đến ngày đáo hạn như sau:

  • Trường hợp 1, giá của cổ phiếu FFF giảm y như anh A đã lo lắng, chỉ còn 40.000VNĐ/CP. Khi đó, anh A sẽ thực hiện quyền chọn bán của mình. Sau khi thực hiện phương pháp đầu tư này, thay vì anh A bị lỗ 20.000VNĐ/CP thì anh chỉ bị lỗ còn 8.000VNĐ/CP (Phí quyền chọn = chi phí thực hiện). Anh A lúc này đã đạt được mục đích giảm thiểu rủi ro cho danh mục đầu tư của mình.


  • Trường hợp 2, giá của cổ phiếu FFF không bị giảm mà còn tăng lên với mức giá là 65.000VNĐ/CP. Lúc này anh A quyết định không thực hiện quyền nữa và anh sẽ bán cổ phiếu FFF đó trên thị trường giao ngay. Khi đó, lợi nhuận mà anh có được sau khi trừ đi chi phí là 20.000VNĐ/CP.

Trên đây chỉ là 1 ví dụ về chiến lược phòng ngừa rủi ro, và trên thực tế ở thị trường chứng khoán hiện nay, các nhà đầu tư có kinh nghiệm dày dặn sẽ có rất nhiều cách thực hiện Hedging khác nhau để phòng tránh rủi ro cho những danh mục đầu tư của mình.

Thị trường hàng hóa: 

Ở lĩnh vực này, các sản phẩm đầu tư sẽ là nông sản, năng lượng, kim loại, khoáng sản,… Và những rủi ro ở thị trường này gặp phải thường là thiên tai, thời tiết, nguồn nguyên bị cạn kiệt,… mà giá cả của các sản phẩm liên quan cũng bị ảnh hưởng rủi ro theo. Chính vì thế mà phương pháp Hedging ở thị trường hàng hoá này cũng được sử dụng khá phổ biến, chủ yếu là hợp đồng tương lai. Khác với hợp đồng quyền chọn, khi sử dụng hợp đồng tương lai, bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện quyền chứ không được chọn có hay không.

Ví dụ: Công ty nệm cao su ABC có kế hoạch trong 6 tháng tới sẽ nhập 1000 tấn cao su thô cho hoạt động sản xuất của mình. Tuy nhiên theo dự báo thời tiết trong vòng 6 tháng tới sẽ không được thuận lợi cho việc cây cao su tạo ra cao su thô, từ đó năng suất giảm so với năm trước nên công ty ABC lo ngại về việc giá cả của cao su thô sẽ tăng.

Để phòng tránh rủi ro về giá cao su tăng trong tương lai so với giá ở hiện tại, công ty ABC thực hiện phương thức Hedging bằng cách mua hợp đồng tương lai cho 1000 tấn cao su thô với mức giá thực hiện là “K” và phí tương lai là “p”.

Đến ngày đáo hạn hợp đồng, bên bán cần phải giao cho công ty nệm cao su ABC 1000 tấn cao su thô như đã cam kết với mức giá trong hợp đồng, và công ty ABC phải chấp nhận mua cho dù giá thị trường ở thời điểm đó tăng hay giảm. Lúc này cũng có 2 kịch bản có thể xảy ra:

  • Trường hợp 1, giá của “K” cao hơn giá giao ngay, công ty ABC không những Hedging không thành công, mà còn phải tốn thêm nhiều chi phí khác so với việc mua cao su thô từ thị trường giao ngay.
  • Trường hợp 2, (K + p) < giá ở thị trường giao ngay, công ty ABC đã thực hiện việc Hedging thành công.
  • Trường hợp 3, (K + p) = giá ở thị trường giao ngay, lúc này việc Hedging của công ty ABC không hiệu quả.

Thị trường ngoại hối

Tại thị trường này sản phẩm chủ yếu được giao dịch là các cặp tỷ giá. Thông thường nghiệp vụ hedge được các nhà đầu tư chuyên nghiệp hoặc các nhà đầu tư thuộc tổ chức tài chính áp dụng. Đối với các nhà đầu tư tại Việt Nam thị trường ngoại hối không được phổ biến rộng rãi có thể bởi vì chi phí giao dịch.

Một số lưu ý nhà đầu tư cần biết khi sử dụng phương pháp Hedging

Ý nghĩa trong thị trường tài chính Việt Nam

Sau khi đã hiểu được định nghĩa của phương pháp này là gì, nhà đầu tư cần phải biết thêm về một số lưu ý để tránh rủi ro và thực hiện giao dịch hiệu quả hơn. 

Để tránh những rắc rối không đáng có trong nhà đầu tư cần phải có sự tìm hiểu kỹ càng về phương thức đầu tư này. Nguyên nhân vì không phải sàn giao dịch nào cũng cho phép sử dụng phương pháp này. 

Việc sử dụng đồng thời 2 lệnh cùng lúc đồng nghĩa với việc nhà đầu tư phải chịu cùng lúc 2 khoản phí. Vì vậy cần cân nhắc về vấn đề phí giao dịch khi sử dụng.

Để tối thiểu được rủi ro cho bản thân xuống mức thấp nhất nhà đầu tư nên ưu tiên sử dụng các cặp tiền có biên độ biến động ít.

Dự đoán thị trường của nhà đầu tư đôi khi gặp phải sai lầm do xác suất các cặp tiền ngoại hối tương quan nghịch đảo không thể tuyệt đối hoàn toàn 100%.

Ở các giai đoạn chọn lệnh duy trì, nếu nhà đầu tư không có sự quyết đoán và tỉnh táo sẽ rất dễ mất đi cơ hội thu được lợi nhuận khủng.

Nói tóm lại, trên đây là những thông tin cơ bản về nghiệp vụ phòng tránh rủi ro Hedging ở thị trường Việt Nam hiện nay. Hy vọng các bạn sẽ nắm được thêm những kiến thức hữu ích về khái niệm và ý nghĩ cũng như những thị trường mà Hedging được áp dụng phổ biến. Chúc các bạn có thêm nhiều giao dịch thành công hơn nữa nhé! Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.