Nên đầu tư chứng khoán dài hạn hay ngắn hạn? | Yuanta Việt Nam
Flower
Trang chủNewsBlogKiến thức chứng khoánNên đầu tư chứng khoán dài hạn hay ngắn hạn?

29/04/2022 - 09:53

Nên đầu tư chứng khoán dài hạn hay ngắn hạn?

Nên đầu tư chứng khoán dài hạn hay ngắn hạn? Hai hình thức đầu tư này có những ưu điểm, nhược điểm và sự khác biệt như thế nào? Nhà đầu tư nào sẽ phù hợp với chứng khoán dài hạn? Nhà đầu tư nào sẽ phù hợp với chứng khoán ngắn hạn? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc trên! 

Nên đầu tư chứng khoán dài hạn hay ngắn hạn?

Chứng khoán là gì? 

Chứng khoán (hay Securities) có thể hiểu một cách ngắn gọn là các loại giấy tờ có giá trị như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh… Đây là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư sở hữu với phần vốn hay tài sản của tổ chức phát hành. Loại giấy tờ có giá trị này có thể được thể hiện theo hình thức chứng chỉ, dữ liệu điện tử hay bút toán ghi sổ.

Chứng khoán là gì? Đầu tư chứng khoán là gì?

Tổng quan về đầu tư chứng khoán dài hạn

Đầu tư chứng khoán dài hạn là việc mà nhà đầu tư mua vào và nắm giữ các loại cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác trong dài hạn. Nhà đầu tư sẽ mua vào vào thời điểm giá chứng khoán xuống thấp và nắm giữ trong một khoảng thời gian dài hạn (1 năm trở lên) sau đó khi thị trường đi lên thì sẽ bán và thu lợi nhuận cao. Thông thường đầu tư dài hạn sẽ kéo dài trong khoản thời gian từ 3 – 5 năm hoặc thậm chí là 10 năm hay cả đời.

Ưu và nhược điểm của chứng khoán dài hạn

Ưu điểm:

Ưu điểm đầu tiên của chứng khoán dài hạn là rủi ro thấp. Nếu như nhà đầu tư ngắn hạn thường gặp nhiều rủi ro do các biến động không ngừng của thị trường, thì nhà đầu tư dài hạn không chịu nhiều tác động từ các diễn biến ngắn hạn này. Số lượng giao dịch mà nhà đầu tư dài hạn thực hiện cũng ít hơn, vì vậy, họ dễ kiểm soát rủi ro hơn.

Lợi nhuận đảm bảo: Nhà đầu tư dài hạn theo dõi bức tranh tổng thể của thị trường. Sau khi đã kiên nhẫn nắm giữ chứng khoán trong một thời gian nhất định, nhà đầu tư sẽ xác định được thời điểm phù hợp nhất để bán chứng khoán ra với giá cao và thu được lợi nhuận lớn nhất.

So với hình thức đầu tư bằng cách gửi tiết kiệm đầu tư chứng khoán thu được lợi nhuận hơn rất nhiều. Trong đầu tư dài hạn, thay vì chia nhỏ vốn vào nhiều các danh mục nhỏ lẻ và mong chờ lợi nhuận trong ngắn hạn, nhà đầu tư tập trung đầu tư vào các mã cổ phiếu lớn có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai để thu được lợi nhuận tối ưu.

Nhược điểm

Nhược điểm dễ nhận thấy nhất khi đầu tư chứng khoán dài hạn chính là thời gian để nhà đầu tư thu hồi vốn và lãi khá lâu. Và đôi khi lãi suất nhận được không tương xứng với thời gian bỏ ra đầu tư. 

Vì thời gian kể từ khi nhà đầu tư mua vào chứng khoán cho đến khi bán ra để thu hồi lại vốn và lãi thường rất lâu. Do đó, chứng khoán dài hạn thường phù hợp với những nhà đầu tư có nguồn tiền nhàn rỗi và có thời gian thong thả.

Đầu tư chứng khoán dài hạn

>>> Xem thêm: 7 Sai lầm khi đầu tư cổ phiếu mà các nhà đâu tư hay mắc phải

Nhược điểm thứ hai của chứng khoán dài hạn chính là nhà đầu tư có thể bỏ lỡ các cơ hội. Nhà đầu tư dài hạn thường không coi trọng các biến động ngắn hạn trên thị trường, do đó, có thể bỏ lỡ thời cơ bán ra khi giá chứng khoán đạt đỉnh. Điều này dẫn tới nhà đầu tư vẫn có thể có lãi khi nắm giữ chứng khoán trong thời gian dài, nhưng mức lợi nhuận này thấp hơn so với đầu tư ngắn hạn.

Lưu ý khi đầu tư chứng khoán dài hạn

  • Khi đầu tư chứng khoán dài hạn, nhà đầu tư cần có tầm nhìn dài hạn, có cái nhìn bao quát tổng thể bức tranh toàn cảnh thị trường. Nhà đầu tư dài hạn không nên quá để tâm đến các diễn biến thị trường ngắn hạn. 
  • Nhà đầu tư dài hạn cần kiên định với chiến lược của mình, tránh mắc phải tâm lý đám đông hay tâm lý FOMO, tránh chạy theo xu hướng. Các biến động về chỉ số, diễn biến giá trong ngày, trong tuần không nên là cơ sở cho các quyết định bán ra của nhà đầu tư.
  • Nhà đầu tư cần xác định được các mã chứng khoán đang bị định giá thấp ở thời điểm hiện tại để đầu tư cho tương lai. Bởi khi thị trường nhận định được chính xác giá trị của mã chứng khoán đó thì chắc chắn nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận lớn.

Tổng quan về chứng khoán ngắn hạn

Chứng khoán ngắn hạn là các loại cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác được nhà đầu tư nắm giữ và mua bán trong một thời gian tương đối ngắn, thường từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, hoặc tối đa 1 năm.

Đầu tư chứng khoán ngắn hạn còn được biết đến như một hình thức đầu tư lướt sóng. Nhà đầu tư có thể mua vào khi giá rẻ và bán ra khi giá cao chỉ trong thời gian ngắn để thu được lợi nhuận. Việc cắt lỗ cũng được thực hiện nhanh chóng ngay khi giá chứng khoán có dấu hiệu đi xuống. 

Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

>>> Xem thêm: Nên làm gì khi cổ phiếu mất giá

Ưu và nhược điểm của chứng khoán ngắn hạn

Ưu điểm

Ưu điểm lớn nhất của chứng khoán ngắn hạn là việc thu hồi vốn và lợi nhuận diễn ra nhanh chóng. Nhà đầu tư chứng khoán ngắn hạn có thể chớp lấy cơ hội khi giá chứng khoán có các biến động lên xuống để kiếm lời dựa trên chênh lệch giá trong một thời gian ngắn.

Việc đầu tư chứng khoán ngắn hạn cũng cho phép nhà đầu tư thu hồi vốn và quay vòng vốn nhanh. Nhà đầu tư do đó có thể dễ dàng có vốn để đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình.

Nhược điểm

Nhược điểm mà nhiều nhà đầu tư lo ngại nhất khi đầu tư chứng khoán là thị trường biến động liên tục và đầu tư ngắn hạn đem lại rủi ro khá cao. Do đó, nhiều nhà đầu tư vẫn còn cân nhắc nên đầu tư chứng khoán dài hạn hay ngắn hạn. 

Đầu tư chứng khoán ngắn hạn chính là hình thức lướt sóng. Nhà đầu tư có cơ hội ăn chênh lệch lớn, có lãi trong nhiều tháng liền. Tuy nhiên, việc đầu tư ngắn hạn cũng có thể dẫn đến rủi ro mất trắng nếu nhà đầu tư đưa ra các quyết định sai lầm.

Lưu ý khi đầu tư chứng khoán ngắn hạn

Khi đầu tư chứng khoán ngắn hạn, nhà đầu tư cần thường xuyên theo dõi các biến động của thị trường. Chỉ một diễn biến nhỏ về giá, hay các chỉ số cũng có thể dẫn đến ảnh hưởng lớn tới các quyết định mua vào/ bán ra của nhà đầu tư.

Nhà đầu tư chứng khoán ngắn hạn cần có chiến lược an toàn, xác định rõ thời điểm chốt lời, cắt lỗ; xác định và dự báo được đỉnh/ đáy của mã chứng khoán trong ngắn hạn; lựa chọn giao dịch với giá cả và khối lượng phù hợp.

Sự khác biệt giữa đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn

Có ba sự khác biệt rất lớn giữa đầu tư ngắn hạn với đầu tư dài hạn khi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “nên đầu tư chứng khoán dài hạn hay ngắn hạn”.

Sự khác biệt giữa đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn

Thứ nhất, yếu tố khác biệt căn bản đầu tiên chính là yếu tố thời gian. Thời gian ở đây được hiểu là thời gian trong suốt quá trình từ khi bắt đầu đầu tư cho tới khi thu hồi vốn và lợi nhuận. 

Đối với đầu tư chứng khoán ngắn hạn, thời gian đầu tư thường kéo dài trong vòng 1 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng. Đối với đầu tư chứng khoán dài hạn, thời gian đầu tư kéo dài trong vòng 1 năm, thậm chí lâu hơn.

Thứ hai, một yếu tố quan trọng khác biệt giữa đầu tư ngắn hạn với đầu tư dài hạn chính là mức độ rủi ro. Thông thường, đầu tư chứng khoán dài hạn sẽ mang lại ít rủi ro hơn so với đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Đặc biệt, đối với các nhà đầu tư ngắn hạn dạng lướt sóng thì mức độ rủi ro trong mỗi giao dịch là rất lớn.

Thứ ba, sự khác biệt giữa đầu tư chứng khoán dài hạn so với ngắn hạn là tỷ suất lợi nhuận. Theo nguyên tắc, nắm giữ các chứng khoán dài hạn sẽ có ít rủi ro hơn, do đó, mức độ lợi nhuận kỳ vọng cũng thấp hơn. Trái lại, đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn sẽ đem lại mức kỳ vọng lợi nhuận cao hơn do nhà đầu tư phải chấp nhận một mức độ rủi ro lớn hơn.

Nên đầu tư chứng khoán dài hạn hay ngắn hạn?

Không có công thức chung cho tất cả các nhà đầu tư. Câu trả lời cho câu hỏi “Nên đầu tư chứng khoán dài hạn hay ngắn hạn?” sẽ phụ thuộc vào đặc điểm tính chất của từng nhà đầu tư khác nhau.

Nên đầu tư chứng khoán dài hạn hay ngắn hạn?

Nếu bạn thuộc nhóm nhà đầu tư mạo hiểm, ưa thích/ chấp nhận rủi ro và mong muốn nắm giữ chứng khoán trong một thời gian ngắn và thu được về lợi nhuận nhanh chóng thì bạn nên lựa chọn đầu tư ngắn hạn. Như vậy, bạn nên thực hiện các giao dịch mua/ bán theo đúng chu kỳ, sự biến động và xu hướng của thị trường.

Trường hợp 2, bạn thuộc nhóm nhà đầu tư ghét rủi ro, bạn chỉ chấp nhận đầu tư khi dự đoán trước được mức độ rủi ro ở trong phạm vi giới hạn của bản thân. Khi đó, việc nắm giữ các chứng khoán dài hạn sẽ đảm bảo gần như chắc chắn rằng bạn sẽ thu được một mức lợi nhuận trong tương lai nhưng thời gian hoàn vốn và nhận được khoản thu nhập này sẽ lâu hơn.

Bí quyết đầu tư chứng khoán an toàn

Để đầu tư chứng khoán một cách an toàn và hiệu quả, các nhà đầu tư cần nắm chắc kiến thức về thị trường chứng khoán. Cụ thể, các kiến thức bao gồm: kiến thức về toàn bộ thị trường; kiến thức về doanh nghiệp mà mình đang nắm giữ cổ phiếu/trái phiếu.

Bí quyết đầu tư chứng khoán an toàn

>>> Xem thêm: Khi nào nên bán cổ phiếu? 7 Cách chốt lời bạn nên tham khảo

Đồng thời, nhà đầu tư cần có kiến thức về cách thức giao dịch, đặt lệnh trên từng sàn chứng khoán; các kiến thức khác như: phân tích, đọc báo cáo tài chính, kiến thức về tỷ giá, chênh lệch nội-ngoại tệ,…. cũng như nhạy cảm với các biến động, các diễn biến trên thị trường để linh hoạt ra các quyết định đầu tư hợp lý. 

Bí quyết đầu tư chứng khoán an toàn cũng phụ thuộc vào chiến lược của nhà đầu tư. Nhà đầu tư cần lập sẵn các kế hoạch đầu tư trong từng giai đoạn và xác định rõ khi nào nên đặt lệnh mua hay bán để cắt lỗ, xác định rõ giới hạn của mức cắt lỗ và điểm chốt lãi.

Cuối cùng, nhà đầu tư nên lựa chọn các chứng khoán của các công ty có uy tín, đa dạng hóa các khoản mục đầu tư, tránh “bỏ trứng vào cùng một rổ”. Nhà đầu tư cũng cần kiên nhẫn, biết chấp nhận rủi ro ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần kiểm soát tâm lý trong đầu tư, tránh sa vào tâm lý đám đông, tâm lý bầy đàn,….

Như vậy, thông qua bài viết này, các nhà đầu tư đã có thể nắm vững các đặc điểm và ưu/ nhược điểm của hai loại hình đầu tư chứng khoán dài hạn và ngắn hạn. Điều này giúp các bạn xác định được mình thuộc nhóm nhà đầu tư nào và từ đó đưa ra quyết định nên đầu tư chứng khoán dài hạn hay ngắn hạn cho phù hợp. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.