Phương pháp số dư điều chỉnh (Adjusted Balance Method) là gì?
Flower
Trang chủTin tứcBlogKiến thức kinh tếPhương pháp số dư điều chỉnh (Adjusted Balance Method) là gì?

01/11/2023 - 14:09

Phương pháp số dư điều chỉnh (Adjusted Balance Method) là gì?

Quá trình thu tập, ghi chép và xử lý các thông tin về tài chính tại những doanh nghiệp, công ty thương mại cần nhiều phương pháp tính toán. Trong đó phương pháp số dư điều chỉnh(Adjusted Balance Method) đóng góp không nhỏ trong quá trình tính toán này.

Phương pháp số dư điều chỉnh (Adjusted Balance Method) là gì?

Phương pháp số dư điều chỉnh (Adjusted Balance Method) là gì?

Định nghĩa phương pháp số dư điều chỉnh(Adjusted Balance Method)  

Phương pháp số dư điều chỉnh chính là một trong các phương pháp hữu dụng mà các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ. dịch vụ ngân hàng sử dụng  khá nhiều. Nó chủ yếu được dùng để giúp tìm hiểu các nguồn phí tài chính, tìm hiểu xem khách hàng nợ bao nhiêu và tổng số dư còn lại trong thẻ.

Phương pháp số dư điều chỉnh (Adjusted Balance Method) là gì?

Phương pháp số dư điều chỉnh (Adjusted Balance Method) là gì?

Nó còn có tên gọi tiếng anh là Adjusted Balance Method, khi chúng ta sử dụng phương pháp này. Thì các khoản phí, tài chính sẽ được tính toán dựa trên số tiền còn nợ vào cuối chu kỳ thanh toán hiện tại trên các loại thẻ tín dụng. 

Cách hoạt động của phương pháp số dư điều chỉnh

Phương pháp ABM được dùng nhằm chủ yếu tính chi phí lãi cho các tài khoản tiết kiệm, hoặc là phí tiền lãi của tổ chức doanh nghiệp có khả năng phát hành, lưu hành thẻ tín dụng. 

Khi chúng ta sử dụng nó, thì số tiền lãi tính được sẽ được dồn tính vào cuối tháng, sau khi các thanh toán được thông báo đến với các tài khoản.Điều này khá có ý nghĩa bởi nó giúp khách hàng có thể giảm phần nào chi phí trên tài khoản thẻ tiết kiệm.

Một ví dụ cách tính, phương thức hoạt động của phương pháp số dư điều chỉnh

Một giả thiết được thiết lập cho bạn dễ hiểu cách tính của ABM như sau. Khách hàng có một thẻ tín dụng, trong thẻ có 15,000.000 là số dư trước đó trong đầu kỳ thanh toán. Và trong tổng chu kỳ đó khách hàng đã sử dụng thanh toán chi phí là 700.000, sau đó tiếp tục thực hiện mua thêm với tổng là 1.4000.000.

Một ví dụ trong cách tính phương pháp số dư điều chỉnh

Một ví dụ trong cách tính phương pháp số dư điều chỉnh

Sau đó, chúng ta áp dụng tính lãi suất dựa trên số dư đã điều chỉnh. Ta thực hiện bằng cách lấy số dư trước đó trừ đi khoản phí bất kỳ đã phát sinh trong chu kỳ. Tức số dư điều chỉnh: 15.000.000- 7.00.000= 14.300.000.

Tiếp tục khách có chu kỳ thanh toán là 1 tháng, lãi suất hằng năm trên thẻ là 12%. Từ đó chúng ta có thể tính phí lãi suất dựa trên đó, nếu chu kỳ là 1 tháng(30 ngày). Lấy lãi suất hằng năm chia cho 365 ngày sẽ ra phí lãi suất hằng ngày: 12/365= 0.0328%.

Sau đó, tiếp tục lấy phần trăm lãi suất hằng ngày nhân với số ngày chu kỳ và số dư điều chỉnh: 0.0328%x30x14.300.000= 140.712đ. Bằng cách này. chúng ta biết được phí lãi suất của khách trong chu kỳ là 1.407.120đ. Nó biểu hiện phí lãi dựa trên số dư đã điều chỉnh, tính đến khoảng thanh toán 700.000 trong chu kỳ thanh toán.

Ưu và nhược điểm của phương pháp số dư điều chỉnh( Adjusted Balance Method)

Phương pháp này tuy ít được người biết đến và sử dụng, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận những ưu điểm của nó. Ngoài giúp khách hàng có thể xác định được số tiền lãi phải trả định kỳ, mà nó còn:

  • Mang tính linh hoạt bởi nó giúp khách hàng không chỉ xác định số tiền, mà còn có thể kiểm soát phí lãi vay của mỗi thẻ. 
  • Phương pháp số dư điều chỉnh khá đơn giản, dễ hiểu và dễ nắm bắt để tính toán các khoản chi phí lãi.
  • Giúp người dùng có thể minh bạch, mang tính công bằng và có thể không lo lắng trong quá trình sử dụng thẻ. 
  • Không chỉ áp dụng được với các tài khoản trên thẻ tín dụng, mà còn có thể ứng dụng trên các tài khoản tiết kiệm.
  • Giúp người tiêu dùng có thể tiết kiệm được một khoản chi phí lãi đáng kể và tránh những khoản vay không thiết.

Nhược điểm:

Song song những ưu điểm không thể phủ nhận, phương pháp số dư điều chỉnh vẫn tồn tại nhiều nhược điểm. Khách hàng cần chú ý để có thể dễ dàng áp dụng hơn:

Nhược điểm của phương pháp số dư điều chỉnh

Nhược điểm của phương pháp số dư điều chỉnh

  • Chỉ áp dụng được trong chu kỳ thanh toán: Đồng nghĩa với việc nếu bạn giao dịch sau chu kỳ thanh toán, khoản chi phí đó sẽ không được phản ánh trong phép tính số dư đã điều chỉnh. Từ đó, tiền lãi đó vẫn sẽ tính trên phần số dư đã được thanh toán. 
  • Khó dự đoán vì nó phụ thuộc nhiều vào lãi suất, mà lãi suất sẽ có nhiều sự thay đổi đáng kể theo từng chu kỳ thanh toán.
  • Không mang lại nhiều lợi ích cho những khách hàng thường xuyên thanh toán hết số dư của mình. 

Hy vọng những chia sẻ trên phần nào giải đáp được cho bạn thắc mắc phương pháp số dư điều chỉnh(Adjusted Balance Method) là gì. Từ đó trang bị thêm cho mình nhiều phương pháp, đem lại lợi ích hiệu quả trong quá trình sử dụng tài chính.  Bài viết được chia sẻ bởi Yuanta Việt Nam.