Nới lỏng tiền tệ là gì? - Chính sách & vai trò nới lỏng tiền tệ | Yuanta VN
Flower
  • VN-Index

    1204.97

    27.57 (+2.34%)
  • HNX-Index

    227.57

    4.94 (+2.22%)
  • UPCOM-Index

    88.33

    0.82 (+0.94%)
  • VN30-Index

    1233.72

    33.35 (+2.78%)
  • VNDiamond

    2104.54

    81.87 (+4.05%)
  • VNFinlead

    1986.72

    34.69 (+1.78%)
  • VNMidcap

    1806.27

    55.03 (+3.14%)
  • VNSmallcap

    1390.21

    29.16 (+2.14%)
Trang chủTin tứcBlogKiến thức chứng khoánTìm hiểu chính sách nới lỏng tiền tệ là gì và vai trò của nới lỏng tiền tệ

28/11/2022 - 13:44

Tìm hiểu chính sách nới lỏng tiền tệ là gì và vai trò của nới lỏng tiền tệ

Trong các tin tức về kinh tế cũng như tài chính thì chắc hẳn ai cũng có vài lần nghe nhắc đến các chính sách kinh tế. Chính sách nới lỏng tiền tệ cũng là một khái niệm đáng chú ý. Sau đây, Yuanta Việt Nam sẽ chia sẻ cho các nhà đầu tư về kiến thức thuộc lĩnh vực tài chính: nới lỏng tiền tệ là gì, vai trò của chính sách nới lỏng tiền tệ mà Ngân hàng Trung ương đưa ra đối với nền kinh tế là gì nhé.

Tìm hiểu chính sách nới lỏng tiền tệ là gì và vai trò của nới lỏng tiền tệ

Tìm hiểu chính sách nới lỏng tiền tệ là gì và vai trò của nới lỏng tiền tệ

Nới lỏng tiền tệ là gì?

Đây có lẽ là một trong các thuật ngữ mà các nhà đầu tư có thể nghe qua nhiều. Chính sách nới lỏng tiền tệ hay chính sách tiền tệ mở rộng – Easy Money – là Ngân hàng Trung ương sẽ đẩy thêm nguồn tiền vào thị trường kinh tế nhằm mục đích mở rộng nguồn cung về tài chính để hạ lãi suất và kích cầu người dân trong việc chi tiêu. Việc kích cầu chi tiêu của người dân sẽ dẫn đến sản xuất cũng được kích cầu, gia tăng mở rộng phát triển quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp và góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp cho người dân.

Ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ bằng cách nào?

Để thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, hay chính sách tiền tệ mở rộng, Ngân hàng Trung ương sẽ có những hành động sau đây:

Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ bằng cách hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc

>>> Xem thêm: Chức năng của tiền tệ và Quy luật lưu thông tiền tệ

Các ngân hàng thương mại phải có 1 khoản tiền gọi là khoản dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước quy định nằm 2 mục đích:

  • Khi tiền ở thị trường kinh tế nhiều lên, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để các ngân hàng thương mại buộc phải tăng giá trị của tiền mặt trong tài khoản của mình để dòng tiền mặt vào tăng lên.
  • Khi tiền ở thị trường kinh tế giảm xuống, Ngân hàng Nhà nước sẽ dùng khoản dự trữ bắt buộc đó để bảo toàn được tính thanh khoản cho các ngân hàng thương mại.

Tóm lại, Ngân hàng Nhà nước sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm điều chỉnh cung tiền trong kinh tế. Và khi thực hiện việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tiền được bơm thêm vào kinh tế, đồng thời các ngân hàng cũng giảm được 1 phần chi phí vốn và giúp cho thị trường có thêm nguồn vốn lưu thông.

Ví dụ: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 2%, tức là các ngân hàng thương mại huy động vốn được 100 đồng tiền gửi thì có thể giữ lại 2 đồng tiền mặt, còn lại 98 đồng có thể dùng trong các hoạt động kinh doanh khác ở nhiều hình thức.

Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ lãi suất chiết khấu cho các ngân hàng thương mại

Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất chiết khấu cho các ngân hàng thương mại

Khi vay tiền, ngân hàng thương mại sẽ áp dụng lãi suất chiết khấu do Ngân hàng Nhà nước quy định. Khi hoạt động kinh doanh, các ngân hàng không đảm bảo được tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ đi vay thêm tiền từ Ngân hàng Nhà nước để bù vào, và Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng một khung lãi suất chiết khấu dành cho khoản vay của ngân hàng thương mại đó.

Thông qua lãi suất chiết khấu, Ngân hàng thực hiện việc điều tiết lượng cung tiền trên thị trường nhằm:

  • Ngân hàng nhà nước hạ lãi suất chiết khấu để tăng lượng cung tiền vào thị trường. Điều này làm cho các ngân hàng thương mại tăng nhu cầu vay tiền từ ngân hàng nhà nước nhằm tăng vốn tiền dự trữ, đồng thời cũng gia tăng các hoạt động cho vay cá nhân cũng như doanh nghiệp.
  • Ngân hàng nhà nước tăng lãi suất chiết khấu để giảm lượng cung tiền vào thị trường. Khi đó, các ngân hàng thương mại sẽ bị hạn chế tỷ lệ dự trữ bắt buộc và buộc phải giảm các hoạt động cho vay lại.

Thực hiện nới lỏng định lượng

Thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ bằng cách nới lỏng định lượng

Khi Ngân hàng Trung ương thực hiện việc mua trái phiếu Chính phủ hay những chứng khoán khác trên thị trường, nhằm mục đích tăng lượng cung tiền và kích thích cho vay đầu tư được gọi là nới lỏng định lượng – Quantitative Easing (QE).

Ở thị trường mở, khi Ngân hàng Trung ương mua cổ phiếu hoặc trái phiếu thì khối lượng dự trữ của các ngân hàng thương mại sẽ bị giảm đi, tuy nhiên họ sẽ tăng thêm lượng tiền mặt và có khả năng tín dụng tăng cao, dẫn đến nền kinh tế được thúc đẩy và lượng cung ứng tiền tệ lưu thông trên thị trường cũng tăng cao.

Ví dụ: Ngân hàng Trung ương in thêm 100 tỷ đồng để mua trái phiếu Chính phủ vào lúc thị trường mở, khi đó ngân hàng thương mại hay các ngân hàng tư nhân sẽ bị mất đi lượng trái phiếu giá trị 100 tỷ. Tuy nhiên, họ sẽ nhận lại 100 tỷ đồng tiền mặt và lượng cung tiền ở thị trường cũng tăng lên đáng kể.

Chính sách nới lỏng tiền tệ có vai trò như thế nào?

Các vai trò của chính sách nới lỏng tiền tệ mang lại cho kinh tế

Các chính sách khi được Ngân hàng Trung ương đưa ra đều có mục đích và vai trò riêng của nó đối với từng giai đoạn kinh tế khác nhau. Ở đây chúng ta sẽ bàn luận đến vai trò của chính sách nới lỏng tiền tệ khi nền kinh tế đang sa sút và khó khăn. Vậy sau đây là những vai trò quan trọng mà chính sách nới lỏng tiền tệ mang lại cho nền kinh tế, chính sách nới lỏng tiền tệ giúp:

Giúp tăng trưởng kinh tế

Chính sách nới lỏng tiền tệ giúp nền kinh tế tăng trưởng. Mục đích lớn nhất của các chính sách tiền tệ đó là giúp nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn, khả quan hơn. Các yếu tố như lạm phát, lãi suất, chi tiêu quốc dân đều chịu sự ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cung ứng tiền tệ trong thị trường. Vì vậy khi kinh tế đang đi xuống, GDP cũng ở đà giảm sút thì Ngân hàng Nhà nước phải áp dụng những chính sách tăng cung lượng tiền ra thị trường để ngăn ngừa lạm phát và kích cầu chi tiêu quốc dân.

Giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp

Chính sách nới lỏng tiền tệ giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp vì khi tiền tệ lưu thông nhiều ở thị trường tức là mức tiêu dùng của người dân tăng cao và các hoạt động kinh doanh sản xuất được đẩy mạnh. Khi đó, xã hội cần một lượng cung nhân lực lao động lớn hơn, từ đó tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống.

Ổn định thị trường

Chính sách nới lỏng tiền tệ giúp cho thị trường tài chính ổn định hơn vì thông qua nó, Chính phủ sẽ ổn định được giá cả cũng như lãi suất trên thị trường giúp cho thị trường được điều tiết ổn định. Ngoài ra, chính sách nới lỏng tiền tệ cũng giúp thị trường ngoại hối được ổn định hơn và củng cố sức mua của các đồng nội tệ.

Giúp tăng dòng tiền chảy vào chứng khoán

Khi chính sách nới lỏng tiền tệ được áp dụng, lãi suất tiết kiệm truyền thống tại các ngân hàng thương mại, ngân hàng tư nhân giảm đáng kể và người dân không còn ưu tiên chọn phương pháp tài chính này nhiều nữa, họ sẽ tìm hiểu và phân bổ tài chính của mình vào các kênh đầu tư, tiết kiệm hấp dẫn hơn. Và trong số đó, thị trường chứng khoán là một trong những kênh đầu tư tài chính có thể mang lại lợi nhuận nhiều nhất.

Kết luận

Nói tóm lại, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam hy vọng bạn đọc đã nắm được các kiến thức về chính sách nới lỏng tiền tệ là gì và vai trò của chính sách nới lỏng tiền tệ trong thị trường tài chính. Mời các bạn cùng theo dõi Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam thường xuyên để cập nhật những kiến thức mới hơn nữa nhé!