Khủng hoảng kinh tế là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế
Flower
  • VN-Index

    1174.85

    -18.16 (-1.52%)
  • HNX-Index

    220.8

    -5.4 (-2.39%)
  • UPCOM-Index

    87.16

    -0.99 (-1.12%)
  • VN30-Index

    1194.03

    -16.71 (-1.38%)
  • VNDiamond

    1995.61

    -35.75 (-1.76%)
  • VNFinlead

    1914.51

    -22.58 (-1.17%)
  • VNMidcap

    1731.28

    -41.22 (-2.33%)
  • VNSmallcap

    1357.83

    -27.25 (-1.97%)
Trang chủTin tứcBlogKiến thức kinh tếKhủng hoảng kinh tế là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế

18/07/2022 - 14:56

Khủng hoảng kinh tế là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế

Bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất, khi các hoạt động kinh tế tín dụng bắt đầu xuất hiện, nền kinh tế bắt đầu phát sinh hiện tượng khủng hoảng. Hiện tượng khủng hoảng của nền kinh tế này là kết quả tiêu cực của các mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội. Vậy về bản chất, khủng hoảng kinh tế là gì? Nguyên nhân nào gây ra các cuộc khủng hoảng cho nền kinh tế?

Khủng hoảng kinh tế là gì?

Khủng hoảng kinh tế là gì?

Khủng hoảng kinh tế là gì?

Theo học thuyết Kinh tế – Chính trị của Mác Lê-nin, khủng hoảng kinh tế là tình trạng suy thoái đột ngột của nền kinh tế. Hiện tượng suy thoái này thường diễn biến trầm trọng và có xu hướng kéo dài. Trong thời kỳ khủng hoảng của nền kinh tế, các chỉ số như tổng sản phẩm quốc nội có xu hướng giảm. Đồng thời, thị trường bất động sản và chứng khoán cũng giảm sâu, các khoản thanh toán rơi vào cạn kiệt.

Khủng hoảng kinh tế là tình trạng suy thoái của nền kinh tế

Ở các thời kỳ đầu sau công nguyên, khủng hoảng kinh tế thường chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia hoặc khu vực nhất định. Tuy nhiên, với xu hướng toàn cầu hóa, bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ XIX, các cuộc khủng hoảng kinh tế dần mở rộng ra phạm vi lớn hơn. Các cuộc khủng hoảng với quy mô lớn như toàn châu lục và các khu vực lân cận bắt đầu được ghi nhận từ những năm 70 của thế kỷ XIX. 

Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế là gì?

Có năm nguyên nhân chính gây ra tình trạng khủng hoảng cho nền kinh tế: khủng hoảng tài chính, bong bóng kinh tế, lạm phát, giảm phát và sự cắt giảm chi tiêu. Mỗi nguyên nhân trên sẽ tác động đến một phương diện khác nhau của nền kinh tế, khi đạt đến mức độ nhất định sẽ gây ra tình trạng khủng hoảng. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng tài chính xảy ra khi các tài sản có sự sụt giảm mạnh và nhanh chóng về mặt giá trị. Trong một số trường hợp, khủng hoảng tài chính bao gồm sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và sự xuất hiện của các bong bóng kinh tế. Các vụ vỡ nợ và tình trạng khủng hoảng tiền tệ cũng sẽ xuất hiện vào thời kỳ khủng hoảng tài chính. Các hệ thống ngân hàng bị sụp đổ và giá trị tiền tệ bị giảm sút trầm trọng.

Bong bóng kinh tế

Bong bóng kinh tế, hay còn có các cách gọi khác như bong bóng đầu cơ, bong bóng tài chính, là hiện tượng hàng hóa trong thị trường bị đẩy mức giá lên quá cao. Giá trị hàng hóa trong thị trường đạt ngưỡng cao một cách vô lý và không bền vững, thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Khi bóng bóng kinh tế bị vỡ, thị trường sẽ sụp đổ.

Mức giá cao quá mức của sản phẩm không phản ánh được sức tiêu dùng hoặc nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm. Giai đoạn phát sinh bong bóng và giai đoạn bong bóng vỡ là kết quả của hiện tượng phản ứng thuận chiều khi các chủ thể trong nền kinh tế có phản ứng đồng nhất. Giá cả của sản phẩm trong nền kinh tế bong bóng biến đổi thất thường và không thể được dự đoán thông qua lượng cung – cầu.

Lạm phát

Theo kinh tế học vĩ mô, lạm phát là hiện tượng tăng giá liên tục của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Khi giá hàng hóa tăng lên, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa hơn bình thường. Do đó, lạm phát làm suy giảm giá trị của tiền tệ, đồng thời phản ánh sự suy giảm của tiêu dùng trên một đơn vị tiền tệ. Trong thời đại hội nhập, lạm phát làm giảm giá trị tiền tệ quốc gia này so với tiền của quốc gia khác.

Lạm phát thường diễn ra chậm rãi và kéo dài qua nhiều năm. Ví dụ như, ở thời điểm năm 2010, một bát phở tại Việt Nam có giá 20.000 đến 25.000 đồng. Sau 12 năm, mỗi bát phở ở Việt Nam vào năm 2022 có giá thành từ 45.000 đến 50.000 đồng. Như vậy, so với năm 2010, tiền tệ Việt Nam vào năm 2022 đã giảm giá trị hơn 50%, giá thành của thị trường cũng cao hơn 150% so với 12 năm trước.

Lạm phát khiến đồng tiền mất giá

Giảm phát 

Trái ngược với lạm phát, giảm phát là tình trạng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường liên tục giảm. Giá trị tiền tệ trong thời kỳ giảm phát sẽ được tăng lên khi một đơn vị tiền tệ có thể mua được nhiều đơn vị hàng hóa hơn. Giảm phát còn có thể được hiểu là hiện tượng lạm phát âm. Cần lưu ý rằng giảm phát không phải là giảm hiện tượng lạm phát.

Trong nền kinh tế hội nhập, giảm phát làm giá trị của một tiền tệ này so với một tiền tệ khác tăng lên cao hơn. Ví dụ, tỷ giá đô la Mỹ khi quy đổi sang đồng Việt Nam là 23.350 đồng ở thị trường ổn định. Khi xảy ra giảm phát, 1 đô la Mỹ sẽ quy đổi được 21.000 đồng. Như vậy, khi có giảm phát, người tiêu dùng chỉ cần 21.000 đồng Việt Nam thay vì 23.350 đồng đã có thể quy đổi được 1 đô la Mỹ.

Giảm phát làm giảm giá thành của hàng hóa

Cắt giảm chi tiêu

Với tâm lý lo lắng về sự biến động của nền kinh tế sau khi đã nhận thức được khủng hoảng kinh tế là gì, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm nhiều nhất có thể các khoản chi tiêu. Sự cắt giảm trong chi tiêu này ảnh hưởng đến kinh tế quốc nội, làm giảm tốc độ phát triển của nền kinh tế. Nguyên nhân là do trung bình khoảng 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) phụ thuộc vào chi tiêu của người tiêu dùng.

Việc cắt giảm chi tiêu khiến sức mua trên thị trường yếu đi, khiến sự tăng trưởng GDP của một quốc gia bị chậm lại. Nếu người tiêu dùng liên tục cắt giảm chi tiêu, nguy cơ về một cuộc khủng hoảng kinh tế là điều có thể dự đoán được. 

Nhiều người cắt giảm chi tiêu sau khi nhận thức về khủng hoảng kinh tế

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế là gì?

Khủng hoảng kinh tế là một hiện tượng kinh tế không ai mong muốn bởi các tác động tiêu cực và hậu quả nặng nề mà chúng mang lại. 

Tình trạng bất ổn trong và ngoài khu vực

Có rất nhiều doanh nghiệp, công ty rơi vào tình trạng phá sản khi phải đối mặt với thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu là vì hoạt động sản xuất bị đình trệ, lợi nhuận không đảm bảo, các khoản vay đến hạn không thể thanh toán, … Khủng hoảng kinh tế còn gây ra hiện tượng lạm phát phi mã, là lạm phát với tốc độ hai hoặc ba con số, tạo thành vòng xoáy phải mất nhiều năm mới có thể thoát ra.

Khủng hoảng toàn cầu

Quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, một cách vô hình, đã khiến sự phụ thuộc giữa các quốc gia ngày một nhiều hơn. Do đó, khi nền kinh tế của một quốc gia xảy ra hiện tượng khủng hoảng, các quốc gia còn lại cũng sẽ chịu các ảnh hưởng nhất định. Trong trường hợp quốc gia bị khủng hoảng là các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc hoặc Châu Âu, nền kinh tế toàn cầu càng dễ bị ảnh hưởng và suy thoái.

Vấn đề nhân đạo trong thời kỳ khủng hoảng

Tỷ lệ thất nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế có xu hướng gia tăng so với khi nền kinh tế ổn định. Chủ yếu là do các doanh nghiệp, nhà máy phải cắt giảm nhân sự nhằm giảm thiểu chi phí nhân công cho doanh nghiệp. Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động không được đảm bảo, các nhu cầu cơ bản như ăn, uống và nghỉ ngơi không được đáp ứng đầy đủ. 

Tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ trẻ em không được đi học tỷ lệ thuận một cách tiêu cực trong thời kỳ khủng hoảng. Tỷ lệ bạo lực và tệ nạn xã hội cũng gia tăng khi chất lượng cuộc sống suy giảm. Bên cạnh đó, nhằm thoát khỏi thực trạng khủng hoảng tại nước nhà, người dân có xu hướng muốn di cư sang quốc gia khác nhằm có cuộc sống tốt hơn. Điều này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng di cư cho thế giới. 

Những cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới

Khủng hoảng kinh tế là gì không còn là một câu hỏi quá khó để trả lời khi hiện tượng khủng hoảng đã bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Sắp xếp theo mốc thời gian, trên thế giới đã xảy ra không ít các cuộc khủng hoảng kinh tế như:

Thế kỷ I – Khủng hoảng kinh tế Đế quốc La Mã

Vào thời đế quốc La Mã cổ đại, những người giàu có thuộc tầng lớp thượng lưu thường cho những người nghèo hơn vay tiền và thu lợi nhuận từ lãi vay. Tuy nhiên, cách làm giàu này khiến La Mã nhanh chóng rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng vào năm 33 sau Công nguyên. Sự khủng hoảng này xuất phát từ đạo luật yêu cầu các chủ nợ đầu từ 2/3 tài sản vào bất động sản ở Italy.

Theo đạo luật, người vay phải trả các khoản tiền tương đương từ các khoản đã vay. Tuy nhiên, trên thực tế, người vay bị chủ nợ yêu cầu phải hoàn trả toàn bộ giá trị khoản nợ. Các con nợ buộc phải bán đất để có tiền trả nợ. Nhu cầu bán đất tăng đột biến khiến giá đất giảm mạnh, người vay không xoay đủ tiền để thanh toán nợ. Nhiều người do không thể thanh toán nợ đã bị đưa ra tòa án và tịch thu tài sản.

Thế kỷ XIV – Khủng hoảng kinh tế Châu Âu

Vào đầu thế kỷ XIV, tình hình chính trị – kinh tế của Châu Âu liên tiếp gặp các cuộc khủng hoảng như: nạn đói 1315-1317, chiến tranh Anh – Pháp 1317, cái chết đen 1347-1351. Các biến cố liên tiếp xảy ra khiến nền kinh tế Châu Âu bấy giờ suy giảm nghiêm trọng, dân số giảm từ 1/2 đến 2/3. Tuy nhiên, giá cả hàng hóa tại Châu Âu trong bối cảnh này lại tăng mạnh.

Trên khắp khu vực Châu Âu trong giai đoạn này xảy ra nhiều vụ vỡ nợ của các bang và ngân hàng tư nhân liên tiếp phá sản. Nền kinh tế Châu Âu phải gánh chịu hậu quả vô cùng nặng nề. Ở một số khu vực, đặc biệt là khu vực Đông Âu, các doanh nghiệp phải thực hiện các chính sách hỗ trợ như tăng tiền lương nhằm giữ chân người lao động khỏi việc rời khỏi lãnh thổ.

Thế kỷ XVII – Hội chứng hoa Tulip tại Hà Lan

Nền kinh tế bong bóng tiêu biểu nhất có thể kể đến Hội chứng hoa Tulip tại Hà Lan vào năm 1634-1637. Theo quan điểm lúc bấy giờ, hoa tulip tượng trưng cho đẳng cấp và sự sang trọng. Cơn bão hoa tulip tràn vào Hà Lan vào năm 1634. Lúc này, giá của một củ hoa tulip ở Hà Lan cao ngất ngưỡng, gấp 6 lần thu nhập bình quân hàng năm của người lao động. 

Đến năm 1636, các sàn giao dịch chứng khoán ở Amsterdam Rotterdam và các thị trấn khác mở trung tâm buôn bán hoa tulip. Mọi người mua hoa tulip với một số lượng nhiều hơn khả năng chi trả với mục đích đầu cơ và thu lợi nhuận. Tuy nhiên, vào năm 1637, giá hoa tulip giảm nhanh và không có dấu hiệu tăng trở lại. Chỉ trong nháy mắt, tài sản của hàng nghìn người bốc hỏi, lợi nhuận ảo cũng biến mất.

Hội chứng hoa Tulip

Thế kỷ XVIII – Bong bóng cổ phiếu công ty South Sea ở Anh

Công ty South Sea của Anh được thành lập vào năm 1717, tạo nên mạng lưới thương mại đầu tiên với khu vực Mỹ Latin. Với danh xưng này, công ty đã thổi phồng danh tiếng và nhận được các khoản đầu tư từ đông đảo các nhà đầu tư cổ phiếu. Chỉ trong vòng nửa năm, giá cổ phiếu của công ty South Sea tăng mạnh từ 128 lên 1000 bảng Anh. 

Để mua cổ phiếu của South Sea, nhiều nhà đầu tư đã phải vay nợ với hy vọng các cổ phiếu này sẽ sinh lời, tạo nên cơn sốt đầu cơ tại Anh. Tuy nhiên, nhiều người mất khả năng thanh toán khi đến thời hạn, buộc phải bán cổ phiếu ra thị trường. Lượt bán ra ồ ạt khiến giá cổ phiếu tuột dốc, khiến nhiều ngân hàng phá sản. Nền kinh tế Anh lúc này cũng nhanh chóng sụp đổ.

Một phần bức tranh về bong bóng cổ phiếu South Sea

Thế kỷ XXIII – Khủng hoảng tín dụng 1772

Trong những năm 60 – 70 của thế kỷ XXIII, vương quốc Anh trở nên thịnh vượng với các thành tựu thương mại và hệ thống thuộc địa lớn. Hoạt động cho vay tín dụng ở các ngân hàng nhà nước tại Anh cũng hoạt động vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, sự thịnh vượng này không kéo dài được lâu khi tháng 6/1772, Alexander Fordyce, một trong những đối tác lớn của các ngân hàng, sang Pháp trốn nợ.

Vụ việc khiến hệ thống ngân hàng ở An rơi vào cảnh hỗn loạn. Các chủ nợ ráo riết rút tiền ra khỏi ngân hàng, gây ra cuộc khủng hoảng tín dụng quy mô lớn. Cuộc khủng hoảng này không chỉ dừng lại ở Anh mà nhanh chóng lan sang Scotland, Hà Lan, các khu vực khác của Châu Âu và các thuộc địa của Anh ở Châu Mỹ. 

Hàng người đợi trợ cấp sau khủng hoảng tài chính 1772

Thế kỷ XIX – Suy thoái kéo dài ở Châu Âu và Bắc Mỹ

Hiện tượng lạm phát và đầu cơ tràn lan vào lĩnh vực đường sắt ở Mỹ cũng sự phá giá tiền tệ tại Đức đã gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 1873. Cuộc khủng hoảng này là ngòi nổ kích hoạt chuỗi suy thoái kinh tế kéo dài ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Cuộc chiến tranh giữa Pháp và Phổ và cuộc hỏa hoạn lớn của Chicago và Boston năm 1871 cũng được xem là nguyên nhân cho cuộc khủng hoảng này.

Hơn 18 nghìn doanh nghiệp, 10 bang và hàng trăm ngân hàng tại Mỹ tuyên bố phá sản, tỷ lệ thất nghiệp lên đến 14%. Vương quốc Anh được cho là phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng khi phải chịu sự suy thoái kéo dài và đánh mất vị trí dẫn đầu về công nghiệp ở Châu Âu. Ở một số quốc gia, cuộc suy thoái này được gọi là Đại suy thoái vào thời bấy giờ.

Thế kỷ XX – Đại suy thoái 1929-1939

10 năm đại suy thoái này được xem là cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ trước đến nay. Với xuất phát điểm từ Mỹ, cuộc đại suy thoái tàn phá nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân thật sự cho cuộc khủng hoảng kinh tế là gì vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên, nhiều người cho rằng cuộc suy thoái bắt nguồn từ sự sụp đổ của phố Wall. 

Đầu thế kỷ XX tại Mỹ, sự dễ dàng trong việc cấp tín dụng đã dẫn đến sự lạm dụng vay tín dụng nhằm đầu cơ cho chứng khoán. Tháng 10/1929, giá cổ phiếu phố Wall đột ngột giảm mạnh. Đây được xem là một dạng bong bóng đầu cơ, và gây hỗn loạn trên thị trường khi bong bóng vỡ. Bấy giờ, không chỉ các doanh nghiệp mà chính phủ cũng lâm vào cảnh chồng chất nợ nần.

Chính sách thuế và các khoản nợ khiến Mỹ không thể xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài. Cuộc suy thoái nhanh chóng lan sang các nước khác, khiến 45% sản lượng công nghiệp suy giảm, phá sản 5000 ngân hàng, số người thất nghiệp lên đến 50 triệu người. Mâu thuẫn xã hội bắt đầu bùng nổ khi các nước nhỏ quyết định phát xít hóa để giải quyết suy thoái, là nguyên nhân chính gây ra thế chiến thứ 2.

Người dân tập trung tại Sở giao dịch chứng khoán New York ngày 24/10/1929

Thế kỷ XX – Khủng hoảng giá dầu OPEC 1973

Sau lệnh cấm vận của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC về việc cấm xuất khẩu cho Mỹ và các nước đồng minh, cuộc khủng hoảng giá dầu bắt đầu xảy ra. Động thái này gây ra tình trạng thiếu hụt dầu mỏ ở các quốc gia có liên quan, khiến giá dầu tăng mạnh, gây ra lạm phát nghiêm trọng. Nền kinh tế Hoa Kỳ và các nước phát triển khác bị trì trệ và lâm vào khủng hoảng, gọi là thời kỳ stagflation. 

Lệnh cấm vận của OPEC gây ra khủng hoảng giá dầu 1973

Thế kỷ XX – Khủng hoảng Châu Á 1997

Tháng 7/1997, chính phủ Thái Lan ban hành quyết định xóa tỷ giá hối đoái cố định giữa đồng Baht và đô la Mỹ. Động thái này khiến đồng Baht nhanh chóng mất giá, hàng loạt các công ty vay vốn bằng đồng đô la Mỹ lâm vào phá sản. Dòng vốn đầu từ đô la Mỹ từ nước ngoài vào Đông Á đồng loại rút ra khỏi thị trường. Thị trường tài chính Châu Á trở nên hỗn loạn, gây ra bất ổn chính trị trong khu vực Đông Á.

Người dân Thái Lan biểu tình sau khủng hoảng

Thế kỷ XXI – Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2008

Lần khủng hoảng tài chính gần nhất là vào giai đoạn năm 2007-2008 xuất phát tại Mỹ và sau đó lan rộng ra thị trường Châu Âu. Hiện tượng bong bóng bất động sản diễn ra cùng với sự thiếu hoàn thiện trong hệ thống giám sát tài chính đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ. Mối liên hệ mật thiết về tài chính – kinh tế giữa Mỹ và các quốc gia Châu Âu bấy giờ đã khiến quy mô khủng hoảng mở rộng.

Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính này, hàng loạt các ngân hàng thương mại mất khả năng hoàn trả khoản gửi cho khách hàng. Hệ thống ngân hàng ở Mỹ và Châu Âu sụp đổ, thị trường chứng khoán giảm mạnh, xảy ra tình trạng đói tín dụng, giá trị tiền tệ suy giảm nghiêm trọng. Hậu quả của cuộc khủng hoảng này dẫn đến sự đình trệ trong tăng trưởng kinh tế, gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Một số bài báo về khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2008

Khủng hoảng kinh tế là một hiện tượng kinh tế không ai mong muốn bởi các ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế của chúng. Khái niệm khủng hoảng kinh tế không còn xa lạ với mọi người khi trong lịch sử thế giới đã ghi nhận nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế. Quy mô khủng hoảng ngày càng lớn, đòi hỏi mỗi người phải nhận thức được khủng hoảng kinh tế là gì cũng như cách đối phó khi có khủng hoảng. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.