FDI là gì? Vai trò của FDI là gì trong nền kinh tế Việt Nam | Yuanta
Flower
Trang chủTin tứcBlogKiến thức kinh tếFDI là gì? Hiểu về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Việt Nam

17/07/2023 - 15:02

FDI là gì? Hiểu về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Việt Nam

Trong thời đại toàn cầu hóa, việc thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài là ưu tiên đối với nhiều quốc gia. FDI là gì đã trở thành một khái niệm phổ biến và quan trọng trong lĩnh vực kinh tế. Nó hứa hẹn về sự tăng trưởng kinh tế, sự thúc đẩy công nghệ. Đồng thời cung cấp cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống. 

FDI là gì?

FDI là viết tắt của cụm từ “Foreign Direct Investment” (Đầu tư trực tiếp nước ngoài). Thuật ngữ này được sử dụng để miêu tả quá trình khi một công ty hoặc tổ chức từ một quốc gia đầu tư vào một quốc gia khác và sở hữu một phần vốn trong doanh nghiệp đó. FDI thường xuyên xảy ra khi một công ty quốc tế muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

FDI là viết tắt của cụm từ "Foreign Direct Investment" (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

FDI là viết tắt của cụm từ “Foreign Direct Investment” (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

Vốn FDI là gì?

Vốn FDI là tổng giá trị tiền, tài sản, và quyền sở hữu mà các công ty nước ngoài đầu tư vào một quốc gia khác thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp. Mục đích chính của hoạt động này nhằm sở hữu một phần vốn của doanh nghiệp trong quốc gia đó.

Ngoài ra, vốn FDI có thể bao gồm các khoản đầu tư như vốn chủ sở hữu, vốn tài trợ, vốn mua lại cổ phần, vốn góp vào các liên doanh, và vốn tái đầu tư lợi nhuận. Các công ty nước ngoài thường chọn đầu tư trực tiếp để có quyền kiểm soát và tham gia quản lý doanh nghiệp. Đồng thời tận dụng các lợi ích kinh doanh và quyền sở hữu trí tuệ. 

Bên cạnh đó, quy mô vốn của quốc gia có thể được đo bằng các chỉ số. Bao gồm tổng giá trị vốn FDI đã đăng ký, số lượng dự án FDI, số lượng công ty nước ngoài hoạt động trong quốc gia đó, tổng số vốn FDI thực tế chuyển vào quốc gia.

Vốn FDI là tổng giá trị tiền, tài sản, và quyền sở hữu mà các công ty nước ngoài đầu tư vào một quốc gia khác thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp

Vốn FDI là tổng giá trị tiền, tài sản, và quyền sở hữu mà các công ty nước ngoài đầu tư vào một quốc gia khác thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp

Hiểu về doanh nghiệp FDI

Nhờ vào việc chia sẻ công nghệ, tạo ra việc làm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Doanh nghiệp FDI không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho chính họ mà còn đóng góp quan trọng vào sự phát triển của quốc gia tiếp nhận. Hiểu rõ doanh nghiệp FDI là gì là yếu tố quan trọng trong việc phát triển và quản lý kinh tế hiện đại.

Doanh nghiệp FDI là gì?

Doanh nghiệp FDI được thành lập và điều hành bởi các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, nhằm đầu tư vào một quốc gia khác. Nó mang lại lợi ích cho quốc gia bằng cách mang đến vốn, công nghệ, quản lý và thị trường mới.

Doanh nghiệp này được xem là nguồn vốn và tri thức quan trọng đóng góp vào phát triển kinh tế. Đặc biệt là tạo cơ hội việc làm và tăng cường cạnh tranh trong nền kinh tế quốc gia.

Mục đích hoạt động của doanh nghiệp FDI 

Mục đích hoạt động của doanh nghiệp FDI là gì có thể khác nhau tùy thuộc vào từng công ty và ngành công nghiệp cụ thể.

Tìm kiếm lợi nhuận và tăng trưởng

Mục đích chính của hầu hết các doanh nghiệp FDI là tìm kiếm lợi nhuận và tăng trưởng kinh doanh. Bằng cách đầu tư vào một quốc gia khác, doanh nghiệp hy vọng tận dụng cơ hội kinh doanh và thị trường mới để tăng doanh số bán hàng, doanh thu và lợi nhuận. Việc mở rộng quy mô hoạt động và tiếp cận nguồn lực mới giúp doanh nghiệp đạt được sự phát triển bền vững.

Mục đích chính của hầu hết các doanh nghiệp FDI là tìm kiếm lợi nhuận và tăng trưởng kinh doanh

Mục đích chính của hầu hết các doanh nghiệp FDI là tìm kiếm lợi nhuận và tăng trưởng kinh doanh

Tiếp cận thị trường mới

Một mục đích khác không kém phần quan trọng của loại hình doanh nghiệp này là tiếp cận thị trường mới và mở rộng khách hàng. Qua việc đầu tư vào một quốc gia nước ngoài, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận và khai thác tiềm năng thị trường địa phương. 

Từ đó khám phá nhu cầu tiêu dùng và phát triển mối quan hệ với khách hàng mới. Điều này giúp tăng cường khả năng cạnh tranh và mở rộng sự hiện diện của doanh nghiệp trên toàn cầu.

Chuyển giao công nghệ và kiến thức

Tiếp cận vào thị trường mới tạo ra nhiều cơ hội phát triển. Đặc biệt là doanh nghiệp được chuyển giao công nghệ, quy trình quản lý và kiến thức kinh doanh từ quốc gia gốc. Các công ty nước ngoài thường có kỹ thuật và kiến thức tiên tiến hơn trong các lĩnh vực như công nghệ, quản lý và sản xuất.

Việc chuyển giao này giúp nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh. Chuyên nghiệp hơn là học hỏi được cách thức hoạt động và phong cách làm việc của doanh nghiệp khác để cải tiến và phát triển công ty. 

Tiếp cận vào thị trường mới tạo ra nhiều cơ hội phát triển, được chuyển giao công nghệ, quy trình quản lý và kiến thức kinh doanh từ quốc gia gốc

Tiếp cận vào thị trường mới tạo ra nhiều cơ hội phát triển, được chuyển giao công nghệ, quy trình quản lý và kiến thức kinh doanh từ quốc gia gốc

Tận dụng lợi thế nguồn lực và kinh nghiệm địa phương

Các doanh nghiệp FDI là gì có thể sử dụng nguồn nhân lực, vật liệu, nguồn năng lượng, cơ sở hạ tầng và mạng lưới cung ứng địa phương để cải thiện hiệu quả sản xuất và giảm chi phí. Đồng thời, họ cũng có thể học hỏi từ kinh nghiệm và phong cách quản lý địa phương để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình.

Điều kiện trở thành doanh nghiệp FDI

Để trở thành một doanh nghiệp FDI là gì tại Việt Nam, cần tuân thủ một số điều kiện quan trọng sau:

  • Thành lập hoặc có phần vốn góp sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài: Doanh nghiệp FDI phải có ít nhất một nhà đầu tư nước ngoài tham gia thành lập hoặc góp vốn.
  • Kinh doanh ngành, nghề không bị cấm: Doanh nghiệp FDI không được hoạt động trong các ngành nghề bị cấm, bao gồm kinh doanh ma túy, hóa chất cấm, mua bán người, mại dâm, kinh doanh pháo nổ, v.v.
Doanh nghiệp FDI không được hoạt động trong các ngành nghề bị cấm như kinh doanh ma túy, mua bán người, mại dâm, kinh doanh pháo nổ,...

Doanh nghiệp FDI không được hoạt động trong các ngành nghề bị cấm như kinh doanh ma túy, mua bán người, mại dâm, kinh doanh pháo nổ,…

  • Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Trước khi thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và thực hiện các thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là Ban Quản lý khu công nghiệp hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư, tùy thuộc vào địa điểm đầu tư.
  • Thành lập doanh nghiệp: Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cá nhân hoặc tổ chức tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Sau khi hoàn thành các bước này, doanh nghiệp mới được coi là doanh nghiệp FDI về mặt pháp lý. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có quyền được hưởng các ưu đãi và quyền lợi tương tự như các doanh nghiệp FDI khác.

Các hình thức đầu tư FDI

Các hình thức đầu tư FDI là gì có thể được phân thành các loại sau:

Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Đây là hình thức truyền thống và phổ biến nhất của FDI. Nhà đầu tư nước ngoài thành lập một công ty hoàn toàn thuộc sở hữu của họ tại quốc gia đầu tư mới. Công ty này được đầu tư, thành lập và chịu sự quản lý của nước đầu tư.

Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài là hình thức truyền thống và phổ biến nhất của FDI

Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài là hình thức truyền thống và phổ biến nhất của FDI

Hình thức này mang lại sự độc lập và tự quản lý cho nhà đầu tư, nhưng cũng có thể gặp khó khăn trong việc chuyển giao kinh nghiệm quản lý và công nghệ cho nước chủ nhà.

Thành lập doanh nghiệp liên doanh

Thành lập doanh nghiệp liên doanh là hình thức hợp tác giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài để thành lập một doanh nghiệp chung. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập tại quốc gia đầu tư trên cơ sở hợp đồng giữa các bên.

Hình thức này có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn và tạo cơ hội cho trao đổi công nghệ và quản lý giữa các bên. Tuy nhiên, điểm bất cập là có thể gây ra mâu thuẫn trong quản lý và điều hành doanh nghiệp.

Thành lập doanh nghiệp liên doanh là hình thức hợp tác giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài để thành lập một doanh nghiệp chung

Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

Đây là hình thức hợp tác kinh doanh giữa các nhà đầu tư nhằm phân chia lợi nhuận và sản phẩm mà không thành lập một pháp nhân mới. Hình thức này thường được sử dụng trong các dự án tương đối nhỏ và đơn giản, nhưng có thể gặp khó khăn trong việc chuyển giao kinh nghiệm quản lý và công nghệ.

Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT

Đây là các hình thức đầu tư xây dựng và khai thác công trình hạ tầng theo hợp đồng giữa nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia đầu tư. Các công trình kết cấu hạ tầng như đường sá, cầu, cảng.

Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT đầu tư xây dựng và khai thác công trình hạ tầng theo hợp đồng giữa nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan nhà nước

Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT đầu tư xây dựng và khai thác công trình hạ tầng theo hợp đồng giữa nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan nhà nước

Đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp

Trong hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của một doanh nghiệp hoặc sáp nhập, mua lại toàn bộ doanh nghiệp hiện có. Điều này cho phép nhà đầu tư nước ngoài tiếp quản và kiểm soát doanh nghiệp đã tồn tại trong quốc gia đầu tư.

Hình thức này thường được sử dụng khi nhà đầu tư muốn nhanh chóng mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc có quyền kiểm soát và ứng dụng nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp. Hình thức này đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và các ngành công nghiệp lớn khác.

Vai trò của FDI là gì trong nền kinh tế Việt Nam

FDI luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Chẳng hạn tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sự đổi mới công nghệ và quản lý. 

Tuy nhiên, việc thu hút và quản lý nó cần được thực hiện một cách khôn ngoan và hiệu quả. Điều này nhằm đảm bảo rằng lợi ích của FDI được cân nhắc cùng với phát triển bền vững và lợi ích của quốc gia.

FDI đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam nhưng cần được cân nhắc cùng với phát triển bền vững và lợi ích của quốc gia

FDI đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam nhưng cần được cân nhắc cùng với phát triển bền vững và lợi ích của quốc gia

Tạo nguồn vốn đầu tư

Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang đến nguồn vốn đầu tư quan trọng cho Việt Nam. Các dự án này giúp tăng cường vốn đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng. 

Đặc biệt, FDI là gì đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi vốn lớn như công nghệ cao. Bao gồm sản xuất điện tử, ô tô, và du lịch…

Tăng cơ hội việc làm

Đây là một trong những yếu tố có sự tác động mạnh mẽ đến người lao động. Bởi lẽ nó tạo ra một lượng lớn cơ hội việc làm tại Việt Nam. Làm việc ở các công ty nước ngoài cung cấp thu nhập ổn định và cơ hội phát triển nghề nghiệp cho người lao động. 

Đồng thời, FDI cũng thúc đẩy sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Điều này giúp nâng cao chất lượng nguồn lao động, đặc biệt là thu nhập của người lao động.

Làm việc ở các công ty nước ngoài cung cấp thu nhập ổn định và cơ hội phát triển nghề nghiệp cho người lao động.

Làm việc ở các công ty nước ngoài cung cấp thu nhập ổn định và cơ hội phát triển nghề nghiệp cho người lao động.

Mở rộng thị trường xuất khẩu

FDI giúp mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam thông qua việc tạo ra các chuỗi cung ứng và giá trị gia tăng. Các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp cận được các thị trường quốc tế. Họ có kinh nghiệm trong việc phân phối sản phẩm ra thị trường toàn cầu. Nhờ đó góp phần thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam và cải thiện thương mại quốc tế.

Kích thích phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ

Các công ty nước ngoài thường có công nghệ, quy trình quản lý và kinh nghiệm vượt trội. Nhờ vậy đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất của các ngành công nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, FDI cũng đóng góp vào sự đa dạng hóa kinh tế, tăng cường sự phát triển của ngành dịch vụ và công nghệ cao.

Chính sách thu hút FDI hiện nay tại Việt Nam

Để thu hút FDI hiệu quả, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh quản lý, kiểm soát rủi ro. Điều này giúp tăng cường sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Và đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Vậy hiện nay, những chính sách Việt Nam đã áp dụng để thu hút FDI là gì?

Để thu hút FDI hiệu quả, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh quản lý, kiểm soát rủi ro

Để thu hút FDI hiệu quả, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh quản lý, kiểm soát rủi ro

Chính sách thuế ưu đãi

Việt Nam đã đưa ra chính sách thuế ưu đãi nhằm hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thường được miễn thuế hoặc giảm thuế trong một khoảng thời gian nhất định.

Ngoài ra, Việt Nam cũng có các chính sách thuế đặc biệt như thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp thấp. Hay miễn thuế nhập khẩu đối với một số nguyên liệu, thiết bị nhập khẩu.

Chính sách đất đai

Nhà nước Việt Nam đã tiến hành cải cách chính sách đất đai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI. Các khu công nghiệp, khu chế xuất được cung cấp đất với giá ưu đãi hoặc cho thuê với giá thấp. Đồng thời tăng thời hạn cho thuê đất nhằm tạo sự ổn định và bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp.

Chính sách hỗ trợ đầu tư và thủ tục đăng ký đầu tư

Một trong những chính sách được nhiều doanh nghiệp ủng hộ là cơ chế hỗ trợ đầu tư và đơn giản hóa thủ tục đăng ký đầu tư. Các tổ chức, cơ quan chức năng được thành lập để cung cấp hỗ trợ tư vấn, giải quyết các thủ tục liên quan đến đầu tư FDI. Đồng thời, Việt Nam cũng đẩy mạnh việc cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt là làm giảm quy trình hành chính.

Một trong những chính sách được nhiều doanh nghiệp ủng hộ là cơ chế hỗ trợ đầu tư và đơn giản hóa thủ tục đăng ký đầu tư

Một trong những chính sách được nhiều doanh nghiệp ủng hộ là cơ chế hỗ trợ đầu tư và đơn giản hóa thủ tục đăng ký đầu tư

Chính sách phát triển hạ tầng

Đầu tư mạnh vào phát triển hạ tầng để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho FDI. Các cơ sở hạ tầng về giao thông, điện lực, viễn thông, nước sạch được cải thiện và mở rộng. Việc làm này nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp FDI.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Chính sách này nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính phủ đã tạo ra các chương trình đào tạo nghề, hợp tác giáo dục với các quốc gia khác nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp.

Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến chính sách phát triển nguồn nhân lực

Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến chính sách phát triển nguồn nhân lực

Tổng kết lại, Yuanta Việt Nam đã cung cấp cho bạn kiến thức liên quan đến FDI là gì. Qua việc thu hút doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, quốc gia có thể tận dụng nhiều lợi ích từ việc mở rộng thị trường. Với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, việc thúc đẩy và quản lý FDI trở thành một thách thức. Điều này đòi hỏi sự cải tiến liên tục và chính sách chủ động từ phía các quốc gia.