Chu kỳ tín dụng là gì? Những đặc điểm của chu kỳ tín dụng | YSVN
Flower
Trang chủNewsBlogKiến thức kinh tếChu kỳ tín dụng là gì? Những đặc điểm của chu kỳ tín dụng

19/07/2023 - 10:25

Chu kỳ tín dụng là gì? Những đặc điểm của chu kỳ tín dụng

Chu kỳ tín dụng được xem là thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Nó có vai trò tác động quan trọng trong việc quản lý tài chính. Nhưng vẫn còn rất nhiều người khá mơ hồ về khái niệm đó. Vậy chu kỳ tín dụng là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chu kỳ tín dụng là gì? Những đặc điểm của chu kỳ tín dụng

Chu kỳ tín dụng là gì? Những đặc điểm của chu kỳ tín dụng

Chu kỳ tín dụng là gì?

Chu kỳ tín dụng (credit cycle) là những thay đổi về khả năng tiếp cận vốn vay của người đi vay trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời mô tả chi tiết các giai đoạn tiếp cận tín dụng của người vay, giúp họ hiểu rõ hơn về vòng vốn của họ trên thị trường tài chính. 

Trong thị trường tài chính, chu kỳ tín dụng cũng có những biến đổi nhất định phụ thuộc vào thời điểm vay dễ hay khó. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ của nền kinh tế, lên hay xuống. 

Đặc điểm của chu kỳ tín dụng

Chu kỳ tín dụng là gì và để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm của chu kỳ tín dụng. Chu kỳ tín dụng mô tả bao gồm hai giai đoạn chính: giai đoạn đầu (mở rộng) và giai đoạn sau (thu hẹp).

Giai đoạn mở rộng 

Đây là giai đoạn rất dễ dàng vay vốn vì điều kiện vay khá dễ dàng. Người cho vay sẵn sàng cung cấp nhiều tín dụng với lãi suất thấp, nguồn cung cao và điều kiện linh hoạt, nhằm khuyến khích hoạt động kinh doanh và tiêu dùng. Chính vì thế quỹ cho vay cũng bắt đầu giảm đi.

Điều này có thể tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, tăng giá trị tài sản và thu nhập của người vay. Tuy nhiên, nếu quá trình này kéo dài quá lâu, nó có thể dẫn đến sự quá mức vay nợ, lạm phát và bong bóng tài chính.

Giai đoạn thu hẹp

Ngược lại với giai đoạn mở rộng, người cho vay sẽ trở nên thận trọng hơn và hạn chế cung cấp tín dụng với lãi suất cao và điều kiện khắt khe hơn, nhằm giảm thiểu rủi ro vỡ nợ. Ở thời điểm này chu kỳ tín dụng bắt đầu thu hẹp dần và sau khi đi đến hồi kết thì mới bắt đầu chu kỳ mới. 

Điều này có thể gây ra sự suy thoái kinh tế, giảm giá trị tài sản và thu nhập của người vay. Nó cũng khiến cho người vay phải giảm bớt chi tiêu hoặc đầu tư để trả nợ.

Ngoài ra, trong chu kỳ tín dụng, mức tín dụng khả dụng được xác định bởi rủi ro và lợi nhuận của người cho vay. Nếu rủi ro thấp, lợi nhuận cao, những người cho vay sẽ sẵn sàng gia hạn các khoản vay. Ngược lại, nếu rủi ro cao, lợi nhuận thấp, những người cho vay sẽ thu hẹp các khoản vay.

Thời hạn chu kỳ tín dụng

Thời hạn chu kỳ tín dụng chính là khoảng thời gian từ lúc một khoản tín dụng được cấp cho đến được hoàn trả xong. Nó thể hiện sự biến đổi và dự đoán những rủi ro của người cho vay và người vay.

Nhìn chung, chu kỳ tín dụng thường kéo dài hơn chu kỳ kinh doanh, vì nó cần thời gian để giá trị tài sản giảm hoặc tăng đến một mức nhất định. 

Thời hạn tín dụng tùy theo nhu cầu vay của từng người

Thời hạn tín dụng tùy theo nhu cầu vay của từng người

Tuy nhiên, sự biến động của chu kỳ tín dụng cũng ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh doanh, bởi nó ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu và đầu tư của các cá nhân và doanh nghiệp.

  • Khi tăng thời hạn chu kỳ tín dụng, người cho vay có thể mở rộng thị phần và nâng cao doanh thu bằng cách thu hút được nhiều khách hàng mới và khuyến khích họ mua nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này cũng làm gia tăng rủi ro vỡ nợ và dòng tiền vay không còn giá trị cao.
  • Ngược lại, khi giảm thời hạn chu kỳ tín dụng thì người cho vay có thể tránh được rủi ro vỡ nợ, tăng hiệu quả sử dụng vốn và cải thiện dòng tiền của mình. Việc làm này cũng có thể làm mất đi một số khách hàng cũ và giảm cơ hội bán hàng.

Như vậy, thời hạn chu kỳ tín dụng là một yếu tố quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp và cá nhân. Nó ảnh hưởng đến lợi nhuận, chi phí, rủi ro và khả năng cạnh tranh của người cho vay và người vay. 

Và để có thể lựa chọn thời hạn chu kỳ tín dụng phù hợp, người cho vay và lẫn người vay cần cẩn trọng khi đầu tư. Hãy xem xét các yếu tố như xác suất vỡ nợ, độ lớn của khoản tín dụng, tính chất của hàng hoá, nguồn vốn và điều kiện thị trường để đưa ra chiến lược hiệu quả.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ tín dụng

Chu kỳ tín dụng là gì và liệu nó có bị tác động lung lay bởi những yếu tố khác? Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chu kỳ tín dụng được chia thành hai nhóm: các yếu tố vĩ mô và các yếu tố vi mô. 

Các yếu tố vĩ mô

Đây là những yếu tố bên ngoài, không phụ thuộc vào bản thân người cho vay hoặc người vay, nhưng ảnh hưởng đến quyết định và khả năng tiếp cận tín dụng của họ. 

Một số yếu tố vĩ mô quan trọng như là: lãi suất, tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ, chính sách thuế… Vì thế, khi quyết định vay mượn, hãy cân nhắc các yếu tố hiện tại của thị trường để quyết định một cách chính xác. 

Có rất nhiều yếu tố tác động đến chu kỳ tín dụng

Có rất nhiều yếu tố tác động đến chu kỳ tín dụng

Các yếu tố vi mô

Đây là những yếu tố bên trong, phụ thuộc vào bản thân người cho vay hoặc người vay, nhưng cũng ảnh hưởng đến quyết định và khả năng tiếp cận tín dụng của họ. 

Một số yếu tố vi mô rất quan trọng là: 

  • Chiến lược kinh doanh 
  • Năng lực quản trị rủi ro 
  • Hiệu quả sử dụng vốn, dòng tiền
  • Khả năng sinh lời
  • Điều kiện cho vay, điều kiện vay,…

Ngoài ra còn một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến thời hạn chu kỳ tín dụng bao gồm: xác suất khách hàng sẽ không trả tiền, độ lớn của khoản tín dụng, tính chất đặc trưng của hàng hoá, nguồn vốn của công ty, số ngày bán tín dụng của đối thủ cạnh tranh.

Tác động của chu kỳ tín dụng

Chu kỳ tín dụng có thể tác động tới khả năng tiếp cận vốn vay của người đi vay trong một khoảng thời gian nhất định đến hoạt động kinh tế và thậm chí là cuộc sống của người dân.

Tác động của chu kỳ tín dụng có thể được phân biệt thành hai loại: tác động tích cực và tác động tiêu cực.

Tác động tích cực

Khi hiểu rõ về chu kỳ tín dụng, nó cũng có tác động tích cực tới các khoản đầu tư cho vay như:

  • Người cho vay sẵn sàng cung cấp nhiều tín dụng với lãi suất thấp và điều kiện linh hoạt, nhằm khuyến khích hoạt động kinh doanh và tiêu dùng.
  • Điều này có thể tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, tăng giá trị tài sản và thu nhập của người vay.
  • Giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển xã hội.
Chu kỳ tín dụng giúp tăng trưởng nền kinh tế

Chu kỳ tín dụng giúp tăng trưởng nền kinh tế

Tác động tiêu cực

Tuy nhiên, chu kỳ tín dụng cũng tồn tại một số hạn chế vì khó có thể lường trước được sự biến đổi đồng tiền thị trường.

  • Người cho vay hạn chế đầu tư hơn, giảm thiểu tối đa tình trạng giảm giá đồng tiền. 
  • Gây ra sự suy thoái kinh tế, giảm giá trị tài sản và thu nhập của người vay. 
  • Tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm chất lượng cuộc sống và làm xáo trộn nền tài chính thị trường. 

Ngoài ra, chu kỳ tín dụng là gì không chỉ phụ thuộc vào giai đoạn mở rộng hay thu hẹp, mà còn phụ thuộc vào mức độ, thời gian và phạm vi của các biến động trong chu kỳ. Các yếu tố như lãi suất, tỷ giá, lạm phát, chính sách tiền tệ, chính sách thuế, chính sách pháp lý… cũng có ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung.

Như vậy, chu kỳ tín dụng là gì cũng đã được giải đáp. Đây chính là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và cuộc sống của chúng ta. Để có thể ứng phó với các biến động của chu kỳ tín dụng, chúng ta cần có một kế hoạch tài chính hợp lý, cân nhắc kỹ khi đi vay hoặc cho vay.Bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.