Break out là gì? Cách nhận biết dấu hiệu đã Break out | Yuanta VN
Flower
  • VN-Index

    1197.03

    19.63 (+1.67%)
  • HNX-Index

    225.65

    3.02 (+1.36%)
  • UPCOM-Index

    88.25

    0.74 (+0.85%)
  • VN30-Index

    1223.45

    23.08 (+1.92%)
  • VNDiamond

    2069.18

    46.51 (+2.3%)
  • VNFinlead

    1989.07

    37.04 (+1.9%)
  • VNMidcap

    1788.43

    37.19 (+2.12%)
  • VNSmallcap

    1382.47

    21.42 (+1.57%)
Trang chủTin tứcBlogKiến thức chứng khoánTìm hiểu về break out là gì? Và cách nhận biết break out thành công trong thị trường chứng khoán

16/06/2022 - 10:07

Tìm hiểu về break out là gì? Và cách nhận biết break out thành công trong thị trường chứng khoán

Một trong những tín hiệu quan trọng trong việc phân tích kỹ thuật ở thị trường chứng khoán đó là hiện tượng phá vỡ giá break out. Vậy để hiểu rõ được break out là gì, cách xác định hiện tượng break out như thế nào, mời bạn cùng Yuanta Việt Nam xem qua bài viết sau đây nhé.

Break out là gì?

Break out trong chứng khoán được biết là hiện tượng giá tăng đột biến vượt qua khỏi mức kháng cự hoặc hỗ trợ. Nói cách khác, hiện tượng break out là giá tăng mạnh mẽ đến mức phá vỡ đường hỗ trợ hoặc đường kháng cự trong biểu đồ giá. Vùng kháng cự là đường thẳng nối các đỉnh lại với nhau, và đường hỗ trợ là đường thẳng nối các đáy với nhau. Đây là khu vực biểu hiện cho chúng ta thấy được sự tranh chấp, xung đột của 2 phe mua và bán trong quá khứ.

Điểm break out là gì?

Ngoài ra, break out trong chứng khoán còn được xem là chiến lược giao dịch phụ thuộc vào xu hướng của thị trường hiện tại. Lúc này, khi hiện tượng break out xảy ra xong, giá sẽ vẫn tiếp tục tăng hoặc giảm sau khi phá vỡ được mức kháng cự hoặc hỗ trợ.  Điều mà các nhà đầu tư cần làm chính là vào lệnh ngay tại điểm break out, sau đó tiếp tục theo sát thị trường cho đến khi thấy biến động nhẹ dần hoặc khi cảm thấy đã đạt được lợi nhuận kỳ vọng.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng nên lưu ý rằng điểm break out chỉ được xác nhận vào lúc giá đóng cửa của nến nằm phía dưới mức hỗ trợ, hoặc nằm phía trên mức kháng cự. Nếu phần râu nến nằm trên mức kháng cự, hoặc nằm dưới mức hỗ trợ, mà giá đóng cửa của nến vẫn còn nằm ở trên mức hỗ trợ, hoặc nằm dưới mức kháng cự thì không được xem là điểm break out.

Trong trường hợp nếu giá break out ra khỏi đường kháng cự, lúc này mức giá đóng cửa của nến đang nằm ở trên vùng kháng cự. Dựa vào lý thuyết, thời điểm mà giá đi ở dưới lên phía trên mà gặp đường kháng cự, lúc này sẽ có một khối lượng bán khá lớn nhằm đẩy giá quay về phía dưới. Và khi lực bán lúc đó không đủ mạnh sẽ xảy ra hiện tượng giá break out khỏi đường kháng cự, thời điểm này vô cùng thích hợp để nhà đầu tư vào lệnh mua cổ phiếu. Và thị trường lúc này sẽ tồn tại 1 lực mua rất mạnh và giá tiếp tục được đẩy đi lên phía trên.

Phân loại break out trong thị trường chứng khoán

Giữa lý thuyết và thực tế luôn luôn có những điểm khác nhau hoàn toàn, và break out trong chứng khoán cũng không ngoại lệ. Những tổ chức lớn thường thao túng thị trường và từ đó giá cũng luôn biến động. Chúng ta có thể dễ nhầm lẫn các điểm break out vì các tổ chức lớn thường dựa vào tâm lý thị trường để tạo nên các điểm break out giả. Vì vậy, các nhà đầu tư nên xác định kỹ để tránh nhầm lẫn các điểm break out giả hay thật.

Break out giả là gì?

Khi giá tăng hay giảm đột biến làm phá vỡ 1 đường xu hướng trendline nào đó, tuy nhiên sau đó giá không tiếp tục đi theo hướng phá vỡ nữa mà đột ngột đảo chiều thì sẽ hình thành nên điểm break out giả. Nhà đầu tư rất dễ mắc phải trường hợp vào lệnh mua sẽ bị đu đỉnh, hoặc vào lệnh bán sẽ bị đu đáy nếu xác định lầm điểm break out giả này. Việc xác định break out giả hay thật cũng khiến các nhà đầu tư khá đau đầu trong việc phân biệt để tránh nhầm lẫn khi giao dịch.

Minh hoạ về điểm break out giả trong biểu đồ

Một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các nhà đầu tư trong việc nhận diện điểm break out giả chính là khối lượng giao dịch. Thông thường, 1 điểm phá vỡ không thành công sẽ có khối lượng giao dịch tương đối thấp, biểu hiện cho giá không đủ khả năng phá vỡ ngưỡng kháng cự hay ngưỡng hỗ trợ mà nó sẽ di chuyển tiếp tục trong vùng tích luỹ.

Thế nào là điểm break out thành công?

Ngoài việc xác định điểm break out giả, thì việc nhận định được điểm break out thành công trong biểu đồ cũng là yếu tố vô cùng quan trọng, nó giúp các nhà đầu tư giảm thiểu việc cháy tài khoản, cũng như có thể thu được lợi nhuận kỳ vọng. Điểm break out thành công là khi giá có hiện tượng tăng hoặc giảm đến mức phá vỡ khỏi các ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ.

Vậy để xác định được chính xác điểm break out có thành công hay không, mời bạn cùng xem những cách sau đây:

Dựa theo ngưỡng lọc và giá đóng cửa

Với các nhà đầu tư giao dịch dựa vào phương pháp break out, một trong những yếu tố quan trọng cần được chú ý kỹ càng chính là mức giá đóng cửa của nến. Các nến này phụ thuộc vào khung thời gian giao dịch của từng nhà đầu tư khác nhau như nến ngày, nến tuần hoặc tháng. Bởi vì ở thời điểm giá đóng cửa là mức giá cuối cùng mà 2 phe mua và bán đồng thuận với nhau, ta có thể có được độ tin cậy cao hơn ở thời điểm này.

Bên cạnh đó, giá đóng cửa cũng thường được kết hợp cùng ngưỡng lọc để có được độ tin cậy và chính xác hơn khi chúng ta nhận diện một điểm break out thành công. Chúng ta có thể hiểu đây là mức độ phá vỡ xuyên qua ngưỡng kháng cự hay mức độ phá vỡ xuyên qua mức hỗ trợ.

Xác định điểm break out dựa vào ngưỡng lọc và giá đóng cửa

Dựa vào tính thanh khoản

Sẵn sàng mua ở giá cao để bán ở mức cao hơn là việc mà chúng ta phải chấp nhận khi giao dịch dựa vào phương pháp break out. Vậy nên để các nhà đầu tư sẵn sàng mua đuổi thì thị trường phải theo xu hướng đủ mạnh, mà 1 trong những yếu tố xác định xu hướng thị trường mạnh chính là thanh khoản.

Theo những nhà đầu tư lâu năm với kinh nghiệm giao dịch chuyên nghiệp, ở thời điểm giá break out khỏi ngưỡng kháng cự phải đồng thời có mức thanh khoản thấp nhất là 50% so với mức trung bình ở 20 phiên giao dịch trước đó. So với xu hướng tăng thì tính thanh khoản phát huy ít tiềm năng hơn khi giá ở xu hướng giảm.

Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật

Một công cụ khá phổ biến trong việc phân tích chiến lược đó là dựa vào các chỉ báo, và việc nhận định các điểm break out cũng không ngoại lệ.

Cụ thể, trong trường hợp giá phá vỡ khỏi ngưỡng kháng cự theo chiều tăng, nhưng độ phân kỳ vẫn âm thì các nhà đầu tư nên chú ý xem xét tín hiệu này. Tương tự, trong trường hợp giá phá vỡ khỏi ngưỡng hỗ trợ theo chiều giảm, nhưng độ phân kỳ dương thì các nhà đầu tư cũng nên cân nhắc xem xét việc vào lệnh ở thời điểm này.

Áp dụng break out trong giao dịch

Sau khi đã nắm những thông tin về việc nhận biết điểm break out thành công, các nhà đầu tư cũng có thể tìm hiểu thêm cách áp dụng break out trong giao dịch sao cho hiệu quả nhất bằng cách sau đây:

  • Sau khi nhận diện được điểm break out đầu tiên, bạn nên vào lệnh vào lúc này. Cụ thể, lệnh này có thể chiếm khoảng 30% khối lượng giao dịch, trường hợp điểm break out này thành công, bạn sẽ thu được lợi nhuận và nếu đây là điểm break out giả thì khoản thua lỗ của bạn cũng không đáng kể.
  • Tiếp theo, bạn hãy vào lệnh lần 2 tại ngưỡng kháng cự hỗ trợ. Ở lệnh này bạn có thể đặt cao hơn giá trị ở lệnh đầu tiên đã nêu trên.
  • Xác suất thành công sẽ rất cao ở lần vào lệnh thứ 3 này sau khi giá đã test lại kháng cự và hỗ trợ.
  • Các lệnh tiếp theo nữa bạn cứ việc đặt lệnh cao hơn và khối lượng giao dịch nhiều hơn lệnh trước tuỳ ý.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên nhớ, việc đặt lệnh cắt lỗ STOP LOSS là việc không thể thiếu sau khi đã thực hiện vào lệnh vì nó đảm bảo được bạn không bị lỗ quá nhiều. Việc áp dụng điểm break out trong giao dịch tuy mang lại lợi nhuận không cao nhưng sẽ đảm bảo được cho bạn an toàn hơn và ít bị lỗ vốn hơn.

Đặt lệnh cắt lỗ sau mỗi lệnh để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn đầu tư của mình

Kết luận

Nói tóm lại, các nhà đầu tư nên luôn luôn trao dồi và cập nhật thông tin thị trường cũng như kiến thức nền tảng để có thể giao dịch một cách tự tin hơn. Trên đây là bài viết về khái niệm break out là gì, có những loại break out nào trên thị trường chứng khoán, cũng như cách áp dụng trong giao dịch. Hy vọng các bạn sẽ có thêm được nhiều giao dịch thành công hơn. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.