Sức khỏe tài chính là gì? Những tiêu chí và phương pháp đánh giá
Flower
Trang chủTin tứcBlogKiến thức kinh tếSức khỏe tài chính là gì? Những tiêu chí và phương pháp đánh giá sức khỏe tài chính

04/06/2023 - 14:31

Sức khỏe tài chính là gì? Những tiêu chí và phương pháp đánh giá sức khỏe tài chính

Sức khỏe tài chính là gì là một trong những thuật ngữ đang được sử dụng rất phổ biến trong thời gian gần đây. Thuật ngữ này được sử dụng nhằm phản ánh về khả năng kinh tế của một cá nhân hoặc một doanh nghiệp, từ đó giúp đánh giá tổng quan về tiềm năng phát triển. Bài viết ngay dưới đây sẽ chia sẻ tổng quan đến các bạn những thông tin cơ bản và cần thiết về khái niệm này để có thể tham khảo và ứng dụng khi cần thiết. 

Sức khỏe tài chính là gì?

Sức khỏe tài chính là gì?

Sức khỏe tài chính là gì?

Sức khỏe tài chính (Financial Health) được hiểu một cách đơn giản là tình trạng về tài chính của một chủ thể nhất định. Khái niệm này có thể được sử dụng cho cả đối tượng là cá nhân và các doanh nghiệp. Đây là một thuật ngữ tương đối mới với mọi người, nhưng đã được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính, đánh giá tiềm năng kinh tế của các chủ thể.

Sức khỏe tài chính là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính

Sức khỏe tài chính là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính

Sức khỏe tài chính có sự ổn định và luôn duy trì được ở trạng thái tốt là mong muốn của rất nhiều các cá nhân, doanh nghiệp. Sự ổn định này sẽ giúp thu hút được sự quan tâm và những cơ hội đầu tư hấp dẫn từ các cổ đông bên ngoài đối với các doanh nghiệp. Đối với các cá nhân, yếu tố này giúp bạn thêm yên tâm khi đối diện với các rủi ro về tài chính dưới sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài. 

Tùy vào mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp với những đặc trưng cụ thể, sức khỏe tài chính của mỗi chủ thể là khác nhau. Chỉ số này thường không cố định mà linh hoạt thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố tác động bên ngoài. Từ khái niệm này với những chỉ số biểu hiện của mình, yếu tố này sẽ giúp bạn đánh giá tổng quan và xây dựng, đề ra cho mình những kế hoạch tài chính phù hợp. 

Sức khỏe tài chính có sự khác nhau giữa các cá nhân, tổ chức

Những tiêu chí đánh giá về sức khỏe tài chính là gì?

Sức khỏe tài chính là gì là một trong những thông tin đang được tìm hiểu rất nhiều bởi đa dạng các chủ thể khác nhau. Khái niệm này được đánh giá thông qua hệ thống bao gồm nhiều tiêu chí khác nhau, giúp bạn có được cái nhìn khách quan và chính xác nhất. Dưới đây là những tiêu chí được sử dụng phổ biến để đánh giá khả năng ổn định về tài chính của các chủ thể để các nhà đầu tư có thể tham khảo. 

Các khoản thu nhập chủ động

Nhắc đến tài chính của một cá nhân, nhiều người sẽ thường liên tưởng ngay đến các khoản thu nhập chủ động. Đối với các doanh nghiệp, tiêu chí này có thể hiểu chính là khoản lợi nhuận theo từng khoảng thời gian cụ thể mà doanh nghiệp thu vào được. Đây cũng là một tiêu chí cơ bản được các chuyên gia tài chính sử dụng để đánh giá về sức khỏe tài chính của bất kỳ chủ thể nào.

Các khoản thu nhập chủ động là tiêu chí được sử dụng để đánh giá sức khỏe tài chính

Các khoản thu nhập chủ động là tiêu chí được sử dụng để đánh giá sức khỏe tài chính

Thu nhập chủ động được chia thành nhiều khoản khác nhau, bao gồm tiền lương được trả định kỳ theo tháng, tiền công cho những công việc ngắn hạn,… Đối với doanh nghiệp kinh doanh, thu nhập này chính là khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh mỗi tháng. Đặc trưng của khoản thu nhập này chính là tính ổn định vì bạn nhận được hàng tháng, bạn có thể chủ động và biết trước về số tiền bản thân có thể nhận được. 

Khoản thu nhập này sẽ được sử dụng với mục đích chủ yếu là chi trả cho các khoản chi phí sinh hoạt cá nhân cần thiết mỗi ngày. Điển hình có thể kể đến như khoản tiền nhà, tiền ăn uống, tiền xăng xe hay các khoản tiền sinh hoạt phát sinh định kỳ khác. Tiêu chí này sẽ giúp đánh giá được khả năng kinh tế của cá nhân mỗi bạn trong trang trải cho cuộc sống hằng ngày, khả năng doanh nghiệp có thể vận hành ổn định hay không.

Các khoản thu nhập bị động

Các khoản thu nhập bị động được hiểu là các khoản thu mà chủ thể nhận được mà khó có thể được dự đoán trước về mức tiền có thể nhận được. Khoản thu này thường phát sinh từ một công việc, một hoạt động đã được thực hiện trước đó, với khả năng sinh lời tích lũy tăng dần theo thời gian. 

Các khoản thu nhập bị động cũng sẽ giúp thể hiện về tài chính của cá nhân

Các khoản thu nhập bị động cũng sẽ giúp thể hiện về tài chính của cá nhân

Hoạt động điển hình nhất để bạn có thể dễ dàng hình dung chính là thông qua số tiền nhận được từ các nền tảng giải trí, các ứng dụng xã hội,… Ngoài ra, khoản thu nhập thụ động cũng có thể phát sinh từ việc các nhà đầu tư lựa chọn hình thức mua cổ phiếu, mua bất động sản, gửi tiền tiết kiệm,… Đa dạng các hình thức giúp tạo nguồn thu bị động để bạn có thể lựa chọn.

Mức thu nhập thụ động có thể lớn hoặc nhỏ, tùy thuộc vào sự lựa chọn đầu tư và phạm vi đầu tư của mỗi người. Khoản thu nhập này không phải ai cũng có vì không phải ai cũng hiểu rõ và vận dụng có hiệu quả quy luật về giá trị của đồng tiền.

Các khoản là quỹ dự phòng khẩn cấp

Trong các tiêu chí để đánh giá về mức độ của sức khỏe tài chính là gì, các khoản tiền là quỹ dự phòng khẩn cấp được đánh giá và xếp hạng ở mức cao. Khoản tiền này thường được tạo lập từ việc trích một khoản trong nguồn thu nhập chủ động qua từng tháng. Đối với nhiều người, số tiền này sẽ được gửi tại Ngân hàng với hình thức là tiền gửi tiết kiệm để vừa có để sử dụng khi cần, vừa có thể sinh lợi hàng tháng. 

Tiêu chí là các khoản quỹ dự phòng

Khoản tiền quỹ dự phòng thường được sử dụng trong những trường hợp khó khăn, cần gấp một khoản tiền lớn. Quỹ dự phòng càng ổn định và được xây dựng định kỳ theo từng tháng, từng quý sẽ chứng minh được sức khỏe tài chính của bạn đang ở mức ổn định. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng chủ động để đối mặt với những rủi ro về tài chính có thể xảy ra.

Các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn

Các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn được đặt ra nhằm mục đích giúp bạn có được động lực để giúp bản thân đạt được mong muốn của bản thân. Ngoài ra, những mục tiêu này cũng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian hợp lý để chinh phục số tiền mà bản thân mong muốn. 

Mục tiêu tài chính giúp bạn chủ động các nguồn chi của dòng tiền

Mục tiêu tài chính giúp bạn chủ động các nguồn chi của dòng tiền

Bên cạnh đó, các mục tiêu tài chính được đặt ra cũng sẽ giúp các bạn chủ động kiểm soát về nguồn tiền sẽ tiêu dùng. Nhờ đó, bạn sẽ có được một khoản tiền tích lũy thêm, đồng thời sẽ kịp thời xử lý các rủi ro về tài chính có thể xảy ra, bảo vệ tốt nhất cho bản thân. 

Với tiêu chí về những mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn được mỗi cá nhân hay doanh nghiệp xây dựng, sẽ giúp dự đoán được sự ổn định lâu dài của tài chính. Sự ổn định này sẽ biểu thị cho sức khỏe tài chính là gì của chủ thể đang xem xét ở tình trạng tốt, giúp bạn có thể yên tâm khi thực hiện các khoản đầu tư. 

Phương pháp đánh giá sức khỏe tài chính

Đánh giá sức khỏe tài chính là gì là việc làm rất quan trọng và cần thiết để có thể giúp bạn có những thông tin cần thiết để tham khảo. Có rất nhiều phương pháp cũng như các tiêu chí được sử dụng để đánh giá chỉ số này mà bạn có thể lựa chọn áp dụng cho phù hợp. Dưới đây là những cách thức đánh giá sức khỏe tài chính được sử dụng phổ biến nhất để các nhà đầu tư có thể tham khảo. 

Đánh giá thông qua khả năng chi trả chi phí sinh hoạt mỗi ngày

Chi phí sinh hoạt mỗi ngày được xem là khoản chi cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Do đó, khả năng chi trả cho chi phí sinh hoạt mỗi ngày sẽ được sử dụng để đánh giá cho sức khỏe tài chính của các chủ thể là cá nhân. Từ tiêu chí này, bạn có thể đánh giá được khả năng tài chính của mình có đang nằm ở mức ổn hay không? Liệu rằng số tiền bạn kiếm được có đang đáp ứng được cho nhu cầu sử dụng của bản thân.

Khả năng chi trả các chi tiêu hằng ngày có thể giúp bạn đánh giá sức khỏe tài chính của bản thân

Khả năng chi trả các chi tiêu hằng ngày có thể giúp bạn đánh giá sức khỏe tài chính của bản thân

Phương pháp để đánh giá khả năng chi trả cho chi phí sinh hoạt hằng ngày được thực hiện dựa trên sự sự so sánh và đối chiếu giữa các khoản thu và khoản chi. Cách thực hiện này là rất đơn giản và phù hợp với hầu hết những cá nhân để có thể tự đánh giá và đưa ra những nhận xét phù hợp nhất. Đây được xem là phương pháp đánh giá sức khỏe tài chính đơn giản và phổ biến nhất hiện nay.

Đánh giá khả năng xác định các mục tiêu tài chính

Mỗi cá nhân, mỗi đơn vị, tổ chức hay doanh nghiệp đều có cho mình những mục tiêu tài chính riêng. Mục tiêu tài chính sẽ được chia thành bao gồm mục tiêu tài chính ngắn hạn (1 năm hoặc 3 năm) và mục tiêu tài chính dài hạn (5 năm, 10 năm hoặc dài hơn). Những mục tiêu này cũng chính là thước đo để đánh giá sức khỏe tài chính của chủ thể xác lập, xây dựng chúng.

Đánh giá mục tiêu tài chính sẽ thể hiện được các bước đi về tài chính có ổn định và hiệu quả hay không

Đánh giá mục tiêu tài chính sẽ thể hiện được các bước đi về tài chính có ổn định và hiệu quả hay không

Các mục tiêu tài chính thường chịu sự ảnh hưởng từ rất nhiều các yếu tố khác nhau là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Yếu tố khách quan là các yếu tố bên ngoài, điển hình có thể nhắc đến như tình hình kinh tế của đất nước và trên thế giới, sự ảnh hưởng từ lạm phát, khủng hoảng,… Các yếu tố chủ quan có liên quan trực tiếp như các nguồn thu nhập, nhu cầu chi tiêu, các dự án riêng của bản thân,…

Mục tiêu tài chính chính là biểu thị cho những bước đi của mỗi cá nhân nhằm duy trì ổn định và phát triển tài chính của mình. Đánh giá các mục tiêu này sẽ là rất cần thiết nhằm giúp bạn kịp thời có sự điều chỉnh cho phù hợp trên con đường từng bước chinh phục mục tiêu, giúp bạn chủ động duy trì nguồn tiền của bản thân. 

Đánh giá thông qua khoản tiền tiết kiệm

Tiền tiết kiệm được xem như một nguồn tiền phòng ngừa cho những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Khoản tiền này sẽ có sự khác nhau giữa các chủ thể do phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố. Số tiền này có thể là con số dương, bằng 0 hoặc là một giá trị âm tại những giai đoạn cụ thể.

Đánh giá sức khỏe tài chính thông qua các khoản tiền tích lũy của cá nhân

Đánh giá sức khỏe tài chính thông qua các khoản tiền tích lũy của cá nhân

Thông qua việc đánh giá khoản tiền tiết kiệm, khách hàng có thể chủ động nhận định được khả năng gánh chịu rủi ro tài chính của bản thân. Từ đánh giá này, bạn sẽ cần có sự cân nhắc, điều chỉnh cho phù hợp để có thể chủ động xây dựng những kế hoạch đầu tư phù hợp với khả năng. Tiền tiết kiệm cũng được xem là một khoản tiền đầu tư nhưng với khả năng sinh lợi nhuận thấp. 

Đánh giá thông qua các loại bảo hiểm đã tham gia

Tham gia các loại bảo hiểm được xem là một giải pháp về tài chính, giúp tạo lập một nguồn quỹ và có thể bảo đảm cho những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Đây cũng được xem là một trong những hình thức đầu tư dài hạn với khả năng sinh lợi vừa phải. Phương pháp đánh giá sức khỏe tài chính này được sử dụng tương đối phổ biến.. 

Những cách nâng cao sức khỏe tài chính là gì?

Sau khi tìm hiểu về sức khỏe tài chính là gì, những tiêu chí và những phương pháp đánh giá sức khỏe tài chính, chắc chắn giải pháp sẽ là nội dung tiếp theo bạn không thể bỏ qua. Nâng cao sức khỏe tài chính sẽ giúp cho các bạn thêm yên tâm để đối mặt với những rủi ro có thể phát sinh. Dưới đây là một số những thông tin hữu ích về các phương pháp nâng cao sức khỏe tài chính dễ thực hiện bạn không nên bỏ qua. 

Tăng cường tích lũy tài chính là một biện pháp nâng cao sức khỏe tài chính đơn giản, dễ thực hiện

Tăng cường tích lũy tài chính là một biện pháp nâng cao sức khỏe tài chính đơn giản, dễ thực hiện

  • Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với bản thân. Tùy vào từng giai đoạn cụ thể trong năm, các nguồn thu tài chính của bạn cũng sẽ có sự thay đổi nhất định. Do đó, để giúp nâng cao sức khỏe tài chính, xác định mục tiêu và lập các kế hoạch tài chính sẽ là tiêu chí rất cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện từng bước nhằm chinh phục ước mơ của mình. 
  • Chủ động tích lũy một khoản tiền để sử dụng trong tương lai. Hay có thể hiểu một cách đơn giản hơn là việc bạn sẽ để ra một khoản tiền tiết kiệm để có thể phòng ngừa cho những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
  • Sớm thanh khoản các khoản nợ của bản thân. Trong sức khỏe tài chính, các khoản nợ được xem là một yếu tố điểm trừ, ảnh hưởng đến các khoản chi tiêu trong tháng của doanh nghiệp. Do đó, bạn cần chủ động và dứt khoát thanh toán để có thể thoải mái hơn trong các khoản chi tiêu hằng ngày. 
  • Tìm kiếm và tham gia các hoạt động đầu tư phù hợp với bản thân. Hiện nay, có rất nhiều hình thức đầu tư khác nhau như gửi tiết kiệm, mua chứng khoán, mua cổ phiếu doanh nghiệp,… Mỗi hình thức đầu tư đều đi kèm với những rủi ro về tài chính ở nhiều mức độ nhất định. Tùy theo mong muốn và khả năng của bản thân, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn cho mình một hình thức kinh doanh cho phù hợp. 

Sức khỏe tài chính là gì là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực tài chính. Thuật ngữ này đang nhận được sự quan tâm từ đông đảo các cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp,… Những thông tin được bài viết chia sẻ chắc chắn đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của bản thân, đồng thời sẽ tích lũy được những kiến thức để giúp cải thiện sức khỏe tài chính của mình. Bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.