13/07/2022 - 13:43
Quy luật khách quan là gì? Và Bản chất của quy luật khách quan
Quy luật khách quan là gì? Trong triết học, các quy luật khách quan được xây dựng dựa trên nội dung về nguyên lý thống lĩnh vật chất của thế giới. Chúng ta thường bắt gặp cụm từ “khách quan” trong những câu nói hằng ngày hoặc trong những bài luận, những bản báo cáo, phân tích.
Khách quan là gì?
Khách quan là một khái niệm mang tính tương đối, nên khó có thể định nghĩa chính xác khách quan là gì? Theo triết học, khách quan được hiểu là sự đánh giá mang tính cục bộ, không ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài.
Khách quan dùng để chỉ tất cả những sự vật, sự việc không phụ thuộc vào một chủ thể xác định. Khách quan tồn tại độc lập, bên ngoài và không nằm trong quyền kiểm soát của con người.
Ví dụ về yếu tố khách quan của con người có thể kể đến như: thời tiết, nhiệt độ, các loại thiên tai… Những yếu tố đó không phụ thuộc tầm kiểm soát của chúng ta, nhưng lại ảnh hưởng đến hành vi chúng ta.
Nhiệt độ quá cao dẫn đến hạn hán, khiến đất đai khô cằn, vì lẽ đó, người nông dân thiếu nước tưới tiêu đồng ruộng, để khắc phục, người nông dân phải đào kênh, mương dẫn nước tưới tiêu. Vậy hạn hán chính là một yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hành vi của con người.
Quy luật khách quan là gì?
Quy luật khách quan được hiểu là mối quan hệ giữa bản chất, sự ổn định, được lặp đi lặp lại theo quy luật của các hiện tượng tự nhiên trong xã hội. Những quy luật này cũng đều tồn tại bên ngoài, không phụ thuộc vào con người nhưng có ảnh hưởng đến đời sống con người.
Nội dung của quy luật khách quan là gì
Quy luật khách quan là quy luật quan trọng hàng đầu trong thực tế và hoạt động thực tiễn. Khi xem xét một hoạt động, sự kiện nào đó cần nên xem xét như chính sự tồn tại của nó.
Đây là quy luật không ổn định và không bị ảnh hưởng bởi con người. Chúng ta cần nhìn nhận sự việc một cách khoa học, tuân thủ các phương pháp luận đã được thống nhất để có được sự đánh giá khách quan và luôn tôn trong các sự vật, sự việc trong quy luật khách quan.
Không nên để các yếu tố bên ngoài chi phối như: cảm tính, sở thích… tránh để xảy ra tình trạng có những đánh giá sai lệch, bôi đen, tô hồng lên sự vật, sự việc. Phương pháp luận trong triết học sẽ là tiêu chuẩn đánh giá các điều kiện khách quan.
Vận dụng phương pháp luận trong triết học để đánh giá sự việc khách quan, có thể được thực hiện như sau:
- Trong đời sống hàng ngày, để đảm bảo tính hiệu quả trong công việc mà không bị các yếu tố khác ảnh hưởng. Trước khi đề ra kế hoạch hoạt động, cần phải dựa vào những điều kiện cũng như quy luật khách quan làm bước tiền đề.
- Đối với mỗi phương pháp, cách tổ chức của một hoạt động bất kỳ cần căn cứ vào quy luật khách quan để lựa chọn ra phương pháp phù hợp nhất với từng điều kiện khách quan, đảm bảo cho các kế hoạch hoạt động đó diễn ra với đúng ý thức của con người.
- Với mục tiêu của bản thân cũng cần có một kế hoạch cụ thể, để từ đó nhận thức được sự biến đổi trong suy nghĩ, để có thể cải tiến, phát huy sự sáng tạo trong mọi hoạt động.
Bản chất của quy luật khách quan là gì?
Quy luật khách quan trong triết học được xây dựng dựa trên nội dung về tính thống nhất vật chất của thế giới. Phương pháp luận của quy luật khách quan phải có xuất phát điểm từ thực tế khách quan.
Nói dễ hiểu là, bắt đầu từ nền móng thực tế khách quan – tính khách quan của vật chất. Chắc chắn là phải bắt đầu từ bản thân của sự vật đó, không nên tùy tiện gán cho sự vật, sự việc đó cái mà nó chưa có hoặc không có.
Trong đời sống, mọi hoạt động, đường lối, chính sách, chủ trương, pháp luật đều có xuất phát điểm nền móng là thực tế khách quan. Cần phải tôn trọng vai trò quyết định đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần con người.
Vì vậy việc tôn trọng sự khách quan sẽ có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người. Vì tất cả mọi sự việc, hoạt động đều xuất phát từ quy luật khách quan.
Đồng nghĩa với việc trước khi muốn tìm hiểu bản chất của quy luật khách quan cần phải hiểu rõ tính thực tiễn, ý nghĩa của quy luật khách quan là gì. Đây sẽ là tiền đề cho việc đánh giá các sự vật, sự việc cần thiết.
Mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan
Khi nói đến chủ quan và khách quan, chúng ta sẽ liên tưởng đến hai khái niệm đối lập. Có thể thấy rằng, mọi sự vật, sự việc, hiện tượng khách quan là bản chất của nó được xem là đúng.
Còn quan điểm chủ quan lại dựa trên những yếu tố về cảm xúc, ý kiến cá nhân, chủ thể nhất định. Do đó, đây đúng là hai khái niệm có phạm trù khác nhau.
Hãy thử xem bảng so sánh dưới đây, để có thể hiểu được bản chất của hai khái niệm này:
Cơ sở so sánh | Khách quan | Chủ quan |
Ý nghĩa | Phạm trù này đề cập đến những sự vật, hiện tượng hiển nhiên được xem là đúng. Không có sự thiên vị và mang tính công bằng. | Chủ quan có nghĩa là có ảnh hưởng bởi những yếu tố khác, không bao quát toàn bộ sự việc rõ ràng hoặc chỉ là quan điểm, ý kiến riêng của cá nhân. |
Cơ sở | Dựa trên quá trình, quan sát, thu thập, và tổng hợp dữ liệu thực tế hoặc quá trình nghiên cứu bài bản. | Dựa trên ý thức, giả định, sở thích… mang tính cá nhân cao. |
Sự xác minh | Đã được xác minh | Chưa được xác minh |
Trần thuật | Giống nhau | Khác nhau, bởi được trần thuật mang tính “qua tay” giữa người với người. |
Ra quyết định | Đúng | Sai |
Được áp dụng trong | Sách giáo khoa, từ điển, báo cáo, bách khoa toàn thư… | Trò chuyện miệng, blog, bình luận trên các trang mạng xã hội… |
Xác suất khách quan
Xác suất của quy luật khách quan là gì? Thuật ngữ này có tên khoa học là Objective Probability. Xác suất khách quan được hiểu là khả năng, cơ hội hoặc một tỷ lệ xuất hiện của một biến cố hay sự việc có thể xảy ra dựa trên một công thức tính, thang đo tiêu chuẩn.
Đây là xác suất được dự đoán mà hoàn toàn không dựa vào linh cảm hoặc các phòng đoán, tác động cá nhân của con người. Với các yếu tố, số liệu được đo lường trong một khoảng thời gian nhất định, đủ để đưa ra xác suất.
Xác suất khách quan thường được tính ra bởi các công cụ toán học, và có khả năng xác định ra khả năng xảy ra biến cố độc lập hoặc riêng lẻ. Biến cố độc lập được hiểu là biến cố mà kết quả của nó không bị ảnh hưởng bởi các biến cố xảy ra trước đó, và mang tính độc lập.
Trái ngược với xác suất khách quan, là xác suất chủ quan. Đây là loại xác suất được hình thành dựa trên phán đoán cá nhân hoặc kinh nghiệm cá nhân về việc liệu một khả năng, kết quả của sự vật, hiện tượng đó có xảy ra hay không.
Xác suất chủ quan hoàn toàn không dựa trên việc tính toán chính thức và chỉ phản ánh ý kiến, kinh nghiệm của đối tượng hình thành trong quá khứ. Một ví dụ về xác suất chủ quan là “bản năng đường ruột” trong kinh doanh.
Và vì xác suất chủ quan hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm, niềm tin cá nhân vào sự xuất hiện đơn lẻ của một kết quả. Chính vì vậy, mỗi xác suất chủ quan cũng có sự khác nhau giữa người và người.
Tổng kết lại, phạm trù của xác suất chủ quan và xác suất khách quan cũng được xem là đối lập nhau, giống như quy luật chủ quan và quy luật khách quan. Đây cũng được xem là sự khác biệt khi làm việc cá nhân và làm việc tập thể.
Vận dụng quy luật khách quan vào trong kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các đường lối, chính sách, chủ trương đều xuất phát tựu thực tiễn thực tế xã hội ở từng giai đoạn khác nhau. Điển hình như trong các cuộc cách mạng về kinh tế trước đây, con người luôn phải xác định được các điều kiện tất yếu để để đưa những đường lối, chủ trương phù hợp cho người dân.
Các quy luật khách quan có thể kể đến như: Sự chín muồi của những mâu thuẫn tại các giai cấp trong xã hội, tạo nên những cuộc khủng hoảng sâu sắc về chính trị, hay khi bị áp bức, bóc lột sức lao động nặng nề, người ta phải vực dậy tinh thần và tiến hành đấu tranh giành quyền lợi.
Ví dụ cụ thể tại Việt Nam: Khi nước ta đang trong quá trình đổi mới tiến sang hình thức công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Quy luật khách quan xuất hiện và được xem là điều kiện tiên quyết để nhà nước ta chủ trương thực hiện kế hoạch này.
Thị trường kinh doanh hiện này luôn cạnh tranh gay gắt và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Chính vì sự cạnh tranh đó, đòi hỏi sự vận dụng từ các quy luật khách quan. Và theo lẽ dĩ nhiên, chúng ta cần biết được quy luật khách quan là gì?
Các sản phẩm, hàng hóa cần được sản xuất dựa trên nền tảng vững chắc khi vận dụng những yếu tố dựa trên quy luật khách quan. Kết hợp với cơ cấu, chi phí mà nền kinh tế nước nhà có thể bỏ ra.
Từ đó giúp phần cho nền kinh tế nước ta ngày càng vững mạnh, các doanh nghiệp hoạt động ổn định. Thực hiện đúng theo phương châm: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về quy luật khách quan là gì? Và những nội dung, bản chất của quy luật khách quan. Và quan trọng hơn hết là cách vận dụng quy luật vào nền kinh tế thị trường theo định hướng của nước Việt Nam ta. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.