Tín phiếu kho bạc là gì? Đặc điểm & quy định phát hành tín phiếu
Flower
Trang chủTin tứcBlogKiến thức kinh tếTín phiếu kho bạc là gì? Đặc điểm & quy định phát hành tín phiếu

26/07/2023 - 14:01

Tín phiếu kho bạc là gì? Đặc điểm & quy định phát hành tín phiếu

Tín phiếu kho bạc là gì cũng như những đặc điểm kinh tế của loại tín phiếu này là thuật ngữ kinh tế điển hình. Đây là một vấn đề quan trọng đối với đời sống kinh tế cá nhân và cả hoạt động doanh nghiệp.

Tín phiếu kho bạc là gì?

Khoản 1 điều 2 thông tư 111/2018/TT – BTC và theo nghị định 95/2018/NĐ – CP và thông tư 111/2018/TT – BTC quy định rõ:

  • Tín phiếu kho bạc là loại giấy nợ do chính phủ phát hành có kỳ hạn dưới 1 năm nhằm bù đắp khoảng thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước. Đây cũng là một trong những công cụ quan trọng để ngân hàng Trung ương điều hành chính sách tiền tệ.
Tín phiếu kho bạc là một loại giấy ghi nợ ngắn hạn do Chính phủ phát hành

Tín phiếu kho bạc là một loại giấy ghi nợ ngắn hạn do Chính phủ phát hành

Tín phiếu kho bạc là một loại trái phiếu chiết khấu chứng khoán được bán với mức giá chiết khấu chứ không trả lãi theo định kỳ. Khi đến thời điểm đáo hạn, các nhà đầu tư sẽ nhận lại được khoảng lãi chính là khoảng chênh lệch giữa mệnh giá chứng khoán và giá mua chứng khoán. 

Tín phiếu kho bạc được xem là khoản đầu tư tài chính ít rủi ro nhất trên thị trường hiện nay. Nguyên nhân chính là vì khả năng vỡ nợ hay mất khả năng thanh toán của người phát hành hay Chính phủ là rất thấp. Tuy nhiên cũng vì tính an toàn và ổn định nên lãi suất của tín phiếu kho bạc thường là không cao.

Phương thức phát hành tín phiếu kho bạc

Theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay tín phiếu kho bạc được phát hành dưới 2 hình thức chính gồm có:

Đấu thầu phát hành tín phiếu kho bạc

Theo khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 điều 15 nghị định 95/2018/NĐ – CP về đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ, quy định:

Đấu thầu phát hành là phương thức bán trái phiếu Chính phủ thông qua tổ chức đấu thầu về lãi suất cho đối tượng mua trái phiếu.

Nguyên tắc tổ chức đấu thầu:

  • Giữ bí mật mọi thông tin dự thầu của đối tượng tham gia đấu thầu.
  • Thực hiện công khai, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các đối tượng tham gia đấu thầu.
Quy trình đấu thầu phát hành tín phiếu kho bạc được tiến hành một cách công bằng, công khai, minh bạch

Quy trình đấu thầu phát hành tín phiếu kho bạc được tiến hành một cách công bằng, công khai, minh bạch

Đối tượng tham gia đấu thầu: 

  • Nhà tạo lập thị trường theo quy định tại Mục 4 Chương II Nghị định này. 
  • Các đối tượng khác quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này mua trái phiếu Chính phủ theo phương thức đấu thầu thông qua các nhà tạo lập thị trường.

Hình thức đấu thầu: 

  • Đấu thầu cạnh tranh lãi suất.
  • Đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất. Trường hợp phiên đấu thầu được tổ chức theo hình thức này, tổng khối lượng trái phiếu phát hành không cạnh tranh lãi suất đảm bảo không vượt quá 30% tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu trong phiên đấu thầu.
Có 2 hình thức là đấu thầu cạnh tranh lãi suất và đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất

Có 2 hình thức là đấu thầu cạnh tranh lãi suất và đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất

Việc xác định kết quả đấu thầu:

  • Kết quả được thực hiện theo một trong hai phương thức đấu thầu đơn giá hoặc đấu thầu đa giá. 
  • Căn cứ vào sự phát triển của thị trường. Bộ Tài chính quyết định phương thức đấu thầu đơn giá hoặc đấu thầu đa giá trong từng thời kỳ.

Chủ thể tổ chức phát hành trực tiếp tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ hoặc tổ chức đấu thầu thông qua Sở giao dịch chứng khoán theo quy định của Bộ Tài chính.

Phát hành trực tiếp cho ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Cũng theo nghị định 95/2018/NĐ – CP tại điều 12 có quy định về phát hành trực tiếp tín phiếu Kho bạc cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

Khoản 1:

  • Trường hợp ngân sách trung ương thiếu hụt tạm thời, Bộ Tài chính chủ trị phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng đề án phát hành tín phiếu Kho bạc trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. 
  • Đề án phát hành bao gồm các nội dung cơ bản sau: mục đích phát hành,  khối lượng, kỳ hạn, hình thức tín phiếu, mệnh giá tín phiếu, lại suất phát hành, thời điểm phát hành dự kiến, phương thức và nguồn thanh toán tín phiếu khi đáo hạn, đăng ký, lưu kỳ và niêm yết, giao dịch tín phiếu (nếu có).
Đề án phát hành tín phiếu Kho bạc trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải thông qua Thủ tướng Chính phủ 

Đề án phát hành tín phiếu Kho bạc trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải thông qua Thủ tướng Chính phủ 

Khoản 2:

  • Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính thống nhất với Ngân hàng Nhà nước. Việt Nam về khối lượng, lãi suất, kỳ hạn cho từng đợt phát hành. 
  • Trường hợp ngày phát hành và ngày đáo hạn tín phiếu Kho bạc không cùng một năm ngân sách thi thực hiện theo quy định về tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật ngân sách nhà nước và Điều 26 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Khoản 3:

  • Lãi suất tín phiếu Kho bạc phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là lãi suất thỏa thuận giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Cơ sở tham khảo là lãi suất đấu thầu phát hành tín phiếu Kho bạc hoặc lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc lãi suất giao dịch trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn còn lại tương đương tại thời điểm gần nhất.
Lãi suất tín phiếu được thỏa thuận bởi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Lãi suất tín phiếu được thỏa thuận bởi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Khoản 3:

  • Trên cơ sở thống nhất về khối lượng, lãi suất, Kỳ hạn và thời điểm phát hành, Kho bạc Nhà nước ký hợp đồng bán tín phiếu trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Trong đó quy định các điều kiện, điều khoản của đợt phát hành bao gồm: khối lượng, kỳ hạn, lãi suất phát hành, ngày phát hành, giá bán, ngày thanh toán tiền mua, ngày đáo hạn, tài khoản nhận tiền mua tin phiếu, việc đăng ký, lưu kỵ và niêm yết, giao dịch tín phiếu (nếu có).

Khoản 5:

  • Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán tiền mua tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào ngân sách nhà nước và thanh toán tín phiếu khi đáo hạn.

Đặc điểm và quy định pháp luật về tín phiếu kho bạc

Theo nghị định 95/2018/NĐ – CP quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của chính phủ – tín phiếu kho bạc trên thị trường chứng khoán như sau:

Lãi suất phát hành

Theo khoản 5 điều 11 về lãi suất phát hành tín phiếu như sau:

  • Đối với tín phiếu kho bạc phát hành theo phương thức đấu thầu: lãi suất phát hành do kho bạc nhà nước quy định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quyết định. 
  • Đối với tín phiếu kho bạc phát hành trực tiếp cho ngân hàng nhà nước Việt Nam: lãi suất phát hành là lãi suất thỏa thuận giữa Bộ tài chính và ngân hàng nhà nước Việt Nam theo quy định tại khoản 3 điều 12 nghị định này.

Kỳ hạn phát hành

Khoản 1 điều 11 có quy định về kỳ hạn tín phiếu kho bạc như sau: 

  • Tín phiếu kho bạc có kỳ hạn chuẩn là 13 tuần, 26 tuần hoặc 52 tuần.
  • Các kỳ hạn khác của tín phiếu kho bạc do Bộ trưởng Bộ tài chính quyết định tùy theo nhu cầu sử dụng vốn và tình hình thị trường nhưng không được quá 52 tuần.
Kỳ hạn phát hành tín phiếu kho bạc phổ biến là 3, 6, và 9 tháng

Kỳ hạn phát hành tín phiếu kho bạc phổ biến là 3, 6, và 9 tháng

Đối tượng thành phần

Điều 4 có quy định về chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ chính phủ như sau: 

  • Tại Việt Nam, tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính phát hành. 
  • Đối với công cụ nợ của Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước Bộ Tài chính phát hành hoặc ủy quyền cho kho bạc nhà nước tổ chức phát hành và thực hiện các nghĩa vụ của chủ thể tổ chức phát hành theo quy định.

Mặt khác, chủ thể sở hữu hay đối tượng sở hữu các tín phiếu kho bạc thường là các ngân hàng thương mại, các cá nhân và tổ chức kinh tế khác nhau.

Mệnh giá phát hành

Khoản 2 điều 11 có quy định về mệnh giá phát hành tín phiếu kho bạc có mệnh giá là (100.000) đồng hoặc là bội số của (100.000) đồng.

Đồng tiền phát hành

Khoản 3 điều 11 có quy định về đồng tiền phát hành, thanh toán là đồng Việt Nam.

Đồng tiền phát hành tín phiếu kho bạc là đồng Việt Nam VNĐ

Đồng tiền phát hành tín phiếu kho bạc là đồng Việt Nam VNĐ

Chức năng tín phiếu

  • Về phía chính phủ: giải quyết khó khăn và thiếu hụt tài chính tạm thời.
  • Về phía ngân hàng Trung ương: thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, điều hòa chuỗi cung ứng và kiểm soát thị trường tiền tệ.
  • Về phía các ngân hàng thương mại và các cá nhân, tổ chức tài chính khác: đầu tư sinh lời và tạo khoản dự trữ thứ cấp.

Đăng ký, lưu ý, niêm yết và giao dịch tín phiếu kho bạc

Điều 13 quy định về việc đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch tín phiếu kho bạc như sau: 

  • Tín phiếu kho bạc phát hành theo phương thức đấu thầu: được đăng ký, lưu ký và niêm yết giao dịch theo quy định về đăng ký, lưu ký, niêm yết giao dịch trái phiếu của Chính phủ. 
  • Tín phiếu kho bạc phát hành trực tiếp cho ngân hàng nhà nước Việt Nam: được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán theo đề nghị của ngân hàng nhà nước Việt Nam và kho bạc nhà nước.

Ưu điểm và nhược điểm của tín phiếu kho bạc là gì

Vấn đề giao dịch và đầu tư tín phiếu kho bạc có những lợi ích và hạn chế sau:

Ưu điểm

  • Là kênh đầu tư an toàn và ít rủi ro nhờ có sự bảo lãnh của chính phủ.
  • Dễ tiếp cận do có mức đầu tư cơ bản thấp.

Nhược điểm

  • Lãi suất thấp, lợi nhuận thấp.
  • Kém cạnh tranh do chỉ thanh toán khi đáo hạn.
Tín phiếu kho bạc là khoản đầu tư an toàn nhưng có mức lãi suất thấp

Tín phiếu kho bạc là khoản đầu tư an toàn nhưng có mức lãi suất thấp

Trên đây là toàn bộ những thông tin về tín phiếu kho bạc là gì, đặc điểm cũng như những quy định pháp lý về loại hình tín phiếu này. Ngoài ra, tín phiếu kho bạc có những lợi ích và rủi ro nhất định khi sử dụng mà bạn nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ càng. Chúc bạn áp dụng thành công và có những quyết định đầu tư kinh doanh an toàn và hiệu quả. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.