Bán khống là gì? - Những đặc điểm và rủi ro khi bán khống | Yuanta
Flower
  • VN-Index

    1174.85

    -18.16 (-1.52%)
  • HNX-Index

    220.8

    -5.4 (-2.39%)
  • UPCOM-Index

    87.16

    -0.99 (-1.12%)
  • VN30-Index

    1194.03

    -16.71 (-1.38%)
  • VNDiamond

    1995.61

    -35.75 (-1.76%)
  • VNFinlead

    1914.51

    -22.58 (-1.17%)
  • VNMidcap

    1731.28

    -41.22 (-2.33%)
  • VNSmallcap

    1357.83

    -27.25 (-1.97%)
Trang chủTin tứcBlogKiến thức chứng khoánBán khống – Những đặc điểm và rủi ro khi bán khống

06/04/2022 - 14:45

Bán khống – Những đặc điểm và rủi ro khi bán khống

Bán khống cổ phiếu là một loại hình thức giao dịch trên thị trường chứng khoán. Nếu những nhà đầu tư chứng khoán thông thường kỳ vọng giá cổ phiếu tăng, thì đối với bán khống nhà đầu tư sẽ kiếm lợi nhuận bằng cách kỳ vọng thị giá cổ phiếu giảm. 

Khái niệm bán khống

Bán khống hay trong tiếng anh còn gọi là short selling, đây là hoạt động kiếm lợi nhuận từ việc sụt giá của một loại chứng khoán như: cổ phiếu hay trái phiếu. 

Bán khống là gì?

Theo đó, bán khống chính là hình thức bán một loại tài sản hay chứng khoán mà người bán chưa hoặc không sở hữu nó. Bằng cách vay mượn chứng khoán từ nhà đầu tư khác và bán với giá cao, sau đó kỳ vọng trong tương lai giá cổ phiếu đó sẽ giảm. 

Trong tương lai, khi giá cổ phiếu đã giảm người bán có nghĩa vụ mua lại và hoàn trả đủ số lượng chứng khoán đã vay mượn. 

Hoạt động bán khống lúc này:

  • Người bán sẽ lời hoặc lỗ bằng với sự chênh lệch giữa giá bán và mua lại, chưa tính chi phí vay mượn. 
  • Lời xuất hiện khi giá mua lại thấp hơn so với giá bán, lỗ khi giá mua lại cao hơn so với giá bán.

Ví dụ minh họa:

Ví dụ minh họa về bán khống vàng

Người A mượn người B một lượng vàng ván bán đi được 41 triệu đồng. Sau ba tháng, A mua lại 1 lượng vàng với mức giá là X triệu đồng rồi trả lại cho B. Lúc này, hành động của A được gọi là bán khống vàng. 

  • Trong trường hợp X = 38 triệu thì số tiền lời của A là 41 – 38 = 3 triệu đồng. 
  • Trong trường hợp X = 43 triệu thì số tiền A bị lỗ là 43 – 41 = 2 triệu đồng. 

Tương tự như vậy, chúng ta có ví dụ trong chứng khoán:

Người A mượn người B số lượng 10.000 cổ phiếu công ty X và bán với giá 100.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó một thời gian, người A mua lại cổ phiếu X trên thị trường với giá t đồng/cổ phiếu và trả lại cho B. Đây được hiểu là hành động bán khống cổ phiếu hoặc chứng khoán. 

Ví dụ trong chứng khoán

  • Nếu t = 90.000 đồng/cổ phiếu thì A sẽ lời (100.000 – 90.000) x 10.000 CP = 100.000.000 đồng. 
  • Nếu t = 110.000 đồng/cổ phiếu thì A sẽ lỗ (110.000 – 100.000) x 10.000 CP = 100.000.000 đồng. 

Mục đích của việc bán khống chứng khoán 

Đây được xem như phương thức đầu cơ của nhà giao dịch chứng khoán. Trong một số trường hợp, mục đích của bán khống chứng khoán là giảm rủi ro trước tình hình giảm giá chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. 

Mục đích đầu cơ thu lợi nhuận 

Khi các nhà đầu tư nhận thấy thị trường chứng khoán đang đi vào thời điểm nóng, có xu hướng giảm giá trong tương lai gần, họ sẽ tiến hành bán khống để tối đa lợi nhuận. 

Muốn có được nguồn thu từ việc này đòi hỏi bạn phải có kiến thức và kinh nghiệm cao để dự đoán được xu hướng giúp tránh rủi ro ẩn chứa.  

Mục đích phòng rủi ro 

Thị trường luôn biến động nên nhiều nhà đầu tư muốn bán khống để ngừa rủi ro, giảm tổn thất tốt nhất có thể. 

Bán khống có đặc điểm gì?

Có 3 đặc điểm chính như sau:

Đặc điểm 

Người bán không thực sự sở hữu cổ phiếu

Người bán không thực sự sở hữu cổ phiếu đang được bán mà sẽ vay nó từ một môi giới hay đại lý. Thông qua đó, họ có thể thực hiện đặt lệnh bán.

Sau đó, người bán có nghĩa vụ mua lại cổ phiếu vào thời điểm nào đó trong tương lai để hoàn trả lại. Có thể thấy, bán khống chính là các giao dịch ký quỹ, các yêu cầu về dự trữ vốn chủ sở hữu của họ nghiêm ngặt hơn so với giao dịch khi mua. 

Thu lợi nhuận từ việc giảm giá của cổ phiếu

Đặc điểm cơ bản thứ hai là thu lợi nhuận từ cổ phiếu giảm giá, dựa vào những phân tích và nhận định người bán kỳ vọng thu lợi từ việc giá chứng khoán giảm. Điều này có thể trái ngược với các đầu nhà đầu tư dài hạn có mong muốn giá tăng.

Bản chất của bán khống là một loại rủi ro

Bản chất đây là một loại rủi ro, thậm chí, bán khống có tỷ lệ rủi ro cao. Việc này có thể mang lại lợi nhuận lớn, nhưng tổn thất mà nó mang lại cũng có thể tăng nhanh chóng và vô hạn cho các lệnh ký quỹ. Vì vậy để tránh rủi ro, những nhà đầu tư thực hiện giao dịch này thường là người có kinh nghiệm và biết cách sử dụng các nguyên tắc cắt lỗ để hạn chế lỗ tối đa. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý việc cắt lỗ khi kích hoạt trên thị trường sẽ không có giá đảm bảo. 

Rủi ro khi bán khống

Mặc dù phương thức này có thể đem lại nguồn lợi lớn nhưng rủi ro cũng rất cao. Khi thị giá cổ phiếu tăng hoặc giảm thì về lý thuyết, có thể nói việc lời hay lỗ khi thực hiện giao dịch này là không giới hạn. 

Một số rủi ro

Giới hạn mức lãi tối đa

Một loại chứng khoán chỉ có thể giảm về mức 0 gây thua lỗ 100%, tuy nhiên lại không có giới hạn về mức giá cao nhất.

Yêu cầu lường trước sự giảm giá của cổ phiếu

Thị trường trong lịch sử đã di chuyển theo xu hướng tăng, đi ngược lại với việc thu lợi nhuận từ sụt giảm của thị trường. Tuy nhiên, thị trường cổ phiếu không biến động theo một chiều và không có xu hướng dài hạn, nhà đầu tư nên lường trước sự giảm giá của cổ phiếu. 

Rủi ro pháp lý

Trong một thị trường rộng lớn, sẽ có rủi ro pháp lý phát sinh với lệnh cấm bán khống để tránh vấn đề hoảng loạn và áp lực bán. 

“Kén” nhà đầu tư

Việc này chỉ nên thực hiện với những nhà đầu tư và nhà giao dịch nhạy bén, có nhiều kiến thức và kinh nghiệm để dự đoán trước các rủi ro.

Hơn nữa, việc bán khống không có sự quản lý chặt chẽ nên dễ xuất hiện việc thao túng cổ phiếu và gây tổn thất cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Cách bán khống cổ phiếu tại thị trường Việt Nam như thế nào?

 Trên thị trường Việt Nam, bán khống cổ phiếu được thực hiện như sau: 

Thị trường chứng khoán cơ sở 

Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, cổ phiếu trên thị trường cơ sở chưa được cho phép thực hiện nghiệp vụ này. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư không được phép bán khống cổ phiếu riêng lẻ.  

Trên thực tế, vẫn có nhiều nhà đầu tư “lách luật” và thực hiện hình thức này. Đây chính là hoạt động vay mượn chứng khoán giữa các nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, phương pháp này khá phức tạp và không được áp dụng phổ biến. 

Thị trường chứng khoán phái sinh 

Việc thực hiện bán khống chứng khoán trên thị trường chứng khoán phái sinh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thực hiện kinh doanh tại thị trường chứng khoán phái sinh dựa vào phần giá chênh lệch, tức là vừa bán và mua ở các kỳ sau. 
  • Các nhà đầu tư có thể mua chứng khoán cơ sở rồi bán khống ở thị trường chứng khoán phái sinh. 
  • Bán khống khi thị trường chung quá giá trị. Nhà đầu tư có thể dựa vào nhiều phương pháp khác nhau như: P/E, so sánh với thị trường chứng khoán quốc tế, thực hiện P/B. 
  • Dựa vào mức chênh lệch và biến động của đồ thị VFVN30 để đưa ra những phân tích thích hợp. 

Nhà đầu tư được bán khống chứng khoán khi nào?

Nhà đầu tư được bán khống chứng khoán khi đáp ứng được những tiêu chí sau:

Thời điểm thực hiện là khi nào?

  • Có tài sản đảm bảo thế chấp. 
  • Lãi suất vay/cho vay.
  • Thời hạn vay, gia hạn vay. 
  • Xử lý tài sản thế chấp nếu nhà đầu tư không hoàn trả chứng khoán. 
  • Có phương thức giải quyết khi phát sinh tranh chấp. 

Ngoài ra, nhà đầu tư nên bán khống trong những trường hợp sau:

  • Dự đoán được xu hướng tương lai: Dấu hiệu nhận biết là khi thị trường tăng nóng với 90% cổ phiếu trên sàn tăng 100% – 200% và giá cổ phiếu tăng nhanh chóng trong thời gian ngắn. 
  • Nhà đầu tư làm việc trong một doanh nghiệp trên sàn, có thông tin nội bộ kết quả kinh doanh hoặc tin tức tiêu cực về công ty trước thời gian truyền thông đưa tin. 
  • Dự đoán được xu hướng thị trường trong tương lai và các ngành đang có  tiềm năng phát triển mạnh. 
  • Bạn tham gia bán khống với mục đích phòng vệ nhằm giảm rủi ro ngắn hạn do tác động từ biến động thị trường. 

Bán khống có tính rủi ro và chỉ thích hợp đối với những nhà đầu tư lớn. Vì vậy, hãy cân nhắc và chọn cho mình một kênh đầu tư đúng đắn và thích hợp nhé! Trên đây bày viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.

Miễn trừ trách nhiệm: Bài viết trên do các chuyên gia hợp tác với Yuanta Việt Nam tổng hợp và biên soạn, tuy nhiên chỉ mang tính tham khảo cũng như không đại diện hoàn toàn cho quan điểm của Công ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam. Quý nhà đầu tư cân nhắc trước khi sử dụng thông tin này để ra quyết định đầu tư cũng như luôn tham khảo nhiều thông tin theo thời gian thực từ nhiều nguồn đa dạng. Chúc quý khách đầu tư thành công!