Thoái vốn là gì? Nguyên nhân & Mục đích | Yuanta Việt Nam
Flower
Trang chủTin tứcBlogKiến thức chứng khoánThoái vốn là gì? Nguyên nhân & Mục đích

20/07/2023 - 10:34

Thoái vốn là gì? Nguyên nhân & Mục đích

Thoái vốn là gì cũng như các lưu ý chủ yếu khi thực hiện thoái vốn là một phạm trù tài chính được quan tâm. Tìm hiểu về chúng cho phép công tác điều hành và định hướng hoạt động doanh nghiệp dược hiệu quả hơn.

Thoái vốn là gì? Nguyên nhân & Mục đích

Thoái vốn là gì? Nguyên nhân & Mục đích

Thoái vốn là gì?

Thuật ngữ Divestment còn gọi là thoái vốn hay thoát vốn phổ biến trong chứng khoán và kinh tế. Nó đề cập đến quá trình bán bớt tài sản, các khoản đầu tư hoặc các bộ phận của một công ty con nhằm mục đích giải quyết khó khăn và tối đa hóa giá trị của công ty mẹ. 

Về bản chất, thoái vốn đối lập với đầu tư và thường được thực hiện khi tài sản hoặc bộ phận của công ty con hoạt động không như mong đợi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì một công ty có thể bị buộc phải bán tài sản do hoạt động pháp lý hoặc quy định pháp luật. 

Thoái vốn là bán bớt tài sản và cổ phần kinh doanh doanh nghiệp

Thoái vốn là bán bớt tài sản và cổ phần kinh doanh doanh nghiệp

Các công ty cũng có thể thoái vốn như một chiến lược để đáp ứng những mục tiêu kinh doanh tài chính cũng như những mục đích xã hội và chính trị khác. Từ hoạt động thoái vốn cũng cho thấy triển vọng phát triển hay rủi ro hoạt động của doanh nghiệp trước những tác động bên trong và bên ngoài.

Các trường hợp thoái vốn

Có nhiều trường hợp dẫn đến quyết định thoái vốn của một công ty hay doanh nghiệp. Nhưng chung quy chúng được chia thành hai nhóm trường hợp chính là Nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân chính trị xã hội. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp thoái vốn vì nguyên nhân kinh tế: một bộ phận của công ty hay công ty con hoạt động không hiệu quả, lợi nhuận kinh doanh giảm liên tục …
  • Trường hợp thoái vốn vì nguyên nhân chính trị xã hội: sự tái cấu trúc hoặc quy hoạch hóa địa bàn kinh doanh vốn có, sự thay đổi đời sống chính trị xã hội …

Những lý do dẫn đến thoái vốn 

Thoái vốn không phải là một hoạt động lý tưởng trong đầu tư và kinh doanh. Song vì một số lý do chính sau mà các công ty và doanh nghiệp phải tìm đến phương pháp này. Chúng gồm:

Để loại bỏ các thành phần hoạt động không cốt lõi, tối đa nguồn lực công ty

Các công ty, đặc biệt là các tập đoàn hoặc tập đoàn lớn, có thể sở hữu các đơn vị kinh doanh khác nhau hoạt động trong các ngành rất khác nhau và có thể khá khó quản lý hoặc phân tâm khỏi năng lực cốt lõi của họ.

Thoái vốn một đơn vị kinh doanh không thiết yếu có thể giải phóng cả thời gian và vốn để ban lãnh đạo công ty mẹ tập trung vào các hoạt động và chuyên môn chính. 

  • Ví dụ, vào năm 2014, General Electric (GE) đã đưa ra quyết định thoái vốn chi nhánh tài chính không cốt lõi của mình bằng cách bán cổ phần của Synchrony Financial như một công ty con trên Sàn giao dịch chứng khoán New York.
Thoái vốn giúp doanh nghiệp tập trung phát triển 

Thoái vốn giúp doanh nghiệp tập trung phát triển

Tạo ra nguồn vốn hoạt động cho doanh nghiệp

Một lý do phổ biến khác chính là các công ty thoái vốn để có được một nguồn vốn nhất định. Các mặt hàng được thoái vốn có thể bao gồm công ty con, bộ phận kinh doanh, bất động sản nắm giữ, các thiết bị, máy móc và các tài sản tài chính khác. 

Số tiền thu được từ hoạt động thoái vốn sẽ được sử dụng để trả nợ chi tiêu, vốn tài trợ, vốn lưu động hoặc giả cổ tức đặc biệt cho các cổ đông của công ty. Ngoài ra, chúng sẽ phục vụ cho các chiến lược kinh doanh sắp tới của công ty hoặc giải quyết những khó khăn tài chính phát sinh của doanh nghiệp. 

Thoái vốn tạo ra nguồn tiền xoay vòng cho doanh nghiệp

Thoái vốn tạo ra nguồn tiền xoay vòng cho doanh nghiệp

Đảm bảo hoạt động hiệu quả và lợi ích của doanh nghiệp và sự ổn định của toàn thị trường

Thoái vốn một phần doanh nghiệp sẽ giúp loại bỏ những phân khúc kém phát triển hoặc không hiệu quả như kỳ vọng từ đó đảm bảo lợi ích và chiến lược kinh doanh của công ty.

Không những thế, thoái vốn cũng đảm bảo được sự ổn định cho toàn hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, giá cổ phiếu toàn sàn của công ty sẽ được ổn định và gia tăng sau khi loại bỏ những phân khúc bất ổn và khó đoán.

Sức ép từ các cổ đông

Cổ đông là thành phần quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động kinh doanh và sự phát triển bền vững của một công ty. 

Do đó, một khi có xích mích trong lòng cổ đông hoặc những định hướng phát triển của cổ đông trái chiều nhau. Nó sẽ gây sức ép lên bộ máy quản trị. Ban điều hành buộc phải thoái vốn hay ly khai một số cổ đông nhằm đảm bảo lợi ích chung và lâu dài cho những cổ đông còn lại.

Các yếu tố chính trị xã hội

Sức ép từ dư luận và tình hình xã hội cũng là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng thoái vốn của một số doanh nghiệp. 

  • Chẳng hạn như công ty phải bán tài sản hoặc ngừng sản xuất và kinh doanh một số sản phẩm để giảm thiểu tác hại khí nhà kính và hiện tượng nóng lên toàn cầu. 
  • Hay khi gặp phải tình hình chính trị căng thẳng và bất ổn ở địa bàn đang hoạt động kinh doanh, thì doanh nghiệp buộc phải rút vốn để chuyển sang khu vực lãnh thổ mới. 
Những biến đổi chính trị và xã hội cũng có thể gây ra thoái vốn

Những biến đổi chính trị và xã hội cũng có thể gây ra thoái vốn

Mục đích thoái vốn

Thoái vốn liên quan đến việc một công ty bán một phần tài sản của mình, thường để cải thiện giá trị công ty và đạt được hiệu quả cao hơn. Nhiều công ty sẽ sử dụng thoái vốn để bán bớt các tài sản ngoại vi cho phép đội ngũ quản lý của họ lấy lại sự tập trung mạnh mẽ hơn vào hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Thoái vốn có thể là kết quả của chiến lược tối ưu hóa doanh nghiệp hoặc được thúc đẩy bởi các trường hợp không liên quan. Chẳng hạn như khi đầu tư giảm và các công ty rút khỏi một khu vực địa lý hoặc ngành cụ thể do áp lực chính trị hoặc xã hội. 

  • Ví dụ: do tác động của đại dịch Covid – 19, làm việc từ xa và sự gia tăng của việc sử dụng công nghệ và tác động của chúng đối với văn phòng, bất động sản thương mại. Do đó, các công ty sẽ cân nhắc thoái vốn để tập trung vào mảng thị trường tiềm năng hơn.
Mục đích chủ yếu của thoái vốn là đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh

Mục đích chủ yếu của thoái vốn là đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh

Dù sao thì thoái vốn vì mục đích cuối cùng là đảm bảo lợi ích và hoạt động hiệu quả cho công ty. Việc thoái vốn cần được thực hiện trong khuôn khổ của hoạt động tái cấu trúc và tối ưu hóa ( còn gọi là định mức ). Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số công ty bị buộc phải thoái vốn vì lý do chính trị xã hội dẫn đến mất doanh thu.

Các hình thức thoái vốn phổ biến

Việc thoái vốn hay thoát vốn thường được diễn ra với 3 hình thức chính là spin – off, bán khơi mào cổ phần và bán trực tiếp tài sản. Cụ thể như sau:

Spin – off ( chia tách )

Spin-off là các giao dịch không dùng tiền mặt và miễn thuế. Spin-off là phổ biến nhất trong các công ty bao gồm hai doanh nghiệp hoạt động độc lập và tách biệt và chúng có hồ sơ tăng trưởng hoặc rủi ro khác nhau.

Spin – off diễn ra khi một công ty mẹ phân phối cổ phần của công ty con cho các cổ đông của mình. Do đó, công ty con trở thành một công ty độc lập có cổ phiếu có thể được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán. 

Spin - off là một hình thức thoái vốn phổ biến

Spin – off là một hình thức thoái vốn phổ biến

Bán khơi mào cổ phần

Bán khơi mào cổ phần hay còn gọi là chia tách vốn chủ sở hữu. Theo đó, một công ty mẹ bán một tỷ lệ nhất định lần đầu ( thường là dưới 20% ) vốn chủ sở hữu trong công ty con của mình thông qua chào bán trên thị trường chứng khoán. 

Bán khơi mào cổ phần thường là các giao dịch miễn thuế liên quan đến việc trao đổi tiền mặt bình đẳng cho cổ phiếu. Bởi vì công ty mẹ thường giữ cổ phần kiểm soát trong công ty con, nên việc chia tách vốn chủ sở hữu sẽ giúp tăng tài trợ và các cơ hội tăng trưởng cho một trong những công ty con của họ. Từ đó, giá trị cổ phiếu cổ thể gia tăng đáng kể trong thời gian ngắn.

Bán khởi mào cổ phần chính là hình thức thoái vốn chủ yếu hiện nay

Bán khởi mào cổ phần chính là hình thức thoái vốn chủ yếu hiện nay

Ngoài ra, việc bán khởi mào cổ phần còn cho phép các công ty mẹ thiết lập các con đường giao dịch cho cổ phiếu của các công ty con của họ. Sau đó, tổng công ty có thể xử lý số cổ phần còn lại trong những trường hợp thích hợp.

Bán trực tiếp tài sản

Bán trực tiếp tài sản là một hình thức thoái vốn phổ biến khác. Trong trường hợp này, một công ty mẹ có thể bán tài sản chẳng hạn như bất động sản, máy móc, thiết bị hoặc cả toàn bộ các công ty con cho một bên khác. 

Bán trực tiếp tài sản thường là những giao dịch liên quan đến tiền mặt và có thể gây ra hậu quả về thuế cho công ty mẹ nếu tài sản được bán có lợi nhuận. Loại thoái vốn này xảy ra dưới sự ép buộc có thể dẫn đến “bán cháy” hay bán phá giá với tài sản được bán với giá dưới giá trị sổ sách. 

Một số doanh nghiệp cũng thoái vốn bằng cách bán trực tiếp tài sản

Một số doanh nghiệp cũng thoái vốn bằng cách bán trực tiếp tài sản

Những hoạt động cần thực hiện trước khi tiến hành thoái vốn

Một khi đã cân nhắc và quyết định thì các doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện quy trình trước và sau khi thoái vốn như sau:

  • Thông báo về kế hoạch thoái vốn cho các cổ đông để tránh tình trạng hoang mang nội bộ.
  • Công khai về kế hoạch thoái vốn của doanh nghiệp để những nhà đầu tư cân nhắc, đó là đạo đức kinh doanh.
  • Tìm kiếm đối tác thích hợp để thực hiện thoát vốn ( bán cổ phần, sang nhượng công ty con, tài sản doanh nghiệp .
  • Xây dựng chiến lược cho những hoạt động kinh doanh hậu thoái vốn nhằm đảm bảo lợi nhuận doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải thông báo về quyết định thoái vốn

Doanh nghiệp phải thông báo về quyết định thoái vốn

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến thoái vốn là gì cũng như những lý do và mục đích của nó. Vấn đề thoái vốn khá phức tạp và đòi hỏi những lưu ý nhất định khi tiến hành. Do đó, bạn cần thiết tìm hiểu kỹ càng và đặc biệt lưu ý để hoạt động này được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.