Tái cơ cấu nợ (Debt Restructuring) là gì? Đâu là giải pháp tốt nhất
Flower
Trang chủTin tứcBlogKiến thức kinh tếTái cơ cấu nợ (Debt Restructuring) là gì? Đâu là giải pháp tốt nhất

26/10/2023 - 11:25

Tái cơ cấu nợ (Debt Restructuring) là gì? Đâu là giải pháp tốt nhất

Tái cơ cấu nợ (Debt Restructuring) là quá trình được thực hiện bởi các cá nhân, công ty hoặc quốc gia khi họ đối diện với nguy cơ không thể thanh toán các khoản nợ. Đây là thuật ngữ quan trọng mà người trong giới kinh doanh, tài chính phải hiểu.

Tái cơ cấu nợ (Debt Restructuring) là gì? Đâu là giải pháp tốt nhất

Tái cơ cấu nợ (Debt Restructuring) là gì? Đâu là giải pháp tốt nhất

Tái cơ cấu nợ (Debt Restructuring) là gì

Định nghĩa tái cơ cấu nợ

Trước hết, chúng ta có thể hiểu rằng khi bên vay và bên cho vay tiến hành thỏa thuận cách thức và thời hạn thanh toán nợ thì đó được gọi là tái cơ cấu nợ. Nhắc đến cơ cấu nợ, chúng ta có thể hình dung ra những thuật ngữ chuyên môn như nợ công, xóa nợ, hoán đổi nợ, gia hạn nợ,…

Tái cơ cấu nợ (Debt Restructuring) là một quá trình quan trọng được sử dụng rộng rãi bởi các công ty, cá nhân và thậm chí là cả các quốc gia. Mục tiêu chính của tái cơ cấu nợ là giải quyết các vấn đề tài chính và nguy cơ không thể thanh toán được các khoản nợ hiện có một cách hiệu quả và hợp lý.

Tái cơ cấu nợ (Debt Restructuring) là gì

Tái cơ cấu nợ (Debt Restructuring) là gì

Một số quốc gia có thể sử dụng quá trình này để chuyển đổi từ nợ của các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân sang nợ của các tổ chức, cơ quan thuộc chính phủ hay quản lý công, từ đó giúp cải thiện tình hình tài chính tổng thể và giảm áp lực tài chính đối với các thực thể trong nước.

Quá trình tái cơ cấu nợ thường bao gồm việc thương lượng lại các điều kiện của nợ hiện tại để làm giảm bớt gánh nặng tài chính đối với người nợ. Các biện pháp cụ thể có thể bao gồm giảm lãi suất trên các khoản vay, kéo dài thời hạn trả nợ, hoặc thậm chí hủy bỏ một phần số nợ còn lại. 

Trong một số trường hợp, tái cơ cấu nợ có thể điều chỉnh các khoản nợ thành cổ phẩn trong doanh nghiệp khi có sự đồng thuận của các chủ nợ. Tái cơ cấu nợ là một cách quan trọng để đối phó với khó khăn tài chính và nguy cơ vỡ nợ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tất cả các bên liên quan và duy trì hoạt động kinh doanh một cách bền vững.

Ví dụ về tái cơ cấu nợ

Các cá nhân hoặc thậm chí quốc gia có thể phải đối mặt với tình huống không thể thanh toán được các khoản nợ của họ. Trong tình huống này, họ có thể tiến hành tái cơ cấu nợ bằng cách đàm phán lại các điều khoản với các chủ nợ và cơ quan thuế.

Đàm phán là cách để đạt được hiệu quả trong tái cơ cấu nợ

Đàm phán là cách để đạt được hiệu quả trong tái cơ cấu nợ

Một ví dụ vụ thể về tái cơ cấu nợ mà chúng ta có thể thấy chính là trường hợp của đất nước Venezuela. Venezuela đã phải đối mặt với khó khăn tài chính nghiêm trọng do suy thoái kinh tế và sự sụp đổ của giá dầu – một nguồn thu quan trọng của họ. 

Trước tình hình đó, chính phủ Venezuela đã bắt đầu đàm phán các điều khoản lại với các chủ nợ quốc tế, bao gồm việc giảm lãi suất, kéo dài thời hạn trả nợ, hoặc thậm chí là chuyển nợ từ các chủ nợ tư nhân sang các tổ chức khu vực công. Các chủ nợ quốc tế cũng có thể phải đối mặt với việc cắt giảm một phần của số nợ mà họ nhận được, thường là khoảng 25% tổng giá trị trái phiếu.

Tái cơ cấu nợ giúp quốc gia như Venezuela tránh sự sụp đổ và tạo thời gian để thu thập số tiền cần thiết để trả nợ đối với các chủ nợ quốc tế. Tuy nhiên, quá trình này thường phức tạp và có thể gây ra tranh cãi, khó khăn trong quá trình thương lượng.

Đặc điểm của tái cơ cấu nợ

Tái cơ cấu nợ thường diễn ra với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cả bên vay và bên cho vay, tránh được tình trạng phá sản hoặc vỡ nợ. Các đặc điểm quan trọng của quá trình tái cơ cấu nợ thường là:

Ưu tiên trả nợ

Một trong những đặc điểm quan trọng của tái cơ cấu nợ là khả năng thay đổi sự ưu tiên trong việc trả nợ. Các công ty hoặc một quốc gia thường sẽ có nhiều loại nợ khác nhau; các chủ nợ cấp cao thường cần phải đảm bảo được trả tiền trước những chủ nợ cấp dưới trong trường hợp tổ chức đó phá sản.

Ưu tiên trả nợ cho các chủ nợ cấp cao

Ưu tiên trả nợ cho các chủ nợ cấp cao

Tuy nhiên, trong quá trình tái cơ cấu nợ, các chủ nợ có thể đồng ý thay đổi sự ưu tiên này, cho phép trả nợ theo mức ưu tiên khác để cải thiện tình hình tài chính chung. Vì vậy, ưu tiên trả nợ chính là một trong những đặc điểm nổi bật của tái cơ cấu nợ.

Điều chỉnh các điều khoản

Tái cơ cấu nợ thường đi kèm với việc điều chỉnh lại các điều khoản của nợ, ví dụ như việc giảm lãi suất hoặc kéo dài thời hạn trả nợ. Việc giảm lãi suất giúp giảm chi phí tài chính của người nợ, trong khi kéo dài thời hạn trả nợ làm giảm áp lực thanh toán hàng tháng. 

Điều chỉnh các điều khoản sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nợ. Những người nợ có thể tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh và có nguồn thu nhập để trả được nợ.

Chuyển đổi nợ thành cổ phần

Trong một số trường hợp, để tái cơ cấu nợ, bên nợ và bên chủ nợ có thể thỏa thuận để chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ số nợ còn lại thành cổ phần của doanh nghiệp. Việc chuyển đổi này sẽ được tiến hành dựa trên thỏa thuận của cả hai bên.

Chuyển đổi nợ thành cổ phần có thể tạo động lực cho các chủ nợ trong vấn đề hỗ trợ công ty trong việc tái khởi đầu và phát triển kinh doanh. Vì chủ nợ sẽ có khả năng nhận được lợi nhuận của công ty sau quá trình tái cơ cấu nợ.

Ứng dụng rộng rãi

Tái cơ cấu nợ không chỉ xuất hiện ở các công ty và cá nhân, mà còn ứng dụng được cho các quốc gia. Tuy nhiên, quy mô và phạm vi có thể khác nhau. Quá trình này có thể diễn ra từ mức cá nhân và doanh nghiệp đến quy mô quốc gia, tùy thuộc vào nguy cơ tài chính và khả năng đàm phán của bên nợ.

Tái cơ cấu nợ được ứng dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng khác nhau

Tái cơ cấu nợ được ứng dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng khác nhau

Mang lại lợi ích cho cả hai bên

Việc tái cơ cấu nợ sẽ mang lại lợi ích cho cả bên người nợ và người cho vay. Người nợ sẽ tránh được tình trạng phá sản hoặc giải thể, họ có thể tiếp tục tình trạng kinh doanh và có thể tiếp tục tạo ra lợi nhuận. Ngược lại, người cho vay thường nhận được nhiều hơn so khi bên nợ phải tiến hành thủ tục phá sản, vì bên cho vay sẽ có cơ hội thu lại một phần số nợ ban đầu.

Các loại hình tái cơ cấu nợ

Một số loại hình tái cơ cấu nợ chúng ta có thể gặp bao gồm:

Hoán đổi nợ thành vốn cổ phần

Với trường hợp này, các chủ nợ đồng ý hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ số tiền nợ của họ và đổi lấy cổ phần trong công ty bên nợ. Đây là một lựa chọn phổ biến khi công ty có mức nợ và tài sản lớn; và việc phá sản không phải là lựa chọn lý tưởng. Các chủ nợ thường ưa thích việc kiểm soát một công ty đang gặp khó khăn hơn là để công ty đó phá sản.

Ví dụ: Một công ty bất động sản có nhiều khoản vay ngân hàng và không thể trả nợ. Các ngân hàng đồng ý hoán đổi nợ thành vốn cổ phần của công ty bên nợ để giúp họ tránh được tình trạng phá sản và tiếp tục hoạt động.

Hoán đổi nợ thành vốn cổ phần là loại hình tái cơ cấu nợ phổ biến

Hoán đổi nợ thành vốn cổ phần là loại hình tái cơ cấu nợ phổ biến

Cắt lỗ dự kiến (Haircut)

Trong trường hợp này, công ty đàm phán với các chủ nợ để giảm bớt khoản nợ. Cắt lỗ dự kiến có thể bao gồm việc xóa bỏ một phần tiền lãi chưa trả hoặc giảm bớt số tiền gốc mà công ty nợ.

Ví dụ: Một công ty công nghệ có nợ đối với các nhà đầu tư và không thể trả lãi suất và tiền gốc đúng hạn. Công ty đó sẽ thỏa thuận với các nhà đầu tư để cắt lỗ dự kiến, giảm bớt tiền nợ mà họ phải trả lại.

Phát hành trái phiếu có thể mua lại (Callable Bond)

Công ty phát hành trái phiếu có điều khoản cho phép họ mua lại trái phiếu trước thời hạn đáo hạn ban đầu. Điều này cho phép công ty tái cơ cấu nợ bằng cách mua lại các trái phiếu với lãi suất thấp hơn khi thị trường lãi suất giảm.

Ví dụ: Một công ty sản xuất phát hành trái phiếu để hỗ trợ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Khi lãi suất thị trường giảm, công ty mua lại các trái phiếu của họ với lãi suất thấp hơn để giảm bớt chi phí trả nợ.

Phát hành trái phiếu cũng là một trong những loại hình tái cơ cấu nợ

Phát hành trái phiếu cũng là một trong những loại hình tái cơ cấu nợ

Ưu điểm và nhược điểm của tái cơ cấu nợ

Tái cơ cấu nợ có thể mang lại những lợi ích và hạn chế cho các tổ chức, cá nhân như sau:

Ưu điểm của tái cơ cấu nợ

  • Giải quyết được vấn đề nợ cũ: Một trong những lợi ích chính của tái cơ cấu nợ là khả năng giải quyết các vấn đề nợ cũ. Nếu một tổ chức hoặc cá nhân gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ hiện tại, tái cơ cấu nợ có thể giúp họ đàm phán lại các điều khoản với các chủ nợ và các cơ quan thuế để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc trả nợ.
  • Tạo cơ hội mở rộng hoạt động: Nếu doanh nghiệp bị áp lực từ nợ vay lớn, họ có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài trợ mới để mở rộng hoạt động hoặc cải thiện điều kiện của doanh nghiệp. Tái cơ cấu nợ giúp tận dụng tài sản tối đa, tăng khả năng tiếp cận vốn mới, chẳng hạn nguồn vốn từ nước ngoài hoặc đối tác chiến lược.
  • Bảo vệ mối quan hệ với ngân hàng và nhà đầu tư: Tái cơ cấu nợ đòi hỏi khả năng xác định và giải quyết các vấn đề nợ vay của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tự chủ động xử lý những vấn đề này, họ tự tạo ra sự uy tín đối với các nhà đầu tư và có cơ hội tốt hơn trong việc thu hồi nợ từ ngân hàng. Điều này có thể tạo ra lợi ích dài hạn trong quan hệ kinh doanh.
  • Tránh tình trạng vỡ nợ: Tái cơ cấu nợ giúp tránh tình trạng vỡ nợ, một tình huống có thể có hậu quả xấu đối với tài khoản và điểm tín dụng của bạn. Nếu bạn không thể thanh toán khoản nợ tối thiểu, tài khoản của bạn có thể bị khóa và việc vỡ nợ sẽ bị ghi lại trong báo cáo tín dụng. Tái cơ cấu nợ có thể là lựa chọn để tránh khỏi tình trạng này, đồng thời giúp bạn tiết kiệm tiền và bảo vệ điểm tín dụng.
  • Giảm áp lực tài chính: Việc tái cơ cấu nợ khi chủ nợ đồng ý giảm lãi suất, miễn một số phí hoặc giảm tổng số nợ, có thể giúp bạn trả ít tiền hơn tổng số nợ ban đầu. Điều này sẽ giúp giảm áp lực tài chính đang đè nặng lên cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Nhược điểm của tái cơ cấu nợ

  • Quá trình đàm phán khó khăn: Để đạt được những thỏa thuận thích hợp cho việc tái cơ cấu nợ thì quá trình đàm phán cần rất nhiều công sức và thời gian, đặc biệt là khi phải đàm phán với nhiều chủ nợ hoặc các bên liên quan. Chính vì vậy, quá trình đàm phán đòi hỏi sự linh hoạt và kiên nhẫn rất lớn.
Quá trình đàm phán để tái cơ cấu nợ thường rất khó khăn và lâu

Quá trình đàm phán để tái cơ cấu nợ thường rất khó khăn và lâu

  • Tỉ lệ thành công không cao: Tái cơ cấu nợ đòi hỏi sự đồng thuận từ bên các chủ nợ và họ có thể không đồng ý với những điều khoản mà bên nợ đưa ra. Nếu chủ nợ không đồng ý với những điều khoản tái cơ cấu thì quá trình tái cơ cấu có thể trở nên phức tạp hơn và khó thực hiện.

Nhìn chung, tái cơ cấu nợ (Debt Restructuring) là một giải pháp thông minh để có thể giải quyết được các vấn đề nợ tài chính. Nó không chỉ giúp giải quyết vấn đề nợ cũ mà còn mang lại nhiều lợi ích khác, làm tăng tính bền vững và khả năng phát triển của cá nhân, doanh nghiệp trong tương lai. Bài viết được chia sẻ bởi Yuanta Việt Nam.