Tỷ giá hối đoái là gì? Những thông tin về tỷ giá hối đoái | Yuanta Việt Nam
Flower
  • VN-Index

    1174.85

    -18.16 (-1.52%)
  • HNX-Index

    220.8

    -5.4 (-2.39%)
  • UPCOM-Index

    87.16

    -0.99 (-1.12%)
  • VN30-Index

    1194.03

    -16.71 (-1.38%)
  • VNDiamond

    1995.61

    -35.75 (-1.76%)
  • VNFinlead

    1914.51

    -22.58 (-1.17%)
  • VNMidcap

    1731.28

    -41.22 (-2.33%)
  • VNSmallcap

    1357.83

    -27.25 (-1.97%)
Trang chủTin tứcBlogKiến thức kinh tếTỷ giá hối đoái là gì? Những thông tin về tỷ giá hối đoái

17/05/2022 - 14:47

Tỷ giá hối đoái là gì? Những thông tin về tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là một khái niệm khá phổ biến đối với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt trong thời kỳ hiện đại hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay thì việc trao đổi tiền tệ giữa các nước đóng một vai trò quan trọng. Vậy, theo bạn, tỷ giá hối đoái là gì? Những cách để xác định tỷ giá hối đoái hiện nay như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Tỷ giá hối đoái là gì? Những thông tin về tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là gì? Những thông tin về tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái hay còn gọi là tỷ giá ngoại tệ là tỷ giá trao đổi của một đồng tiền từ quốc gia này sang quốc gia khác. Hiểu một cách đơn giản là dùng một số lượng tiền nhất định của một quốc gia để đổi lấy một đơn vị tiền tệ của quốc gia khác. Qua đó, chúng ta có thể hiểu được tỷ giá hối đoái của Việt Nam chính là tỷ lệ số lượng Việt Nam đồng so với 1 đơn vị tiền của quốc gia khác. 

Ví dụ: Nếu 1 USD = 23.070 VNĐ thì ta có tỷ giá USD/VND = 23.070  

Tỷ giá hối đoái là khái niệm không mấy xa lạ những năm gần đây

Cách phân loại loại tỷ giá hối đoái

Ngoài thắc mắc tỷ giá hối đoái là gì thì phân loại như thế nào cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều người hiện nay. Bởi vì trên thị trường hiện tại có rất nhiều cách phân loại tỷ giá hối đoái và mỗi kiểu phân loại đều dựa vào những đặc trưng riêng. Dưới đây là một số cách phân loại tỷ giá hối đoái phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo.

Có 5 cách phân loại tỷ giá hối đoái cơ bản

Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá

Đối với cách phân loại này sẽ chia ra hai tỷ giá hối đoái bao gồm:

  • Tỷ giá hối đoái chính thức: Loại tỷ giá này sẽ do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố. Theo đó, các ngân hàng thương mại, các đơn vị, tổ chức tín dụng sẽ dựa vào tỷ giá này để tính ra được tỷ giá mua vào, bán ra hay là hoán đổi của một cặp tiền tệ;
  • Tỷ giá hối đoái thị trường: Loại tỷ giá này sẽ được xác định dựa vào quy luật về mối quan hệ cung cầu của thị trường ngoại hối;

Dựa vào giá trị của tỷ giá

Với cách này sẽ chia làm hai loại tỷ giá hối đoái như sau:

  • Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Đây chính là tỷ giá hiện tại của một loại tiền tệ và loại tỷ giá này sẽ không tính đến yếu tố lạm phát;
  • Tỷ giá hối đoái hoán thực: Đây là tỷ giá hiện tại của một loại tiền tệ nhưng lại có tính đến yếu tố lạm phát.

Dựa vào cách thức chuyển ngoại hối

Một trong các cách phân loại tỷ giá hối đoái phổ biến nhất có thể kể đến là dựa vào cách thức chuyển ngoại hối để phân loại. Với cách phân loại này thì sẽ chia thành hai loại tỷ giá hối đoái như sau:

  • Tỷ giá điện hối: Đây là loại tỷ giá chuyển đổi ngoại hối bằng điện. Loại tỷ giá này sẽ được niêm yết tại những ngân hàng. Đây cũng chính là cơ sở để chúng ta xác định được các loại tỷ giá khác;
  • Tỷ giá thư hối: Loại tỷ giá ngoại hối này là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư và loại tỷ giá này sẽ có giá trị thấp hơn so với tỷ giá điện hối;

Dựa vào thời điểm giao dịch ngoại hối

Tỷ giá ngoại hối còn được phân loại dựa vào phương thức chuyển ngoại hối. Đối với cách phân loại thì cũng sẽ chia ra làm hai loại tỷ giá như:

  • Tỷ giá mua: Đây chính là tỷ giá mà các ngân hàng chấp nhận mua ngoại hối;
  • Tỷ giá bán: Đây là loại tỷ giá mà ngân hàng chấp nhận bán ngoại hối ra;

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo lợi nhuận cho các ngân hàng thì tỷ giá mua bao giờ cũng sẽ thấp hơn tỷ giá bán ra.

Dựa vào kỳ hạn thanh toán

Với cách phân loại này thì cũng sẽ chia ra làm hai loại tỷ giá ngoại hối, cụ thể như sau:

  • Tỷ giá giao ngay: Đây là loại tỷ giá do cơ quan, đơn vị tín dụng niêm yết ngay tại thời điểm giao dịch. Quá trình thanh toán sẽ được thực hiện ngay trong vòng 2 ngày kể từ ngày đưa ra cam kết;
  • Tỷ giá kỳ hạn: Loại tỷ giá này sẽ do bên cơ quan tín dụng tự tính hay là thỏa thuận giữa hai bên. Với loại tỷ giá này thì sẽ phải được đảm bảo nằm trong biên độ quy định về tỷ giá hối đoái kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước yêu cầu.

Các loại chế độ tỷ giá hối đoái

Chế độ tỷ giá hối đoái đóng vai trò là phương thức để các quốc gia quản lý đồng tiền nước mình. Mỗi quốc gia khác nhau sẽ có quy định về chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau. Tuy nhiên, đối với các loại chế độ tỷ giá hối đoái sẽ được chia làm ba loại như sau:

Tỷ giá hối đoái thả nổi

Một trong các loại chế độ tỷ giá hối đoái có thể kể đến đó chính là tỷ giá hối đoái thả nổi. Loại tỷ giá này được xác định dựa vào mối quan hệ về cung – cầu trên thị trường ngoại hối. 

Tỷ giá hối đoái thả nổi thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và không hề có sự can thiệp nào đến từ phía nhà nước. Sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có tác dụng cân bằng và phân bố hiệu quả các nguồn lực.

Tỷ giá hối đoái thả nổi tác động giúp nền kinh tế ổn định

Bên cạnh đó, loại chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi còn tác động đến nền kinh tế giúp ổn định hơn, cân bằng cán cân thanh toán và hạn chế được những rủi ro đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, dù có nhiều lợi ích như vậy nhưng hiện nay không có quốc gia nào áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. Mặt khác, chính phủ các nước chủ yếu sẽ can thiệp để hạn chế tối đa những biến động của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến kinh tế nước nhà.

Tỷ hối đoái thả nổi có điều tiết

Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết cũng là một trong các chế độ tỷ giá hối đoái. Đây là tỷ giá nằm ở giữa chế độ tỷ giá thả nổi và chế độ tỷ giá cố định. Khi mối quan hệ cung – cầu trên thị trường có sự biến động thì tỷ giá ngày cũng sẽ biến động theo. Tuy nhiên, sự biến động này vẫn có sự can thiệp của ngân hàng. Đặc biệt, chế độ tỷ giá hối đoái này lại được đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng hiện nay.

Bên cạnh đó, chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự điều tiết khá ổn định nên có tác động tích cực đến nền kinh tế. Từ đó giúp cho kinh tế phát triển mạnh, các chính sách về tiền tệ sẽ được đảm bảo độc lập,…

Tỷ giá hối đoái cố định

Tỷ giá hối đoái cố định là loại chế độ tỷ giá hối đoái được nhiều ngân hàng nhà nước tạo lập và duy trì. Sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định có tác dụng giúp cho môi trường đầu tư nước ngoài có sự ổn định. Ngoài ra, nó còn giúp làm giảm tỷ lệ lạm phát và giảm thiểu sự biến động trên thị trường. 

Tỷ giá hối đoái cố định giúp cho môi trường đầu tư nước ngoài ổn định

Cũng giống như chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi thì chế độ tỷ giá hối đoái này không được các quốc trên thế giới sử dụng. Bởi vì nếu như duy trì chế độ tỷ giá hối đoái này sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng cán cân thanh toán.

Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái

Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái là gì cũng là vấn đề mà nhiều người quan tâm hiện nay. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ thì các quốc gia sẽ có các phương pháp xác định tỷ giá hối đoái khác nhau. Tuy nhiên, hai phương pháp xác định cơ bản dưới đây lại được áp dụng phổ biến nhất.

Phương pháp tiếp cận thị trường tiền tệ

Phương pháp xác định thứ nhất có thể kể đến đó chính là tiếp cận thị trường tiền tệ. Với phương pháp này thì tỷ giá hối đoái sẽ được xác định nhờ vào lý thuyết ngang bằng về sức mua. Áp dụng lý thuyết ngang bằng sức mua thì xác định tỷ giá hối đoái như sau:

  • Nếu các điều kiện đều không có sự thay đổi, một quốc gia có lượng cung tiền tương đối tăng lên thì tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của quốc gia đó với quốc gia khác cũng theo đó tăng lên;
  • Nếu các điều khác như nhau và tỷ lệ lạm phát tăng lên thì sẽ dẫn tới sự gia tăng của tỷ giá hối đoái;
  • Nếu các điều kiện khác không thay đổi, thu nhập tăng lên sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái.

Phương pháp tiếp cận thị trường tài sản

Với phương pháp tiếp cận thị trường tài sản thì tỷ giá hối đoái được xem là giá cả tương đối của hai loại tài sản với nhau. Cũng theo đó, tỷ giá hối đoái sẽ được tính dựa vào sức mua tương lai mà tài sản đó có được. Áp dụng phương pháp này thì tỷ giá hối đoái sẽ phải chịu sự tác động mạnh mẽ của một số yếu tố như:

  • Khoản tiền được giao dịch trên thị trường ngoại hối có tỷ suất sinh lời dự kiến;
  • Những rủi ro của tài sản;
  • Năng lực chuyển đổi tài sản

Công thức tính tỷ giá hối đoái

Nói về công thức tính tỷ giá hối đoái thì sẽ có 3 công thức như sau:

  • Công thức tính tỷ giá giữa hai đồng tiền định giá: Yết giá/Định giá = (Yết giá/USD)/(Định giá/USD);
  • Công thức tính tỷ giá giữa hai đồng tiền yết giá: Yết giá/Định giá = (USD/định giá)/(USD/Yết giá);
  • Công thức tính tỷ giá giữa hai đồng tiền yết giá và định giá: 

Yết giá/Định giá = (Yết giá/USD)/(USD/Định giá)

Công thức xác định tỷ giá hối đoái

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái? Chắc chắn đây là băn khoăn của rất nhiều người hiện nay. Thực tế thì có rất nhiều yếu tố khác nhau tác động dẫn đến sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường. Dưới đây là các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái bao gồm:

  • Tỷ lệ lạm phát: Khi mà tỷ lệ lạm phát ở trong nước cao hơn nước ngoài thì dẫn tới tỷ giá hối đoái tăng, điều này dẫn tới giá trị đồng tiền nội tệ sẽ bị giảm đi. Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước thấp hơn nước ngoài thì sẽ làm giảm tỷ giá hối đoái và từ đó giá trị đồng nội tệ tăng lên.
  • Lãi suất: Nếu lãi suất trong nước mà thấp hơn các nước dẫn tới tỷ giá hối đoái tăng và đương nhiên đồng nội tệ sẽ bị giảm. Ngược lại, nếu lãi suất trong nước cao hơn ngoài nước thì tỷ giá hối đoái giảm và đồng nội tệ sẽ tăng.
  • Nợ công: khi nợ công tăng lên sẽ làm cho tỷ lệ lạm phát tăng cao và chính điều này sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến tỷ giá hối đoái;
  • Trao đổi thương mại: hai yếu tố chính của trao đổi thương mại đó là tình hình tăng trưởng kinh tế và cán cân thương mại. 
  • Tình hình tăng trưởng kinh tế: Nếu các sản phẩm xuất khẩu có tốc độ tăng giá cao hơn so với các sản phẩm nhập khẩu thì sẽ dẫn tới trao đổi thương mại tăng. Từ đó làm cho đồng nội tệ cũng theo đó tăng lên và tỷ giá giảm xuống.
  • Cán cân thanh toán: Khi cán cân thanh toán quốc tế cao thì sẽ làm cho đồng nội tệ giảm xuống và đồng ngoại tệ lại tăng lên. Từ đó sẽ dẫn tới tỷ giá ngoại hối tăng và ngược lại.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế

Có thể bạn chưa biết, tỷ giá hối đoái chiếm giữ vai trò, vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, chính phủ các nước luôn có sự quan tâm và điều giá sao cho để nền kinh tế luôn luôn ổn định trong mọi hoạt động. Nói về vai trò của tỷ giá hối đoái thì sẽ có 3 vai trò chính như sau:

  • Tỷ giá hối đoái được xem là công cụ giúp ích cho quá trình đối chiếu sức mua của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ. Nhờ đó sẽ có thể đánh giá được giá cả hàng hóa trong nước với quốc tế, năng suất lao động trong nước với quốc tế.
  • Tỷ giá hối đoái sẽ tác động rất lớn đến các hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia. Nếu như tỷ giá hối đoái tăng lên nghĩa là giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của nước đó đó sẽ thấp hơn so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế. Từ đó sẽ làm tăng sự cạnh tranh trong thị trường hàng hóa.
  • Tỷ giá hối đoái tác động đến tỷ lệ lạm phát và quá trình tăng trưởng kinh tế. Nếu tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ dẫn tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ đắt hơn. Điều này sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái mà bị giảm xuất có nghĩa là đồng nội tệ sẽ tăng lên. Điều này dẫn tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ rẻ hơn và tỷ lệ lạm phát được cân bằng ở mức vừa phải.

Tỷ giá hối đoái có rất nhiều vai trò đối với nền kinh tế

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến các quan hệ ngoại quốc

Tỷ giá hối đoái có những ảnh hưởng gì đến các mối quan hệ kinh tế quốc tế? Bạn hãy tìm hiểu vấn đề này thông qua 3 ảnh hưởng chính như sau:

Ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu hàng hóa

Khi tỷ giá hối đoái của ngoại tệ tăng hơn so với nội tệ thì điều này có nghĩa là đồng nội tệ sẽ bị giảm xuống và giá cả sản phẩm của đất nước đó giảm. Từ đó sẽ kích thích hoạt động xuất khẩu trong điều kiện các yếu tố khác không có sự thay đổi nào.

Nếu tỷ giá hối đoái của ngoại tệ tăng có nghĩa là đồng nội tệ sẽ bị giảm xuống và giá cả sản phẩm quốc tế tăng lên trên thị trường nội địa. Điều này dẫn tới hạn chế nhập khẩu trong điều kiện các yếu tố khác không có sự thay đổi nào.

Ngược lại, trong trường hợp tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ giảm so với đồng nội tệ tức là đồng nội tệ tăng giá. Từ đó sẽ hạn chế quá trình xuất khẩu nhưng lại kích thích hoạt động nhập khẩu trong điều kiện các yếu tố khác không có sự thay đổi gì.

Tất cả điều này chứng minh một điều là khi đồng tiền giảm giá nên khuyến khích hoạt động xuất khẩu vì có nhiều lợi ích hơn. Tuy nhiên, điều này cũng hạn chế nhập khẩu. Ngược lại, khi đồng tiền tăng giá sẽ hạn chế xuất khẩu nhưng hoạt động nhập khẩu lại có lợi hơn.

Ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài

Nếu như tỷ giá hối đoái ngoại tệ tăng hơn so với nội tệ thì sẽ dẫn tới nội tệ giảm giá trị. Từ đây, kinh tế sẽ kích thích quá trình đầu tư nước ngoài vào trong nước và ngược lại sẽ hạn chế đầu tư ra nước ngoài. Và điều này sẽ chỉ áp dụng trong điều kiện các nhân tố khác không có sự thay đổi gì.

Bên cạnh đó, nếu như tỷ giá hối đoái của ngoại tệ giảm hơn so với nội tệ thì nội tệ sẽ tăng giá. Điều này sẽ kích thích các hoạt động đầu tư ra nước ngoài và hạn chế nước ngoài đầu tư vào trong nước.

Tỷ giá hối đoái có nhiều ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế

Ảnh hưởng tới nợ nước ngoài và dịch vụ thu ngoại tệ của các quốc gia

Nếu như đồng tiền bị giảm giá sẽ tác động làm cho tăng lên số nợ của các quốc gia tính bằng ngoại tệ. Ngược lại, nếu đồng tiền bị tăng giá sẽ làm giảm đi số nợ của quốc gia.

Một minh chứng cho các dịch vụ thu ngoại tệ đó là ngành du lịch. Nếu như đồng tiền giảm giá sẽ tạo điều kiện cho các khách du lịch trong việc tiêu dùng nhiều hơn các loại mặt hàng và dịch vụ. Nếu đồng tiền tăng lên thì khách du lịch đến tham quan sẽ dần ít đi và họ sẽ tiêu dùng ít hơn các loại mặt hàng.

Tất cả các thông tin chia sẻ của Yuanta Việt Nam đã giúp bạn giải đáp được tỷ giá hối đoái là gì rồi đúng không. Hy vọng, qua những phân tích chi tiết sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức về tỷ giá hối đoái.