Room tín dụng là gì? Những ảnh hưởng khi Room tín dụng điều chỉnh
Flower
Trang chủNewsBlogKiến thức kinh tếRoom tín dụng là gì? Những ảnh hưởng khi Room tín dụng điều chỉnh

28/02/2023 - 10:12

Room tín dụng là gì? Những ảnh hưởng khi Room tín dụng điều chỉnh

Trong thời gian gần đây, ngân hàng nhà nước đã áp dụng các mức giới hạn vay vốn cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, có những khách hàng thắc mắc không hiểu và nắm rõ về room tín dụng là gì. Nhằm giúp cho người vay hiểu rõ hơn về room tín dụng, hãy cùng Yuanta Việt Nam tìm hiểu trong bài viết này.

Room tín dụng là gì? Những ảnh hưởng khi Room tín dụng điều chỉnh

Room tín dụng là gì? Những ảnh hưởng khi Room tín dụng điều chỉnh

Khái niệm Room tín dụng là gì?

Room tín dụng là mức giới hạn vay vốn của một ngân hàng đưa ra cho khách hàng. Ngân hàng nhà nước sẽ thực hiện quy định mức giao dịch cho từng ngân hàng trong những ngày đầu năm. Room tín dụng đã được áp dụng theo quy định vào năm 2011 và vẫn luôn duy trì quy định đó đến hiện tại. 

Tùy thuộc vào số vốn của ngân hàng, khách hàng sẽ được quy định số vốn mà mình muốn vay. Tất nhiên, hạn mức tăng trưởng sẽ được quy định vào đầu năm và căn cước vào hạn mức đó các ngân hàng chỉ được thực hiện dựa theo chỉ tiêu đã đề ra.

Ví dụ

Đầu năm 2023, hạn mức tăng trưởng theo dự kiến là 15% và ngân hàng A có vốn sở hữu là 5000 tỷ trong năm 2022. Theo đó, vào năm 2023, ngân hàng sẽ được cấp tín dụng tối đa là:

5000 tỷ * 15% = 750 tỷ.

Đây cũng là hạn mức tối đa của một khách hàng muốn vay tiền tại các ngân hàng. Nếu như khách hàng muốn vay vượt mức tối đa thì ngân hàng sẽ phải hợp vốn với những ngân hàng khác để có thể đáp ứng được mức room tín dụng cho khách hàng.

Room tín dụng là giới hạn cho vay mà ngân hàng nhà nước đặt ra

Nới room tín dụng là gì?

Trong những trường hợp ngân hàng hết mức giới hạn giao dịch tăng trưởng buộc các ngân hàng đó sẽ phải tiến hành nới room tín dụng. Tuy nhiên, để nhanh chóng gia hạn được mức room tín dụng, các ngân hàng bắt buộc phải thông qua quyết định của ngân hàng nhà nước để nới room tín dụng. 

Thường thì ngân hàng nhà nước đặt ra hạn mức giao dịch tăng trưởng cho mỗi ngân hàng là muốn bảo vệ và làm giảm các tình trạng kinh tế rủi ro làm ảnh hưởng đến quy mô vốn của ngân hàng. Đã có nhiều trường hợp các ngân hàng trước đây có nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng ngân hàng lại có số vốn quá ít. 

Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ tăng trưởng của từng ngân hàng, ngân hàng nhà nước sẽ có những quyết định khác nhau. Điều này đồng nghĩa không phải ngân hàng nào cũng có thể nới room tín dụng. Những ngân hàng có khả năng quản lý vốn tốt như Vietcombank, Vietinbank hay Mb.. là những ngân hàng sẽ được nới room tín dụng dễ dàng hơn và được ưu tiên hơn so với những đơn vị quản lý kém.

Thông thường, ngân hàng nhà nước sẽ cho phép nới room tín dụng sẽ được thông qua các yêu cầu như:

  • Kết quả xếp hạng của mỗi ngân hàng dựa theo các tiêu chí theo Thông tư 52/2018/TT -NHNN.
  • Phụ thuộc vào yêu cầu, chủ trương và sự điều hành của Chính phủ.  

Nới room tín dụng trong trường hợp ngân hàng cạn dòng vốn vay

Hết hạn room tín dụng là gì?

Hết hạn room tín dụng là gì thì câu trả lời chính là ngân hàng đó đã sử dụng hết mức giới hạn số vốn mà ngân hàng nhà nước đã đề ra. Bởi vì theo mỗi năm, ngân hàng nhà nước sẽ đặt ra mức tăng trưởng vốn cho mỗi ngân hàng ở một chỉ tiêu nhất định. Dựa theo tiêu chí đó, các ngân hàng sẽ phải làm việc và thực hiện kế hoạch để đảm bảo duy trì được giới hạn đó trong một năm. 

Tuy nhiên trong những trường hợp ngân hàng hết hạn room tín dụng thì sẽ gây ảnh hưởng không chỉ cho mỗi ngân hàng mà còn phía khách hàng. Những khách hàng có nhu cầu vay vốn để đầu tư sẽ bị ảnh hưởng và gián đoạn nhiều yếu tố vì không thể có vốn để tiếp tục đầu tư. Tại các ngân hàng hết room tín dụng cũng xuất phát từ các nguyên do như người vay không trả đủ số tiền vay khiến cho ngân hàng không thể nào giải ngân. 

Hết hạn room tín dụng khiến cho ngân hàng thương mại gặp nhiều trở ngại

 

Ngân hàng nhà nước áp dụng room tín dụng ở các ngân hàng với mục đích gì?

Mỗi năm, ngân hàng nhà nước sẽ áp dụng room tín dụng cho toàn hệ thống ngân hàng thương mại. Các ngân hàng con hoạt động trong năm đó sẽ phải thực hiện dựa trên chỉ tiêu mà ngân hàng nhà nước đã đề ra. Thực chất, ngân hàng nhà nước đưa ra quyết định này với mục đích có thể bảo toàn và giúp cân bằng số vốn cho mỗi ngân hàng.

Trong tình trạng các “ cơn sốt” bất động sản và đầu tư chứng khoán, cổ phiếu đang gia tăng đã có rất nhiều khách hàng đổ xô tới tại ngân hàng để làm thủ tục vay vốn. Chính nguyên nhân này đã làm gia tăng khủng hoảng cho các ngân hàng và khiến cho ngân hàng rơi vào tình trạng khách hàng nhiều nhưng không đủ số vốn để đáp ứng. Vì vậy mà trong những năm nay, ngân hàng nhà nước đã hạn chế đầu tư vốn vào các lĩnh vực như chứng khoán và bất động sản. 

Việc quy định áp dụng room tín dụng là cách giúp cho các ngân hàng kiểm soát chất lượng tài sản và hạn chế các tình trạng rủi ro. Mặc dù ngân hàng nhà nước có thể giúp các ngân hàng nới lỏng được số vốn nhưng ngân hàng nhà nước muốn siết chặt các hậu quả và có thể đảm bảo được tính công bằng cho mỗi ngân hàng. 

Ngân hàng nhà nước muốn kiểm soát mức độ tăng trưởng của các ngân hàng. Bởi vì trước đây khi chưa áp dụng room tín dụng đã có những kết quả về tốc độ tăng trưởng đạt tới mức 30 – 50%. Điều này đã vượt quá các giới hạn kiểm soát  của các ngân hàng thương mại và dẫn đến tình trạng lạm phát.

Bên cạnh đó, việc áp dụng room tín dụng lại mang tới những ưu điểm cho các ngân hàng. Nhờ đó ngân hàng sẽ thông minh hơn trong việc lựa chọn những khách hàng tiềm năng, đáng tin cậy để có thể làm thủ tục cho vay vốn. 

Chính vì vậy mà các ngân hàng muốn bảo vệ an toàn cho mình hãy nên thực hiện theo những quy định mà ngân hàng nhà nước ban hành. 

Ngân hàng nhà nước áp dụng room tín dụng để đảm bảo mức tăng trưởng

Ngân hàng nhà nước phân bổ room như thế nào?

Ngân hàng nhà nước phân bổ room tín dụng phụ thuộc vào tình trạng tăng trưởng và kết quả doanh thu của ngân hàng trong năm gần nhất. Ngân hàng nhà nước phân bổ room tín dụng đều khắp tại các ngân hàng thương mại. Nếu như ngân hàng đó cạn room tín dụng thì ngân hàng sẽ nước sẽ thông qua kết quả đó để có phân bổ room một cách phù hợp nhất. 

Ngân hàng phân bổ room tín dụng phù hợp cho từng ngân hàng thương mại

Nên làm gì khi ngân hàng hết room?

Dường như trong thời gian gần đây nhu cầu vay vốn trở nên tăng đột biến tại các ngân hàng thương mại. Báo cáo thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng đã tăng mạnh trong năm vừa qua. Chính nguyên nhân này làm cho các ngân hàng bị cạn kiệt room tín dụng. Khi ngân hàng hết room, các ngân hàng lớn vẫn còn có room tín dụng. Trong trường hợp không thể gia hạn thêm room, các ngân hàng và khách hàng nên đợi cho đến khi ngân hàng nhà nước cho phép nới lỏng room tín dụng. 

Các ngân hàng nên đợi nới lỏng khi hết room tín dụng

Những thông tin liên quan về room tín dụng là gì đã được Yuanta Việt Nam cung cấp một cách tổng quát và giúp cho người đọc dễ hiểu nhất. Dường như nhờ có công cụ room tín dụng mà ngân hàng nhà nước dễ dàng hơn trong quá trình quản lý tài chính tại các ngân hàng thương mại.