Chỉ số RSI là gì? Ý nghĩa của chỉ số RSI trong chứng khoán | Yuanta
Flower
  • VN-Index

    1174.85

    -18.16 (-1.52%)
  • HNX-Index

    220.8

    -5.4 (-2.39%)
  • UPCOM-Index

    87.16

    -0.99 (-1.12%)
  • VN30-Index

    1194.03

    -16.71 (-1.38%)
  • VNDiamond

    1995.61

    -35.75 (-1.76%)
  • VNFinlead

    1914.51

    -22.58 (-1.17%)
  • VNMidcap

    1731.28

    -41.22 (-2.33%)
  • VNSmallcap

    1357.83

    -27.25 (-1.97%)
Trang chủTin tứcBlogKiến thức chứng khoánChỉ số RSI là gì? Ý nghĩa của chỉ số RSI trong chứng khoán

13/06/2022 - 15:53

Chỉ số RSI là gì? Ý nghĩa của chỉ số RSI trong chứng khoán

Những người mới tham gia thị trường chứng khoán cần tìm hiểu nhiều khái niệm trong đó có chỉ số RSI là gì. Đây là một khái niệm quan trọng trong chứng khoán để có thể phân tích biên độ chứng khoán. Nếu biết áp dụng công thức của chỉ số RSI vào trong phân tích chứng khoán thì bạn sẽ áp dụng tốt trong đầu tư và thu lại nguồn lợi nhuận khủng.

Chỉ số RSI là gì? Ý nghĩa của chỉ số RSI trong chứng khoán

Chỉ số RSI là gì? Ý nghĩa của chỉ số RSI trong chứng khoán

Chỉ số RSI là gì?

Relative Strength Index hay còn gọi là chỉ số sức mạnh tương đối RSI được ứng dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Chỉ số này đo lường mức độ và tốc độ biến động giá trong một khoảng thời gian để đánh giá các điều kiện quá mua hoặc quá bán của một cổ phiếu hoặc các tài sản khác. 

RSI đo lường tốc độ và mức độ biến động giá trong một khoảng thời gian

RSI là một chỉ số thể hiện dưới dạng một bộ dao động từ 0 đến 100. Khi đọc chỉ số này, nếu giá trị RSI nằm ở mức từ 70 trở lên thì biểu thị rằng cổ phiếu đang bị mua quá mức hoặc được định giá quá cao so với giá trị thật. Điều này có thể dẫn đến việc điều chỉnh giá hoặc giá quay đầu giảm. Nếu giá trị RSI có chỉ số từ 30 trở xuống thì cổ phiếu đang bị bán quá mức hoặc định giá quá thấp so với thị trường. 

Công thức của chỉ số RSI

Khi tìm hiểu chỉ số RSI là gì, bạn sẽ thấy chỉ số này có một công thức cụ thể để tính toán. Bạn có thể áp dụng công thức sau khi tính chỉ số RSI:

RSI = 100 – 100/(1 + RS) 

Trong đó, RS sẽ được tính với công thức sau:

RS = Trung bình giá tăng trong một chu kỳ / Trung bình giá giảm trong một chu kỳ

Thông thường, một chu kỳ trong chỉ số RSI sẽ lấy khung thời gian cụ thể như 14 ngày, 14 giờ, 14 tuần,… Những chu kỳ ngắn hạn sẽ được xem xét trong các giao dịch ngắn hạn và ngược lại, giao dịch dài hạn cần quan sát những chu kỳ dài hơn. 

RSI được đo lường trong một chu kỳ cụ thể

Ý nghĩa của chỉ số RSI

Trong khái niệm chỉ số RSI là gì, nhà đầu tư sẽ thấy rằng đây là một chỉ số rất quan trọng. RSI phản ánh mối quan hệ tương quan giữa số chu kỳ tăng giá và số chu kỳ giảm giá so với mức giá trung bình của một chứng khoán trong khung thời gian nhất định. 

Xác định tình trạng quá mua hay quá bán

RSI có thể được dùng để xác định tình trạng quá mua hay quá bán của các loại cổ phiếu. Nhiều nhà đầu tư quy ước rằng khi chỉ số này đạt ở mức trên 70 thì đang trong tình trạng quá mua, ngược lại nếu chỉ số nằm ở mức dưới 30 thì cổ phiếu trong tình trạng quá bán.

RSI có thể dùng để xác định tình trạng quá mua, quá bán

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư lại cho rằng cổ phiếu nằm ở mức trên 80 thì trong tình trạng quá mua và dưới 20 thì nằm trong tình trạng quá bán. Từ đó có thể thấy rằng, những nhà đầu tư khác nhau thì sẽ có mức quy ước chỉ số RSI riêng để xác định tình trạng quá mua hay quá bán.  

Sự phân kỳ RSI

Sự phân kỳ RSI diễn ra khi có một sự lệch pha giữa biến động giá và biến động RSI. Cụ thể hơn, sự phân kỳ đó là việc nối đỉnh với đỉnh hoặc đáy với đáy của đồ thị giá và đồ thị RSI. Khi đó, hướng đi của hai bản đồ này theo hướng ngược chiều nhau. Nếu xảy ra tình huống này thì chứng tỏ trong xu hướng giá đang sắp diễn ra việc tăng hoặc giảm giá. 

Trong phân kỳ RSI sẽ có 2 tình huống có thể xảy ra là:

  • Phân kỳ tăng giá: Phân kỳ này xảy ra khi đồ thị giá có xu hướng giảm nhưng đồ thị của RSI lại thể hiện việc giá có thể đi lên trong cùng một chu kỳ
  • Phân kỳ giảm giá: Phân kỳ này có thể xảy ra khi đồ thị giá có xu hướng tăng nhưng đồ thị của RSI lại có xu hướng giảm trong cùng một chu kỳ giá.

Xác định xu hướng đảo chiều

Trong một xu hướng giảm giá, chỉ số RSI thường sẽ nằm ở dưới mức 30 và không bao giờ đạt đến mức 70. Nếu như cổ phiếu nằm trong xu hướng tăng giá thì chỉ số RSI sẽ nằm trên 70 và rất ít khi nằm ở mức 30. Do vậy, chỉ số này thường được sử dụng để xác định sức mạnh của một xu hướng cũng như thời điểm có khả năng xảy ra việc đảo chiều giá.

Có thể dùng RSI để xác định xu hướng đảo chiều

Trong một chu kỳ tăng giá, nếu như chỉ số RSI không đạt đến trên 70 rồi sau đó rơi xuống dưới 30 thì đây là tín hiệu cho thấy giá tăng có xu hướng ngừng lại. Trong thời gian tới, mức giá của cổ phiếu này có thể quay đầu để giảm giá.

Ngược lại, trong một chu kỳ giảm giá, nếu chỉ số RSI không chạm mức 30 rồi sau đó tăng vượt ngưỡng 70 thì đây là tín hiệu cho thấy xu hướng giảm giá của cổ phiếu đang chậm lại. Lúc này, cổ phiếu có thẻ đảo chiều tăng giá. 

Tín hiệu mua vào – bán ra

Khi nhìn vào biểu đồ RSI, bạn có thể xác định được tín hiệu mua vào bán ra thông qua những chỉ số như sau:

  • Khi đường đồ thị của RSI từ đáy đi lên đến mức 30 thì đây được xem là tín hiệu mua vào
  • Khi đường đồ thị của RSI từ đỉnh đi xuống dưới mức 70 thì đây là tín hiệu bán ra. 

Tuy nhiên, việc đánh giá tín hiệu này chỉ mang tính tượng trưng. Bạn cần phải kết hợp thêm nhiều yếu tố khác để đánh giá chính xác nhất.

Việc tìm hiểu chỉ số RSI là gì giúp nhà đầu tư chứng khoán tăng kiến thức cũng như có thể dự đoán được một số vấn đề của cổ phiếu. Thông qua chỉ số này, bạn có thể dự đoán việc tăng giảm của cổ phiếu để đưa ra quyết định mua hay bán chính xác. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên kết hợp thêm nhiều chỉ số khác để kết quả dự đoán được đúng nhất. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.