Thặng dư vốn cổ phần là gì? Những thông tin cơ bản về TDVCP | Yuanta
Flower
  • VN-Index

    1204.97

    27.57 (+2.34%)
  • HNX-Index

    227.57

    4.94 (+2.22%)
  • UPCOM-Index

    88.33

    0.82 (+0.94%)
  • VN30-Index

    1233.72

    33.35 (+2.78%)
  • VNDiamond

    2104.54

    81.87 (+4.05%)
  • VNFinlead

    1986.72

    34.69 (+1.78%)
  • VNMidcap

    1806.27

    55.03 (+3.14%)
  • VNSmallcap

    1390.21

    29.16 (+2.14%)
Trang chủTin tứcBlogKiến thức chứng khoánThặng dư vốn cổ phần là gì? Những thông tin cơ bản về thặng dư vốn cổ phần

20/06/2022 - 11:39

Thặng dư vốn cổ phần là gì? Những thông tin cơ bản về thặng dư vốn cổ phần

Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh tài chính chắc hẳn khái niệm thặng dư vốn cổ phần sẽ không còn xa lạ với giới đầu tư. Nhưng vẫn còn có một số người vẫn còn mơ hồ chưa hiểu rõ được nội dung cơ bản của thặng dư vốn cổ phần là gì. Vì vậy, với bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm một số kiến thức cơ bản về vấn đề này.

Thặng dư vốn cổ phần là gì? Những thông tin cơ bản về thặng dư vốn cổ phần

Thặng dư vốn cổ phần là gì?

Thặng dư vốn cổ phần (Capital surplus) là phần chênh lệch giữa giá cổ phiếu ở hiện tại so với giá phát hành. Khoản thặng dư này sẽ được chuyển thành cổ phần và chuyển thành vốn của chủ công ty trong tương lai. Thông thường, khoản thặng dư này không được xem là vốn cổ phần cho tới khi hoàn thành thủ tục chuyển đổi và chuyển vào vốn đầu tư.

Để bạn hình dung, tôi có thể lấy một ví dụ:

Công ty A phát hành 100.000 cổ phiếu với giá ban đầu là 20.000 đồng/cổ phiếu. Tổng khoản tiền mà công ty này thu về sau khi bán hết số cổ phiếu trên là 2.000.000.000. Tuy nhiên, sau một thời gian, nhu cầu của người dùng với cổ phiếu này cao, công ty A đã tăng giá cổ phiếu này lên 25.000 đồng/cổ phiếu. Lúc này, số tiền sau khi bán hết thu về là 2.500.000.000 đồng. 

Phần chênh lệch giữa giá phát hành và giá bán là 500 triệu đồng. Do đó, thặng dư vốn cổ phần của công ty A chính là 500 triệu đồng. 

Công thức tính thặng dư vốn cổ phần

Để tính thặng dư vốn cổ phần, các nhà đầu tư có thể tham khảo qua công thức sau:

Thặng dư vốn cổ phần = (Giá phát hành – Mệnh giá cổ phiếu) x Số lượng cổ phần phát hành

Ví dụ vốn thặng dư cổ phần:

Để có thể hiểu được rõ về công thức tính thặng dư vốn cổ phần, bạn tham khảo vào ví dụ sau: Công ty X đưa ra thị trường 200.000 với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau này, cổ phiếu này được tăng giá đạt mức 15.000 đồng/cổ phiếu, công thức tính thặng dư lúc này:

(15.000 – 10.000) x 200.000 = 1.000.000 đồng.

Công thức tính thặng dư cổ phần khá đơn giản cho các nhà đầu tư

Ý nghĩa thặng dư vốn cổ phần

Ngoài định nghĩa thặng dư vốn cổ phần là gì, thì ý nghĩa này cũng vô cùng quan trọng. Thặng dư vốn giúp các công ty cổ phần có thể huy động được nhiều vốn hơn giúp cho công ty mở rộng kinh doanh của mình. Do vậy, nếu công ty cổ phần nào có số này cao thì càng có nhiều thuận lợi cho việc phát triển.

Từ đó, ý nghĩa thặng dư vốn cổ phần là giúp công ty số vốn lên để đầu tư mở rộng kinh doanh, tăng sức cạnh tranh với thị trường, đặc biệt giúp lợi nhuận ngày càng nhiều. Ngoài ra, các công ty cổ phần sẽ có thêm nhiều uy tín hơn trong kinh doanh, nhờ vậy mà sẽ có nhiều nhà đầu tư hơn nữa vào công ty.

Quy định về thặng dư vốn cổ phần trong doanh nghiệp

Thặng dư vốn không chỉ là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà nó còn nhà nước quản lý và quy định rõ theo “thông tư 19/2022/TT-BTC” của bộ tài chính có quy định như sau:

Không bị tính thuế

Khoản thặng dư vốn cổ phần sẽ không cần phải tính thuế thu nhập của doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.

Cách hạch toán thặng dư vốn cổ phần

Các khoản tiền chênh lệch tăng từ mua hoặc bán cổ phiếu giá trị cao hơn mệnh giá so với trước đó đã được niêm yết hoạt toán vào tài khoản thặng dư vốn. Những khoản này không được hạch toán trong mục thu nhập tài chính của doanh nghiệp.

Các khoản tiền chênh lệch cũng là một cách tính TDVCP

Điều chỉnh tăng vốn cổ phần

Tuỳ vào từng trường hợp doanh nghiệp có thể biến đổi linh hoạt điều chỉnh số vốn hoạt động sao cho hợp lý như sau:

Tăng vốn điều lệ dựa trên việc chuyển nguồn thặng dư đảm bảo mục đích tăng vốn điều lệ. Nhưng doanh nghiệp cần lưu ý để đáp ứng các điều kiện về khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua trong cổ phiếu quỹ.

Dựa trên tình hình số lượng cổ phiếu được bán ra, việc chào bán và kêu gọi vốn bằng việc mua cổ phiếu, công ty sẽ phát hành ra thị trường số lượng cổ phiếu có giới hạn.

Nếu trong trường hợp công ty không thể bán hết số lượng cổ phiếu đó ra ngoài thị trường cho các nhà đầu tư. Đặc biệt đối với các với các công ty mới thành lập, công ty, vừa và nhỏ… Trong trường hợp này, doanh nghiệp, công ty chỉ được tăng thêm số vốn điều lệ trên cơ sở sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán cổ phiếu trong vốn thặng dư với giá vốn trong lượng cổ phiếu chưa chào bán.

Đặc biệt, nếu tất cả phần vốn của cổ phiếu quỹ chưa được chào bán trên thị trường bằng nguồn vốn thặng dư, doanh nghiệp sẽ không thể điều chỉnh tăng hay giảm nguồn vốn điều lệ từ chính nguồn vốn đó.

Doanh nghiệp có thể điều chỉnh tăng vốn cổ phần

Các quy định chứng khoán liên quan đến TDVCP

Trên thị trường chứng khoán, bất kỳ công ty nào thực hiện các thủ tục bán cổ phiếu phải đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực chứng khoán liên quan đến TDVCP cụ thể như sau:

Nếu bán cổ phiếu ra thị trường với giá thấp hơn mệnh giá, thì công ty phải có TDVCP dựa trên các báo cáo tài chính năm gần nhất và phải được kiểm toán đầy đủ bù vào phần thặng dư âm phát sinh từ việc bán cổ phiếu dưới mệnh giá.

Trường hợp công ty đăng ký bán trái phiếu, cổ phiếu kèm theo chứng quyền ra thị trường mà giá thay đổi. Giá phát hành cổ phiếu thấp hơn mệnh giá niêm yết thì chỉ được thực hiện khi có TDVCP để bù vào phần thặng dư âm nếu có phát sinh, thì cần tiến hành theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật hiện nay.

Doanh nghiệp cần hiểu về các quy định chứng khoán liên quan đến TDVCP

Quy định về tăng vốn điều lệ từ thặng dư vốn cổ phần

Khái niệm thặng dư vốn cổ phần là gì, công thức tính, ý nghĩa đã được chia sẻ thì quy định về tăng vốn điều lệ cũng vô cùng quan trọng. Theo quy định của pháp luật tại thông tư 19/2003/TT-BTC của bộ tài chính được quy định như sau:

Các khoản chênh lệch do việc mua hay bán cổ phiếu do giá chênh lệch phát hành cổ phiếu phải lớn hơn mệnh giá cần được hạch toán vào tài khoản thặng dư vốn, không được hạch toán vào thu nhập tài chính doanh nghiệp. 

Nếu giá bán cổ phiếu quỹ có giá mua nhỏ hơn, thì mệnh giá chênh lệch giảm  của giá bán cổ phiếu mới thấp hơn mệnh giá không được hạch toán vào chi phí. Đặc biệt không dùng lợi nhuận trước thuế để bù đắp mà phải dùng vốn thặng dư để bù đắp. Nếu số vốn thặng dư không đủ để bù đắp thì doanh nghiệp cần dùng các nguồn lợi sau thuế hay các quỹ công ty để bù đắp.

Trường hợp nếu kết chuyển thặng dư vốn nhằm mục đích tăng thêm vốn điều lệ. Thì việc chuyển thặng dư vốn cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về việc các khoản chênh lệch từ giá bán và giá mua cổ phiếu quỹ. Chính vì thế, nếu thỏa mãn các điều kiện đó thì công ty mới được sử dụng các nguồn vốn thặng dư để tăng vốn điều lệ.

Còn nếu chưa bán hết các cổ phiếu đang chào bán ra ngoài thị trường thì công ty chỉ được sử dụng khoản vốn nguồn thặng dư với tất cả giá vốn của cổ phiếu chưa bán và có bổ sung thêm khoản vốn điều lệ.

Quy định vốn điều lệ từ TDVCP

Trên đây là một số chia sẻ thông tin thặng dư vốn cổ phần là gì. Hi vong qua bài viết này sẽ giúp bạn có nhiều thông tin hữu ích và hiểu rõ hơn trong lĩnh vực này. Điều này sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn thêm phần thuận lợi, suôn sẻ hơn. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.