01/11/2022 - 09:10
Tìm hiểu đại hội cổ động là gì và những điều bạn nên biết
Tìm hiểu đại hội cổ đông là gì là một trong những vấn đề quan trọng đối với những người có địa vị trong một doanh nghiệp. Khi hiểu rõ về các quyền cũng như nghĩa vụ của cổ đông thì bạn mới có thể hoạt động trong công ty của mình đúng đắn. Để hiểu rõ hơn về đại hội cổ đông, bạn nên tham khảo một số thông tin được Yuanta Việt Nam chia sẻ.
Khái niệm đại hội đồng cổ đông là gì
Theo bộ Luật doanh nghiệp mới nhất, đại hội đồng cổ đông bao gồm những cổ đông có quyền biểu quyết. Ý kiến của họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng phát triển của doanh nghiệp. Khi tất cả những người này cùng tham gia một buổi trao đổi có liên quan đến công ty thì được gọi là cuộc họp đại hội đồng cổ đông.
Thông thường, cuộc họp đại hội cổ đông sẽ tổ chức họp định kỳ trong khoảng 4 tháng sau khi năm tài chính kết thúc. Cũng có những trường hợp ngoại lệ do một số vấn đề phát sinh mà buổi họp này diễn ra thời điểm khác. Tuy nhiên, thời gian được đảm bảo không dài hơn 6 tháng từ khi kết thúc năm tài chính.
Bên cạnh việc tìm hiểu đại hội cổ đông là gì thì các nội dung của cuộc họp cũng được nhiều người quan tâm. Tại đại hội, các cổ đông sẽ bàn luận chung về kế hoạch kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm của doanh nghiệp. Sau đó, các bộ phận riêng như Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát sẽ trình bày rõ hơn về kết quả cũng như đánh giá hoạt động của các tập thể và cá nhân.
Quyền và nghĩa vụ đại hội đồng cổ đông
Nắm quyền biểu quyết lớn trong công ty cổ phần, đại hội đồng cổ đông sẽ giữ vai trò quyết định đối với các hoạt động doanh nghiệp. Nếu bạn là người sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết thì nên tham khảo các thông tin về quyền và nghĩa vụ này bên cạnh khái niệm đại hội cổ đông là gì.
Nội dung chính của cuộc họp đại hội đồng cổ đông là:
- Xét duyệt các kế hoạch, định hướng cho công ty; Thông qua báo cáo tài chính năm.
- Sửa đổi hay bổ sung Điều lệ.
- Quyết định loại cổ phần, số lượng chào bán cùng mức cổ tức mỗi năm của từng loại. Bên cạnh đó còn quyết định mua lại từ 10% tổng số cổ phần đã bán của từng loại.
- Quyết định tương lai các thành viên trong Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát bằng cách bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
- Thực hiện quyền đầu tư hay bán tài sản trị giá từ 35% trở lên tổng giá trị tài sản hiện tại của công ty. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy vào quy định của Điều lệ.
- Xử lý các trường hợp gây thiệt hại đến lợi ích doanh nghiệp thuộc Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị.
- Quyết định thù lao, quyền lợi của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm sát.
- Các hoạt động liên quan đến kiểm soát độc lập cùng một số vấn đề khác theo Điều lệ.
- Hoạt động liên quan tới tổ chức lại hoặc giải thể.
Cuộc họp đại hội đồng cổ đông
Bên cạnh việc tìm hiểu đại hội cổ đông là gì, bạn cũng nên biết về cách họ thực hiện quyền, nghĩa vụ. Cuộc họp đại hội đồng cổ đông là cuộc họp lớn mỗi năm và có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động doanh nghiệp. Toàn bộ quy trình của cuộc họp thường khá phức tạp với nhiều điều cần giải quyết. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về hoạt động này với các thông tin cụ thể bên dưới.
Danh sách cổ đông có quyền dự họp đại hội đồng cổ đông
Danh sách người tham gia được thành lập căn cứ vào sổ đăng ký cổ đông của công ty. Trong khoảng thời gian khoảng 10 ngày trước khi gửi giấy mời, thông tin cổ đông có quyền dự họp sẽ được quyết định. Nếu đã hiểu đại hội cổ đông là gì thì chắc chắn bạn có thể biết được ai là người sẽ nằm trong danh sách này. Tất cả đều là những người sở hữu cổ phiếu có quyền biểu quyết trong công ty.
Khi lập, người thực hiện phải đảm bảo cập nhật đủ các thông tin. Nếu cổ đông là cá nhân thì cần có họ tên, quốc tịch, địa chỉ và giấy tờ cá nhân (CCCD/CMND,…). Đối với cổ đông là tổ chức thì cần có đủ tên, mã số doanh nghiệp cùng số giấy tờ pháp lý. Đồng thời, cổ đông này cần cung cấp địa chỉ trụ sở chính, lượng cổ phần từng loại, số và ngày đăng ký cổ đông.
Triệu tập họp đại hội đồng cổ đông
Thông thường, cuộc họp đại hội đồng cổ đông được tiến hành mỗi năm hoặc bất thường. Một số trường hợp cần xem xét lợi ích công ty, theo yêu cầu của cổ đông, Ban kiểm sát,… sẽ tổ chức họp bất thường. (Khoản 1 Điều 140 Luật doanh nghiệp 2020)
Bên cạnh đó, Hội đồng quản trị công ty cần tiến hành triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông theo đúng thời gian được quy định. Nếu không đảm bảo điều kiện này thì các thành viên thuộc Hội đồng sẽ chịu trách nhiệm và bồi thường cho công ty khi có vấn đề phát sinh.
Trong một số trường hợp, Hội đồng quản trị không triệu tập họp thì Ban kiểm soát sẽ thay thế tổ chức họp theo Khoản 3 Điều 140 Luật doanh nghiệp 2020. Nếu cả hai bộ phận trên đều không hoàn thành nhiệm vụ thì các cổ đông hoặc nhóm cổ đông sẽ đại diện công ty họp theo quy định.
Mời họp đại hội đồng cổ đông
Mời họp là hoạt động rất quan trọng để tiến hành cuộc họp thuận lợi và nhanh chóng. Người có vai trò triệu tập sẽ gửi các thông báo cụ thể đến người có quyền dự họp trong vòng 21 ngày trước ngày khai mạc. Trong giấy mời cần có đủ thông tin của cổ đông và cuộc họp (thời gian, địa điểm cụ thể).
Người triệu tập sẽ thực hiện các phương thức để đảm bảo thông báo cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đến được người có quyền dự họp. Trong quy định pháp luật, người triệu tập cũng có thể sử dụng các nền tảng trực tuyến của doanh nghiệp để cập nhật thông tin cuộc họp. Lưu ý là cần đảm bảo một số điều kiện theo quy định.
Đồng thời, người triệu tập cũng cần lưu ý cung cấp những tài liệu cơ bản cho cuộc họp cùng với thông báo dự họp. Chúng bao gồm chương trình, tài liệu dùng trong cuộc họp, dự thảo nghị quyết cho mỗi vấn đề và phiếu biểu quyết sử dụng được.
Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông
Điều kiện cơ bản để tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông chính là thành phần tham dự nắm hơn 50% tổng số phiếu biểu quyết. Tỷ lệ này sẽ được quy định cụ thể trong Điều lệ của công ty. Nếu không đáp ứng đủ điều kiện thì cuộc họp Đại hội đồng cổ đông sẽ không được diễn ra.
Khi cuộc họp lần đầu không đủ điều kiện theo Khoản 1 Điều 145, Luật doanh nghiệp 2020 thì người triệu tập cần mời họp lần hai khoảng 30 ngày sau đó. Ở lần thứ hai, số người tham gia phải sở hữu phiếu biểu quyết từ 33% trở lên, cụ thể thế nào do Điều lệ quy định.
Nếu vẫn không đủ điều kiện họp lần hai thì người triệu tập lại tiếp tục mời họp lần ba sau 20 ngày. Lúc này, cuộc họp được tiến hành không phụ thuộc vào số phiếu biểu quyết của cổ đông.
Hình thức thông qua nghị quyết đại hội đồng cổ đông
Từ khái niệm đại hội cổ đông là gì có thể thấy, các nghị quyết đại hội đồng cổ đông sẽ chứa đựng thông tin tác động lớn đến doanh nghiệp. Hình thức để thông qua nghị quyết chính là biểu quyết trực tiếp hoặc thu thập ý kiến thông qua văn bản.
Một số vấn đề cần thông qua trong cuộc họp với hình thức biểu quyết gồm:
- Sửa và bổ sung thêm Điều lệ.
- Phân loại cổ phần, quy định số lượng;
- Định hướng phát triển dài hạn và ngắn hạn.
- Vấn đề bầu, miễn và bãi nhiệm thành viên trong Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
- Những quyết định về đầu tư hoặc bán tài sản giá trị từ 35% trở lên trong tổng số tài sản công ty.
- Thông qua báo cáo tài chính mỗi năm, thảo luận vấn đề tổ chức lại hay giải thể doanh nghiệp.
Đại hội cổ đông là gì đã được giải đáp đầy đủ thông qua các thông tin được Yuanta Việt Nam cập nhật vừa rồi. Hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của cổ đông sẽ giúp bạn thực hiện tốt vai trò của mình trong doanh nghiệp. Các vấn đề được đưa ra biểu quyết trong đại hội cổ đông cũng rất quan trọng nên bạn hãy chú ý để xây dựng, phát triển công ty.