Tìm hiểu về chỉ số MFI trong chứng khoán | Yuanta Việt Nam
Flower
  • VN-Index

    1174.85

    -18.16 (-1.52%)
  • HNX-Index

    220.8

    -5.4 (-2.39%)
  • UPCOM-Index

    87.16

    -0.99 (-1.12%)
  • VN30-Index

    1194.03

    -16.71 (-1.38%)
  • VNDiamond

    1995.61

    -35.75 (-1.76%)
  • VNFinlead

    1914.51

    -22.58 (-1.17%)
  • VNMidcap

    1731.28

    -41.22 (-2.33%)
  • VNSmallcap

    1357.83

    -27.25 (-1.97%)
Trang chủTin tứcBlogKiến thức chứng khoánTìm hiểu về chỉ số MFI trong chứng khoán

01/08/2022 - 13:24

Tìm hiểu về chỉ số MFI trong chứng khoán

Thị trường chứng khoán là một trong những nền tảng tài chính nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà đầu tư mong muốn tìm kiếm lợi nhuận lớn cho bản thân. Để đảm bảo hiệu quả lợi nhuận, việc tìm hiểu các yếu tố, các chỉ số, trong đó có chỉ số MFI trong chứng khoán, sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra những quyết định chính xác. 

Tìm hiểu về chỉ số MFI trong chứng khoán

Tìm hiểu về chỉ số MFI trong chứng khoán

Tổng quan về chỉ số MFI trong chứng khoán

Đối với những nhà đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán, dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp, nắm vững kiến thức về chỉ số MFI là điều rất cần thiết. Đây là một công cụ quan trọng, giúp nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định chính xác và phù hợp trong chiến lược đầu tư của mình. Vậy chỉ số này là gì và có vai trò như thế nào, dưới đây là những kiến thức cơ bản về chỉ số MFI. 

Chỉ số MFI trong chứng khoán là gì?

Chỉ số MFI có tên đầy đủ tiếng anh là Money Flow Index, tạm dịch chính là dòng chảy của dòng tiền. Hiểu một cách đơn giản, chỉ số MFI được sử dụng để xác định mức độ giá trị của một loại cổ phiếu nhất định trong khoảng thời gian theo tuần, theo quý hoặc theo năm. Công cụ kỹ thuật này do hai nhà kinh tế là Gene Quong và Avrum Soudark dựa trên nền tảng của chỉ số RSI  (Relative strength index).

Chỉ số MFI trong chứng khoán là một công cụ kỹ thuật quan trọng

Chỉ số MFI có thang đánh giá trong khoảng từ 0 đến 100, thông thường được tính trong 14 giai đoạn. Thông qua chỉ số này, các nhà đầu tư chứng khoán có thể đánh giá được một loại chứng khoán trên sàn giao dịch có đang có giá trị hay không, có đang được giao dịch ổn định hay không,… Nói cách khác, chỉ số MFI chính là biểu thị cho độ hấp dẫn của một phân loại chứng khoán cụ thể đối với các nhà đầu tư. 

Chỉ số MFI là một công cụ kỹ thuật được sử dụng phổ biến không chỉ trong lĩnh vực chứng khoán, mà còn ở các lĩnh vực tài chính khác. Đây được đánh giá là một công cụ kỹ thuật quan trọng đối với nền kinh tế thị trường của hầu hết tất cả các quốc gia. 

Tầm quan trọng của chỉ số MFI

Chỉ số MFI là một công cụ trong kỹ thuật chứng khoán được nhiều người ưa chuộng áp dụng. Với những kết quả mà chỉ số này thể hiện, các nhà đầu tư chứng khoán có thể đưa ra những quyết định giao dịch đúng đắn cho mình và người thân trên sàn chứng khoán. Từ đó giúp họ có thể thu được mức lợi nhuận lớn nhất có thể, tránh phải tình trạng thua lỗ. 

Chỉ số MFI thể hiện vai trò, tầm quan trọng ở nhiều khía cạnh khác nhau

Tầm quan trọng của chỉ số MFI được thể hiện ở ba khía cạnh chủ yếu: cung cấp tín hiệu quá mua hoặc quá bán, xu hướng hội tụ hay phân kỳ giá và là công cụ giúp dự báo xu hướng giá. Trong đó, vai trò ở hai khía cạnh thông tin về tín hiệu quá mua hoặc quá bán cũng như xu hướng hội tụ và phân kỳ giá được các nhà đầu tư ưa chuộng hơn cả. 

Với kết quả giá trị được thể hiện dựa trên thang điểm từ 0 đến 100 của chỉ số MFI, những người chơi chứng khoán sẽ đưa ra các quyết định mua hoặc bán cổ phiếu. Trường hợp chỉ số MFI vượt ngưỡng thang điểm 80, đây là tín hiệu chứng khoán ở giai đoạn overbought và lệnh mua sẽ được gửi đến để nhà đầu tư biết. Ngược lại, nếu chỉ số nằm ở mức điểm dưới 20, tín hiệu oversell sẽ được gửi đến cho bạn để cân nhắc ra quyết định mua cổ phiếu mình đang sở hữu. 

Chức năng dự báo xu hướng thị trường của một loại chứng khoán cũng được chỉ số MFI thể hiện rất rõ nét. Mức điểm 50 được sử dụng làm đường ranh giới để các nhà đầu tư xác định xu hướng của thị trường là đang tăng hay giảm. Nếu MFI thể hiện mức điểm trên 50, thị trường đang có xu hướng tăng và ngược lại chính là biểu hiện giảm dần của thị trường chứng khoán. 

Đặc điểm và ý nghĩa của chỉ số MFI

Đặc điểm đặc trưng của chỉ số MFI chính là được dùng để tính toán yếu tố lượng của cổ phiếu. Đây cũng là yếu tố giúp phân biệt chỉ số MFI với chỉ số RSI cũng được sử dụng phổ biến trong chứng khoán. 

Nếu như chỉ số RSI thường liên quan giá của cổ phiếu thì MFI có mối liên hệ trực tiếp với khối lượng cổ phiếu. Do đó, hai chỉ số này được các nhà đầu tư sử dụng kết hợp và là một công cụ rất hiệu quả trong lĩnh vực chứng khoán. 

Chỉ số MFI thường xuyên dao động tùy vào từng thời gian cụ thể

Đặc trưng tiếp theo của chỉ số MFI là yếu tố này được xếp vào nhóm có sự dao động và thay đổi trong từng giai đoạn đánh giá cụ thể. Sự dao động này biểu hiện cho các tín hiệu lên hoặc xuống của cổ phiếu và thị trường chứng khoán. Với đặc điểm này, chỉ số MFI cho phép các nhà đầu tư đánh giá và đưa ra những quyết định phù hợp với sự thay đổi của thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận. 

Chỉ số MFI được tính toán trong giới hạn của thang điểm từ 0 đến 100 điểm. Mỗi mức điểm sẽ có một ý nghĩa khác nhau, là căn cứ giúp các nhà đầu tư đưa ra những đánh giá về giá trị của một loại cổ phiếu nhất định. Do đó, có thể nói, việc tìm hiểu và hiểu rõ ý nghĩa của chỉ số MFI trong chứng khoán đóng một vai trò rất quan trọng.  

Cách xác định chỉ số MFI

Để giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng tính toán được chỉ số MFI, hiện nay, có rất nhiều các website về tài chính đã có những chia sẻ về cách xác định chỉ số này. Bạn cần tìm hiểu và nắm rõ các bước trong cách tính để có thể tính toán được kết quả một cách chính xác nhất, đáp ứng cho nhu cầu đầu tư chứng khoán của bản thân. 

Chỉ số MFI được xác định bằng công thức cụ thể

Cách xác định chỉ số MFI được tổng quát thành công thức: MFI = 100 – 100/ (1+MR). Để tính được chỉ số MFI, bạn cần thực hiện 04 bước cơ bản:

  • Bước 1. Tính giá điển hình của chứng khoán – TP (Typical Price)

Công thức tính: TP = (giá cao nhất + giá thấp nhất + giá đóng cửa)/3

  • Bước 2. Từ giá điển hình có được, nhà đầu tư tính dòng tiền – MF (Money Flow) theo công thức: TP * khối lượng cổ phiếu trong giai đoạn tính toán. 
  • Bước 3. Tính tỷ lệ dòng tiền – MR (Money Flow Ratio) bằng công thức: MR = dòng tiền dương (14 giai đoạn) / dòng tiền âm (14 giai đoạn tính). 

Tỷ lệ dòng tiền (MF) là một trong những yếu tố cấu thành trong công thức xác định chỉ số MFI

Dòng tiền dương được hiểu là tổng giá điển hình có mức cao hơn ở giai đoạn trước đó. Dòng tiền âm là tổng giá trị điển hình có mức thấp hơn so với những giai đoạn trước đó. MR là thành phần có thể có hoặc không trong công thức xác định chỉ số MFI. Trong trường hợp mức giá không có sự chênh lệch giữa các giai đoạn, nhà đầu tư có thể lược bỏ đi yếu tố MR.

  • Bước 4. Sau khi có được giá trị biểu thị cho tỷ lệ dòng tiền, bạn áp dụng công thức xác định chỉ số MFI để có được kết quả cụ thể. 

Đây là công thức tương đối để tính chỉ số MFI. Bên cạnh đó, con số 14 giai đoạn cũng chỉ mang tính ước lượng. Tùy theo từng khoảng thời gian nhất định các nhà đầu tư tính toán mà con số này có thể có sự thay đổi linh hoạt sao cho phù hợp và cho kết quả sát nhất với biến động của thị trường

Những hạn chế của chỉ số MFI 

Chỉ số MFI mang ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán. Nhờ công cụ kỹ thuật này mà người dùng có thể đưa ra những phân tích và quyết định tương đối chính xác và tương thích với từng cổ phiếu ở từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, chỉ số MFI vẫn chứa đựng một số hạn chế nhất định, gây cản trở tính tối ưu của công cụ này. 

Chỉ số MFI nên được sử dụng kết hợp các công cụ kỹ thuật khác để đem đến hiệu quả cao

Đầu tiên có thể nhắc đến chính là sự dao động của chỉ số này ở từng giai đoạn tính toán cụ thể. Vì đặc điểm này, nên chỉ số MFI thường chỉ mang tính tương đối, không phản ánh hoàn toàn và đầy đủ những sự thay đổi hay đổi chiều của thị trường. Do đó, nhà đầu tư chứng khoán cần có sự kết hợp giữa chỉ số MFI với các công cụ kỹ thuật khác để có được những phân tích, đánh giá tổng quan nhất. 

Một hạn chế khác của chỉ số MFI là vai trò giúp dự báo giá của một hoặc một số cổ phiếu nhất định trên sàn giao dịch chứng khoán không có độ chính xác cao. Do đó, chức năng này của chỉ số MFI không được các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và các nhà dự báo thị trường đánh giá cao. 

Cách dùng chỉ số MFI trong đầu tư chứng khoán 

Chỉ số MFI trong chứng khoán được các nhà đầu tư sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau. Điển hình có thể kể đến là để xác định các vùng oversell và overbought, làm căn cứ để các nhà đầu tư đưa ra quyết định mua hoặc bán cổ phiếu. 

Chỉ số MFI trên 80 chính là biểu thị cho vùng overbought và chỉ số MFI ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 20 chính là biểu thị cho vùng oversell của thị trường. Theo đó, nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán khi MFI 80 và đặt lệnh mua khi MFI ở mức dưới 20 để thu được lợi nhuận. 

Chỉ số MFI là căn cứ quan trọng để các nhà đầu tư đặt lệnh mua hoặc lệnh bán

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư có thể sử dụng MFI nhằm mục đích xác định xu hướng của thị trường chứng khoán thông qua thang điểm 50. Thị trường tăng hoặc giảm có tác động rất lớn đến giá trị của cổ phiếu cũng như đến mức lợi nhuận mà các nhà đầu tư có thể nhận được cho bản thân. 

Chỉ số MFI trên 50 điểm thể hiện thị trường đang có xu hướng tăng dần. Ngược lại, chỉ số MFI ở mức dưới thang điểm 50 là dấu hiệu cho thấy thị trường giao dịch đang có xu hướng giảm dần. Từ xu hướng chung, nhà đầu tư có thể cân nhắc để đặt lệnh mua vào hoặc đặt lệnh bán các cổ phiếu mình đang sở hữu để tăng giá trị của nguồn tài chính của mình.

Sử dụng chỉ số MFI có hiệu quả sẽ đem đến nguồn lợi nhuận lớn

Để sử dụng chỉ số MFI trong chứng khoán có hiệu quả, các nhà đầu tư cần đảm bảo hiểu rõ về vai trò, công thức tính và ý nghĩa của công cụ kỹ thuật này. Những kiến thức về chỉ số này chắc chắn sẽ là thông tin rất cần thiết và hữu ích đối với tất cả các bạn đang, đã và sẽ tham gia vào thị trường chứng khoán. Chúc bạn sẽ thành công với con đường tài chính mà mình đã lựa chọn! Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán yuanta Việt Nam.