Chỉ số Dow Jones Futures - Đầu tư tương lai mạo hiểm hay an toàn?
Flower
Trang chủTin tứcBlogKiến thức kinh tếChỉ số Dow Jones Futures – Đầu tư tương lai mạo hiểm hay an toàn?

16/06/2022 - 14:17

Chỉ số Dow Jones Futures – Đầu tư tương lai mạo hiểm hay an toàn?

Chỉ số Dow Jones Futures là khái niệm quan trọng trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư cần hiểu rõ về nó để đưa ra những quyết định giao dịch chính xác nhất. Vậy chỉ số này là gì, vận hành ra sao và cách thức đầu tư như thế nào? Tất cả sẽ được Yuanta Việt Nam giải đáp chi tiết thông qua những chia sẻ cụ thể sau đây.

Khái niệm chỉ số Dow Jones Futures

Chỉ số Dow Jones Futures là khái niệm có từ rất lâu nhưng không được nhiều người biết đến. Nó không phải thuật ngữ phổ biến trong đời sống mà được sử dụng chủ yếu ở trên thị trường chứng khoán. Bằng việc hiểu rõ khái niệm này, nhà đầu tư có thể nghiên cứu và nắm bắt được cơ hội giao dịch mang tới lợi nhuận hấp dẫn. 

Dow Jones phản ánh tình trạng cổ phiếu của 30 công ty đại chúng lớn nhất

Định nghĩa chỉ số Dow Jones Futures

Dow Jones Futures được hiểu là hợp đồng chỉ số chứng khoán phái sinh của Dow Jones. Chỉ số Dow Jones Futures cho phép các bên tham gia thỏa thuận giao dịch cổ phiếu ở mức giá ấn định trong thời điểm nhất định nào đó ở tương lai. Giá trị cơ sở của hợp đồng này sẽ là giá trung bình của 30 cổ phiếu đến từ 30 công ty đại chúng có vốn hóa lớn nhất trên sàn New York và Nasdaq. 

Như vậy, có thể hiểu rằng, giá trị cơ sở của Dow Jones Futures dựa trên chỉ số Dow Jones. Nếu quan tâm đúng mực, nhà đầu tư có thể bắt được các tín hiệu biến động của thị trường chứng khoán vào thời điểm sàn giao dịch mở. 

Nơi xem chỉ số Dow Jones Futures

Hiện nay, chỉ số này đang được thể hiện rõ ràng trên sàn chứng khoán Nasdaq và New York. Ngoài ra, để thuận tiện cho nhà đầu tư trên thế giới thì nó cũng xuất hiện trên các kênh thông tin ở nhiều quốc gia. 

Nhà đầu tư theo dõi chỉ số Dow Jones Futures trên sàn chứng khoán Mỹ

Nơi vận hành 

Nơi để nhà đầu tư tiến hành các giao dịch liên quan đến chỉ số Dow Jones Futures là hai sàn giao dịch New York và Nasdaq của Mỹ. Với nhà đầu tư Việt Nam thì việc này có lẽ hơi bất tiện vì khác biệt ngôn ngữ và cách vận hành. 

Những loại hợp đồng giao dịch chỉ số Dow Jones Futures

Trên thị trường tồn tại hai loại hợp đồng chỉ số chứng khoán phái sinh của Dow Jones, bao gồm: 

  • Hợp đồng mini-dow hay còn gọi là E-mini: Một điểm biến động của chỉ số Dow Jones sẽ ảnh hưởng giá trị thu được/mất đi tương ứng là 5 USD. 
  • Hợp đồng micro E-mini: Có quy mô chỉ bằng 1/10 hợp đồng mini-dow nên một điểm biến động sẽ chỉ tương ứng với 50 Cents. 

Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Dow Jones Futures 

Khi tiến hành giao dịch với chỉ số Dow Jones Future, nhà đầu tư phải chắc chắn rằng mình đã lường trước được các trường hợp có thể xảy ra. Muốn thế, hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hợp đồng này là điều nhà đầu tư cần làm. 

Nhà đầu tư phải nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng chỉ số Dow Jones Futures

Theo các chuyên gia, hiện nay có 5 yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến chỉ số này: 

  • Dữ liệu về nền kinh tế Hoa Kỳ: Sự tích cực hay tiêu cực của dữ liệu sẽ khiến chỉ số Dow Jones tăng hay giảm. 
  • Chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang: Những chính sách nới lỏng nhằm khuyến khích kinh tế sẽ tác động tích cực đến chỉ số Dow Jones Futures. Ngược lại, nền kinh tế không được thúc đẩy phát triển sẽ tạo ra ảnh hưởng tiêu cực với chỉ số. 
  • Mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế quốc nội, quốc tế: Nếu nền chính trị và kinh tế của Mỹ có mối quan hệ ổn định, chỉ số Dow Jones dễ tăng. Điều này cũng xảy ra tương tự khi mối quan hệ quốc tế được duy trì, tạo đà tăng trưởng cho chỉ số. Nếu có căng thẳng xảy ra giữa các bên, Dow Jones có thể bị tác động và giảm. 
  • Giá của đồng Đô la Mỹ: Theo các dữ liệu thực tế cho thấy, giá USD rẻ thì chỉ số Dow Jones sẽ tăng. 
  • Báo cáo hoạt động của 30 công ty đại chúng vốn hóa lớn: Hoạt động kinh doanh của các công ty càng tích cực, phát triển thì Dow Jones sẽ có động lực tăng và ngược lại. 

Cách thức hoạt động chỉ số Dow Jones Futures

Bản chất của chỉ số Dow Jones Futures là hợp đồng tương lai, vì thế mà cách thức vận hành của nó cũng tương tự. Nhà đầu tư tham gia vào thỏa thuận này với tư cách là bên bán hoặc bên mua, xuất phát từ kỳ vọng nhận được lợi nhuận nhờ chênh lệch giá cổ phiếu. 

Vị thế trong hợp đồng của nhà đầu tư có thể là bán hoặc mua

Cụ thể, nếu nhà đầu tư nhận thấy các dấu hiệu và dự đoán giá của cổ phiếu có thể giảm trong vòng 2 tháng tới, nhà đầu tư có thể ký hợp đồng bán. Ngược lại, nếu nhà đầu tư nghiên cứu, đồng thời kỳ vọng giá cổ phiếu tăng trong 2 tháng tới thì có thể ký hợp đồng mua. Đến thời điểm đó, dựa vào mức chênh lệch mà nhà đầu tư có thể thu lời, tuy nhiên vẫn có trường hợp bị lỗ. 

Thời gian giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số Dow Jones Futures 

Hiện tại, theo quy định của các sàn chứng khoán thì hợp đồng tương lai của chỉ số Dow Jones có thể thực hiện 6 ngày mỗi tuần. Thời gian sẽ được tính từ Chủ nhật đến Thứ 6, giao dịch xuyên suốt một ngày. \

Dow Jones Futures được phép giao dịch tới 6 ngày mỗi tuần

Thời điểm mà chỉ số Dow Jones Futures có thể bắt đầu được giao dịch là 8:30 sáng, sau đó kéo dài đến 15:00. Trong khoảng thời gian từ 15:15 đến 15:30 thì giao dịch được tạm ngừng. Từ 15:30 trở đi thì giao dịch được tiếp tục thực hiện đến 16:15, sau đó lại tạm ngừng và mở lại vào lúc 17:00 kéo dài đến 8:30 sáng.

Thực chất, phiên giao dịch của chỉ số Dow Jones Futures trên danh nghĩa là từ 8:30 sáng. Tuy nhiên, sau khi thị trường chứng khoán đóng cửa thì chỉ số vẫn có thể tiếp tục được giao dịch ngoài giờ làm việc. Vì vậy, xuyên suốt 6 ngày trong tuần, nhà đầu tư cần chú ý để tiến hành việc mua bán sao cho có lợi nhất. Một dữ liệu mới được công bố cũng làm ảnh hưởng đến giá của chỉ số. 

Đầu tư theo chỉ số Dow Jones Futures như thế nào? 

Cách thức đầu tư hợp đồng chỉ số chứng khoán phái sinh của Dow Jones cụ thể như sau: 

  • Mở tài khoản giao dịch: Nhà đầu tư thông qua đơn vị môi giới mở dịch vụ cho phép giao dịch chỉ số Dow Jones Futures với một khoản phí. Nhà đầu tư cũng cần nộp tiền đặt cọc vào tài khoản để tiến hành giao dịch. 
  • Lựa chọn chiến lược: Nhà đầu tư nghiên cứu thị trường, trải nghiệm ứng dụng đầu tư của bên cung cấp. Từ hai yếu tố này đưa ra chiến lược giao dịch phù hợp với vị thế của mình trong hợp đồng. 
  • Ký quỹ: Khi đã mở vị thế mua hay bán trong hợp đồng, nhà đầu tư phải ký quỹ ban đầu và quỹ duy trì theo mức quy định, nếu không sẽ bị bắt buộc bán vị thế hợp đồng của mình. 
  • Đóng vị thế: Nếu muốn đóng vị thế hợp đồng hiện tại, nhà đầu tư thực hiện lệnh đối lập với vị thế này theo quy định. Chẳng hạn, nhà đầu tư chọn bán 10 hợp đồng micro E-mini thì cần mua 10 hợp đồng micro E-mini cùng ngày tới hạn để đóng vị thế. 

Giao dịch với chỉ số Dow Jones Futures, nhất là với những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó, trước khi bước vào lĩnh vực này, nhà đầu tư phải tích lũy kiến thức và nghiên cứu thật kỹ thị trường để hiểu rõ hơn. Hy vọng những chia sẻ từ Yuanta Việt Nam sẽ mang đến những thông tin hữu ích phục vụ quá trình này cho nhà đầu tư. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.