NPV là gì? Những ưu và nhược điểm trong quá trình sử dụng yếu tố NPV
Flower
  • VN-Index

    1186.26

    8.86 (+0.75%)
  • HNX-Index

    223.77

    1.14 (+0.51%)
  • UPCOM-Index

    87.81

    0.3 (+0.34%)
  • VN30-Index

    1211.24

    10.87 (+0.91%)
  • VNDiamond

    2042.31

    19.64 (+0.97%)
  • VNFinlead

    1967.63

    15.6 (+0.8%)
  • VNMidcap

    1767.97

    16.73 (+0.96%)
  • VNSmallcap

    1372.5

    11.45 (+0.84%)
Trang chủTin tứcBlogKiến thức kinh tếNPV là gì? Những ưu và nhược điểm trong quá trình sử dụng yếu tố NPV

14/06/2022 - 10:11

NPV là gì? Những ưu và nhược điểm trong quá trình sử dụng yếu tố NPV

Trước khi nhà đầu tư tiến hành phát triển một dự án nào đó, họ sẽ dựa vào vào khái niệm NPV là gì để có thể xác định được giá trị của dòng tiền hiện tại ở thời điểm tương lai sẽ như thế nào. Từ đó, họ sẽ ra quyết định có nên đầu tư và thực hiện dự án hay không. Hãy cùng tham khảo ngay nội dung dưới đây để xem xét khái niệm NPV và những yếu tố có liên quan trong quá trình đầu tư nhé.

NPV là gì?

NPV là giá trị hiện tại ròng. Đây là thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực tài chính. Giá trị hiện tại ròng hiểu một cách đơn giản là sự chênh lệch giữa tổng tổng khoản thu của dự án quy về thời gian hiện tại với tổng chi phí cho dự án được quy vào thời gian hiện tại. Lưu ý là mức chênh lệch này sẽ được tính theo tỷ suất nhất định.  

Tìm hiểu xem NPV là gì

NPV là phương án xem xét tính khả thi của dự án

NPV là yếu tố được sử dụng phổ biến khi xem xét tính khả thi của dự án. Lý do là vì thông qua yếu tố này, các nhà đầu tư có thể dễ dàng tính toán được giá trị hiện tại của các khoản tiền tương lai được tạo ra từ dự án. Qua đó các nhà đầu tư có thể xây dựng thông tin và tiến hành đánh giá xem, liệu dự án mà mình đang cân nhắc có mang lại lợi nhuận hay không. Hay nói một cách khác, thông qua yếu tố NPV, các nhà đầu tư có thể cân nhắc được dự án mang lại lợi nhuận cao nhất. 

Xác định công thức tính toán NPV

NPV có công thức tính toán của định. Vì vậy các nhà đầu tư chỉ cần dựa theo công thức này là có thể xác định được kết quả có nên đầu tư hay không.

NPV = ⨊(P/ (1+i)t ) – C

Trong công thức tính NPV chúng ta có thể thể dễ dàng nhận ra được một số yếu tố ảnh hưởng gồm:

  • P chính là dòng tiền thu vào ở một thời điểm nhất định. 
  • i là tỷ lệ chiết khấu, hay còn được biết đến là mức tỷ lệ hoàn vốn. 
  • t là thời gian để tính toán dòng tiền của dự án. 
  • C là khoản chi phí đầu tư ban đầu cho dự án. 

Kết quả NPV

Kết quả của NPV có thể xảy ra được chia thành nhiều trường hợp khác nhau. Thông qua kết quả này, nhà đầu tư có thể xác định được mình có nên tham gia vào dự án đó hay không. 

Những kết quả có thể xảy ra sau khi tính toán NPV

  • Sau khi thực hiện phép tính toán nhà đầu tư thấy NPV dương, tức là giá trị NPV lớn hơn 0, dự án đó sẽ sẽ mang đến lợi nhuận cho nhà đầu tư. NPV dương chứng tỏ là tổng số tiền thu được từ dự án sẽ lớn hơn so với tổng khoản chi phí phải bỏ ra cho dự án. Vì vậy, dự án này hoàn toàn khả thi cho nhà đầu tư vì có lợi nhuận. 
  • Tương tự như vậy, nếu giá trị NPV bằng 0, tức là tổng khoản thu sẽ cân bằng với tổng khoản chi, đây có nghĩa là dự án hòa vốn. 
  • Sẽ có trường hợp NPV âm, tức là ngày bé hơn 0. Đây có nghĩa là tổng số tiền thu được nhỏ hơn so với tổng số tiền đầu tư ban đầu. Hiểu một cách đơn giản thì dự án này lỗ. Vì vậy, nhà đầu tư không nên lựa chọn những dự án có giá trị NPV bé hơn 0. 

Ý nghĩa khi sử dụng NPV

Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề ý nghĩa NPV là gì khi thực hiện tính toán tính khả thi của dự án. 

Khi nhà đầu tư xác định NPV, họ có thể biết được khoảng chênh lệch giữa giá trị hiện tại của những dòng tiền đã được thu vào với dòng tiền chi ra trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn tính toán NPV trong việc lập ngân sách vốn và kế hoạch đầu tư. Qua đó, họ có thể nắm bắt được khả năng sinh lời của khoản đầu tư hoặc dự án và xem xét có nên thực hiện nó hay không.

Ý nghĩa của NPV khi được áp dụng phân tích dự án

Hơn nữa, nếu lựa chọn đánh giá dự án thông qua sử dụng NPV, nhà đầu tư sẽ chú ý đến suất chiết khấu. Vì yếu tố này bằng với lãi suất cơ hội cao nhất mà nhà đầu tư có thể đạt được nếu không lựa chọn đầu tư vào dự án được đánh giá. 

Tìm hiểu về những ưu và nhược điểm khi sử dụng NPV

Ưu và nhược điểm của NPV là gì? Mặc dù là một công cụ được sử dụng phổ biến để đánh giá tính khả thi của dự án. Tuy nhiên, NPV vẫn còn một số hạn chế nhất định bên cạnh những tính năng vượt trội.  

Ưu điểm của NPV là gì

Đa số các nhà đầu tư thích Phân tích tính khả thi của dự án thông qua yếu tố NPV, vì nó mang đến khá nhiều lợi ích mà những phương pháp khác không có. Những ưu điểm nổi bật mà NPV có thể mang lại như sau: 

Ưu điểm của NPV

NPV hỗ trợ nhà đầu tư có thể tính toán giá trị dòng tiền theo thời gian

Ưu điểm đầu tiên là khả năng tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian của NPV. Bản chất của nó là là sự chênh lệch giữa khoản thu quy về thời điểm hiện tại với khoản chi quy về thời điểm hiện tại. Như vậy, NPV đã thực hiện khấu trừ dòng tiền tương lai để thu về giá trị ở thời điểm hiện tại rất nhà đầu tư có thể dễ dàng tính toán tính khả thi hơn. 

NPV có xem xét chi phí đầu tư cơ bản

Thông qua yếu tố NPV, các nhà đầu tư có thể cân nhắc về mức chi phí đầu tư cơ bản. Đây có thể là khoản tiền lớn được đưa vào đầu tư dự án hoặc bằng với ngưỡng hoàn vốn của doanh nghiệp. 

NPV giúp các nhà đầu tư có thể so sánh các dự án tiềm năng

Sau khi tính toán được chỉ số NPV, các nhà đầu tư có thể xem xét được liệu dự án có đem lại lợi nhuận không, hay hoàn vốn, lỗ vốn. Thông qua phép so sánh giữa các dự án, nhà đầu tư có thể chọn ra được một sự lựa chọn tốt nhất với mức lợi nhuận thu về cao nhất. 

Nhược điểm của NPV là gì

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì các nhà đầu tư cũng không thể bỏ qua một số mặt hạn chế nhất định mà yếu tố NPV còn tồn đọng. 

Nhược điểm của NPV

NPV chỉ  giải thích sơ lược tính khả thi của dự án, không đi vào chi tiết 

Sau khi xác định chỉ số NPV là > 0, < 0, = 0, nhà đầu tư chỉ biết được nó có thực sự khả thi hay không chứ không thể nào giải thích một cách cặn kẽ. Đối với một chuyên viên tài chính họ không thể nào chỉ dựa vào phép tính toán của NPV và báo cáo với cấp trên là dự án không có tính khả thi hoặc có tính khả thi. Nhiệm vụ của họ là phải phân tích kỹ càng một khoản đầu tư dùng cho dự án.

Con số được tính toán chỉ là sự ước tính

Không chỉ riêng với NPV mà bởi bất cứ chỉ số tài chính nào cũng vậy. Bạn phải nắm thật rõ bản chất của một con số. Thực tế, NPV không phải là một con số cố định không thể thay đổi. Vì chúng ta hoàn toàn có thể tác động đến khoản thu vào, dựa vào những chính sách phù hợp. Hoặc chúng ta cũng có thể điều chỉnh được số tiền bỏ ra. 

Vì vậy, NPV thuộc giá trị dương hay âm còn căn cứ vào quyền quyết định của nhà đầu tư. Họ hoàn toàn có thể thay đổi được giá trị này thông qua sự tác động đến mức chi phí hoặc cách vận hành dự án để tăng khoản thu. 

NPV đòi hỏi sự chính xác

Yêu cầu thư cho thấy sự hạn chế khi xác định NPV, đó là đòi hỏi các nhà đầu tư phải tính toán một cách chính xác các chi phí. Đối với những dự án dài hạn hàng chục năm, chúng ta khó có thể xác định được khoản chi phí bằng một con số chuẩn, vì chưa có số liệu thống kê cụ thể. 

Ngoài ra, khi các nhà đầu tư sử dụng NPV thì cần lưu ý rằng, yếu tố này sẽ không cho biết được khả năng sinh lời dựa theo tỷ lệ phần trăm.

Như vậy, chúng ta đã xác định được NPV là gì, cùng với ý nghĩa, những ưu điểm và những mặt hạn chế còn tồn đọng khi thực hiện cân nhắc một dự án có tính khả thi hay không. Bạn có thể dựa vào công thức để xác định NPV dễ dàng. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu thật kỹ những yếu tố và bản chất của NPV để có thể đưa ra những phân tích thật chính xác nhé. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.