Đi học 20 năm, thi hàng trăm môn nhưng nhà trường lại chẳng dạy ‘Tiền nhiều để làm gì?’: Những bài học về tiền bạc mà trường lớp không dạy bạn | Yuanta Việt Nam
Flower
Trang chủNewsTin Nhà Đầu TưĐi học 20 năm, thi hàng trăm môn nhưng nhà trường lại chẳng dạy ‘Tiền nhiều để làm gì?’: Những bài học về tiền bạc mà trường lớp không dạy bạn

02/04/2019 - 09:00

Đi học 20 năm, thi hàng trăm môn nhưng nhà trường lại chẳng dạy ‘Tiền nhiều để làm gì?’: Những bài học về tiền bạc mà trường lớp không dạy bạn

Đa số chúng ta bước vào thế giới người lớn mà không biết chút gì về khái niệm tiền bạc. Chúng ta thoải mái làm bất kỳ điều gì mình muốn với số tiền trong tay. Chúng ta thậm chí còn được tự do làm bất kỳ điều gì mình muốn với số tiền chúng ta không có, theo hình thức nợ nần. Chúng ta phải tự mình tìm hiểu.

Tôi không thể lên tiếng thay tất cả mọi người, nhưng trong vòng tròn xã hội của tôi, tiền bạc là vấn đề rất riêng tư. Nó chỉ được nhắc đến một cách hời hợt mà thôi. Những cuộc trò chuyện của tôi với bạn bè và người quen thường không vượt quá chuyện chiếc iPhone kế tiếp sẽ đắt thế nào hoặc bình luận về tình trạng kinh tế nói chung. Tôi thậm chí cảm thấy nói về chuyện giường chiếu còn ít ngượng ngùng hơn là nói về tài chính cá nhân.

Nếu kiến thức tài chính được giảng dạy tại trường học, nó sẽ khiến việc điều chỉnh tài chính dễ dàng hơn khi trưởng thành. Nó chắc chắn có ích hơn việc nhồi nhét vào đầu trẻ con những kiến thức khó nhằn mà chúng có thể dễ dàng tìm được trên Google hoặc Wikipedia.

Tài chính cá nhân không phải là một chương trình giảng dạy phức tạp. Những khái niệm cơ bản sẽ từ từ cung cấp một điểm khỏi đầu cho sự hiểu biết về tài chính. Nó chắc chắn đã giúp được cho tôi.

Có những nguồn thu nhập khác ngoài công việc hành chính

Khi lớn lên, tôi có một ý nghĩ ngây thơ rằng đa phần người lớn phải tuân theo kịch bản sau đây để có một cuộc sống thoải mái:

1. Học hành chăm chỉ

2. Lấy được bằng tốt nghiệp với ngành nghề đang được săn đón ở một trường đại học tốt

3. Có được việc làm ở một công ty lớn với lương hậu hĩnh

4. Thăng quan tiến chức để kiếm được nhiều tiền hơn

5. Tiết kiệm để giàu có hơn

6. Có một cuộc sống thoải mái nhờ số tiền đã kiếm được và tiết kiệm được

7. Thỉnh thoảng xả láng để tự thưởng vì đã làm việc chăm chỉ

8. Về hưu

Tôi có biết vài người đã làm rất tốt nhờ việc mở doanh nghiệp riêng của mình. Có một bí mật về họ. Tôi có ấn tượng sai lầm rằng họ là những con người sống không thực tế.

Tôi chắc rằng ngoài kia có những ngoại lệ may mắn nhưng phần đông chúng ta được dạy rằng con đường cần đi là được thăng chức.

Là người lớn, chúng ta biết rằng có rất nhiều cách để thành công. Một là làm công việc toàn thời gian, cách khác là điều hành doanh nghiệp riêng của bạn. Và có vô số khả năng giữa hai thái cực đó.

Đi học 20 năm, thi hàng trăm môn nhưng nhà trường lại chẳng dạy ‘Tiền nhiều để làm gì?’: Những bài học về tiền bạc mà trường lớp không dạy bạn - Ảnh 1.

Có thể đó là một công việc giờ hành chính và một sự nghiệp bên ngoài. Lựa chọn khác nữa là phân chia thời gian đồng đều giữa các công việc. Cũng có những người kiếm được tiền nhờ đầu tư vào kinh doanh và những thứ khác. Cho vay để kiếm lời lại là một lựa chọn khác nữa.

Khi lớn lên, chúng sẽ có nhiều sự sáng tạo về tài chính hơn. Tâm trí của chúng sẽ rộng mở với nhiều cách thức để tìm ra con đường mang đậm dấu ấn cá nhân mang đến cả cảm giác cân bằng về sự thỏa mãn và sự ổn định tài chính.

Hãy coi tiền như một công cụ

Chúng ta bị xã hội quy định rằng tiền được dùng để chi trả:

● Những thứ chúng ta cần – nhà ở và thức ăn

● Những thứ chúng ta muốn – một kỳ nghỉ sang trọng ở Bahamas và một chiếc Porsche 911

Chúng ta đều biết trẻ em là những sinh vật không biết sợ hãi và đầy sức sáng tạo. Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu khi còn nhỏ chúng được dạy rằng tiền có thể sử dụng để tiết kiệm thời gian và khiến chúng thông minh hơn. Chắc chắn nó sẽ hữu ích hơn là cách nói tiền là để mua những thứ đồ chơi khiến chúng hạnh phúc.

Đi học 20 năm, thi hàng trăm môn nhưng nhà trường lại chẳng dạy ‘Tiền nhiều để làm gì?’: Những bài học về tiền bạc mà trường lớp không dạy bạn - Ảnh 2.

Tương quan giữa cảm xúc và tiền bạc

Khi trưởng thành, chúng ta biết rằng cảm xúc và quan hệ của chúng ta với tiền bạc liên quan mật thiết đến nhau. Cảm xúc của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến quyết định tài chính. Mặt khác, biến động trong tình hình tài chính sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta.

Lấy ví dụ là thị trường chứng khoán. Trong một thị trường tăng trưởng, đa số mọi người mua cổ phiếu là vì lòng tham. Khi cầu vượt cung, giá cổ phiếu sẽ tăng trưởng mạnh, mọi người tham lam hơn. Khi thị trường chứng khoán biến động, tình hình đi theo hướng ngược lại. Cổ phiếu được bán vì mọi người sợ hãi. Cần phải có tâm lý vững chắc để không hoảng sợ và chống lại hiệu ứng bầy đàn.

Điều này chứng minh chúng ta bị dẫn dắt bởi cảm xúc khi đưa ra quyết định. Không cần phải nói, điều này cũng tương ứng với các quyết định tài chính của chúng ta

Sẽ thật tuyệt vời khi cho trẻ nhận thức được ở giai đoạn đầu đi học về sự ảnh hưởng của cảm xúc đến các quyết định liên quan đến tiền bạc? Hãy tưởng tượng bọn trẻ sẽ là kiểu người nào khi lớn lên. Với tôi, tôi chắc chắn sẽ thu được lợi ích từ việc đó.

Nguồn: cafebiz.vn