Mã chứng quyền và Một số điều nhà đầu tư cần lưu ý | Yuanta VN
Flower
Trang chủNewsBlogKiến thức chứng khoánMã chứng quyền và Một số điều nhà đầu tư cần lưu ý

15/06/2022 - 10:51

Mã chứng quyền và Một số điều nhà đầu tư cần lưu ý

Mã chứng quyền là một khái niệm không còn quá xa lạ đối với một bộ phận lớn nhà đầu tư. Thông qua những ký tự, mã này giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định được “danh tính” của chứng quyền cũng như theo dõi nhiều yếu tố khác trong chứng quyền. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhà đầu tư chưa nắm rõ được khái niệm này. Hãy cùng Yuanta Việt nam tìm hiểu rõ hơn về mã chứng quyền qua bài viết dưới đây nhé!

Mã chứng quyền và Một số điều nhà đầu tư cần lưu ý

Mã chứng quyền là gì?

Mã chứng quyền được xác định dựa trên quy định các mã được niêm yết trên sàn giao dịch thuộc Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, một mã được cấu tạo từ 8 ký tự đại diện để nhắc đến một loại chứng quyền đang có mặt trên thị trường. Tương tự như các mã cổ phiếu của các doanh nghiệp gồm 3 ký tự chữ cái thì đối với chứng quyền cũng được cấp mã xác giống vậy. 

Một số bộ phận nhà đầu tư cho rằng các mã chứng quyền được xác định dựa trên những ký tự được kết hợp ngẫu nhiên. Tuy nhiên, trên thực tế mỗi mã đều được cấu tạo từ những thành phần mang ý nghĩa riêng thể hiện đặc điểm của chứng quyền đó. 

Phân tích cách hình thành của mã chứng quyền

Cách hình thành

Thông thường một mã chứng quyền sẽ có tên gọi cấu tạo từ 8 ký tự dựa trên cấu trúc CUUUYYRR, cụ thể:

Ký hiệu C trong tên chứng quyền đại diện cho lệnh Call/ Put trong các giao dịch chứng khoán. Tại Việt Nam hiện nay chỉ mới triển khai áp dụng chứng quyền mua (call).

Ký hiệu UUU trong tên chứng quyền đại diện cho Underlying: được biết đến là mã chứng khoán cơ sở từ công ty phát hành ra chứng chỉ đó. Ví dụ: HDB – mã cổ phiếu Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM, DCM – CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau,…

Ký hiệu YY trong tên chứng quyền đại diện cho Year: thể hiện thông tin về năm phát hành ra chứng quyền.

Ký hiệu RR Trong tên chứng quyền đại diện cho Roand: Thể hiện thông tin về đợt phát hành chứng quyền cuối cùng đối với cùng một tài sản cơ sở.

Ví dụ: Mã CMSN2105:

Chứng quyền mua cổ phiếu MSN phát hành vào đợt 5 trong năm 2021

Ý nghĩa của việc hiểu mã chứng quyền

Ý nghĩa

Hiểu được mã chứng quyền là gì đồng nghĩa với việc nhà đầu tư xác định được đơn vị phát hành, đợt phát hành, năm phát hành cũng như tài sản cơ sở hay tài sản đảm bảo đối với chứng quyền có đảm bảo.

Biết cách nắm bắt thời cơ đầu tư tốt: Thông thường chứng quyền có thời hạn trong khoản từ 3 – 24 tháng, từng nhà đầu tư có thể cân nhắc các mã dựa vào thời gian đáo hạn của nó. Từ đó, các trader có thể kỳ vọng cho lợi nhuận của chứng quyền cao hơn so với những loại chứng quyền gần đến ngày đáo hạn. 

Đầu tư thông minh và tiết kiệm thời gian: Việc ghi nhớ được chính xác toàn bộ tên của chứng quyền khá là phức tạp và dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy việc sử dụng mã để gọi tên chứng quyền là hết sức cần thiết giúp các nhà đầu tư tiết kiệm công sức, thời gian và dễ dàng sử dụng.

Chuẩn bị kế hoạch đầu tư kỹ lưỡng: Việc theo dõi sự biến động của các mã này trên thị trường giúp các trader dễ dàng nắm được xu hướng của chứng quyền. Thông qua việc đánh giá, phân tích sử dụng các công cụ trên hệ thống giúp nhà đầu tư chứng quyền xác định được kế hoạch đầu tư rõ ràng, đầy đủ và toàn diện.

Một số điều cần lưu ý

Nhằm mục đích tránh gây nhầm lẫn giữa danh tính của các mã chứng quyền, mỗi mã đều không trùng lặp nhau. Khi các nhà đầu tư tìm hiểu về việc tham gia đầu tư chứng quyền và các mã cần lưu ý một số điều sau đây:

Một số điều nhà đầu tư cần lưu ý

Tính đòn bẩy cao: trong phiên giao dịch có sự biến động lớn kết hợp với tỷ lệ đòn bẩy trong khoảng từ 7 lần đến 10 lần sẽ là một cơ hội lớn giúp các nhà đầu tư sinh lợi nhuận khủng. Mặc khác, nếu các trader không định giá chính xác được cổ phiếu thì khả năng cao nhà đầu tư sẽ thua lỗ. 

Rủi ro thị trường đối với đầu tư chứng quyền: Các yếu tố như thời gian đáo hạn, giá tài sản cơ sở, cổ tức, sự thay đổi lãi suất,… gây những ảnh hưởng trực tiếp đến mức giá của chứng quyền. Để đạt được rủi ro ở mức thấp nhất thì các nhà đầu tư cần phải tập trung theo dõi và phân tích chứng quyền trong một thời gian nhất định.

Một chứng quyền thường có giới hạn dòng đời tối đa là 24 tháng, khá ngắn so với các loại chứng khoán khác. Giá trị của chứng quyền giảm dần về không khi ngày đáo hạn đến gần.

Để có thể xác định được khả năng lãi lỗ khi đầu tư chứng quyền các nhà đầu tư cần tham khảo một số dữ liệu như tỉ lệ chuyển đổi các loại giá chứng quyền, độ biến động giá kỳ vọng,…

Đối với những nhà đầu tư nắm giữ chứng quyền đến ngày đáo hạn sẽ được thanh toán bằng cách nhận trực tiếp tiền mặt mà không qua bất kỳ hình thức trả séc hay chuyển khoản đối với sản phẩm chứng khoán này.

Khi nhà đầu tư cần biết thông tin của một loại chứng quyền có thể truy cập lên website của Sở giao dịch chứng khoán sau đó điền chính xác mã vào ô tìm kiếm trong mục tin tổng hợp và danh sách các tổ chức hoạt động niêm yết. 

Lúc này nhà đầu tư sẽ nhận được toàn bộ thông tin của mã chứng quyền đã tìm kiếm bao gồm các thông tin: Tên, loại chứng quyền, khối lượng đăng ký, ngày đáo hạn, chứng khoán cơ sở, tổ chức phát hành,… Tuy nhiên các trader cần cẩn thận và chính xác thông tin vì nếu nhập sai mã thì hệ thống sẽ không thể đưa ra kết quả chính xác.

Qua bài viết trên Yuanta Việt Nam mong bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như ý nghĩa của mã chứng quyền. Việc hiểu được mã này giúp bạn thực hiện các thao tác giao dịch dễ dàng cũng như hiểu được ý nghĩa cụ thể của các mã chứng quyền trên thị trường. Cùng theo dõi Yuanta thường xuyên để cập nhật những kiến thức chứng khoán mới nhất nhé.