Flower
  • VN-Index

    1285.71

    -4.47 (-0.35%)
  • HNX-Index

    243.15

    -0.77 (-0.32%)
  • UPCOM-Index

    91.45

    -0.03 (-0.03%)
  • VN30-Index

    1298.51

    -4.69 (-0.36%)
  • VNDiamond

    2157.18

    0.71 (+0.03%)
  • VNFinlead

    2128.62

    -7.3 (-0.34%)
  • VNMidcap

    1941.99

    -5.61 (-0.29%)
  • VNSmallcap

    1524.03

    -6.63 (-0.43%)
Trang chủTin tứcBlogKiến thức chứng khoánGiá trị nội tại và những thông tin liên quan

17/05/2022 - 13:33

Giá trị nội tại và những thông tin liên quan

Trong chứng khoán việc nhận định cổ phiếu dựa trên giá trị nội tại là việc được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Thông thường, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị nội tại của một cổ phiếu. Hãy cùng Yuanta Việt Nam tìm hiểu thêm về khái niệm này qua bài viết dưới đây nhé!

Giá trị nội tại và những thông tin liên quan

Giá trị nội tại và những thông tin liên quan

Giá trị nội tại của chứng khoán là gì?

Giá trị nội tại hay còn có tên tiếng anh là Intrinsic Value là một cách định giá cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư áp dụng phổ biến. Đây là giá trị tính toán hoặc cảm nhận của một khoản đầu tư, một tài sản hay một công ty. Thông thường thuật ngữ này dùng để ước tính giá trị thực tế của một công ty cũng như dòng tiền của một doanh nghiệp trong phân tích cơ bản. Giá trị nội tại trong chứng khoán có thể được hiểu đơn giản là giá trị thực của một loại chứng khoán. Khái niệm này hoàn toàn khác với giá trị thị trường và giá trị ghi sổ của loại chứng khoán này. 

Giá trị nội tại là giá trị thực của chứng khoán

Cách sử dụng khác của Intrinsic Value là giá trị hay lợi ích mà nhà đầu tư có thể thu được nếu giữ vị thế mua trong các hợp đồng quyền chọn.

Giá trị này của một loại chứng khoán hoàn toàn khác biệt với giá trị ghi sổ hoặc giá trị thị trường, có thể hiểu đơn giản đây là giá trị thực của chứng khoán đó. 

Từ tên gọi “giá trị nội tại” có thể hiểu “nội tại” ở đây có nghĩa là giá trị được định giá bên trong của cổ phiếu và hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thị trường bên ngoài. 

Có thể nói người sở hữu cổ phiếu sẽ thực sự sở hữu một giá trị nhất định và giá cổ phiếu trên thị trường không hoàn toàn định vị được giá trị thực của cổ phiếu đó. Đây là giá trị những nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu dài hạn được nhận, trong suốt thời hạn nắm giữ nếu chiết khấu dòng tiền này về hiện tại thì ta sẽ thu về được kết quả là giá trị nội tại của cổ phiếu đó.

Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị nội tại

Giá trị nội tại của chứng khoán chịu sự chi phối của một số nhân tố, chủ yếu là kết quả kinh doanh và tài sản vô hình. Hai yếu tố này tác động rất lớn đến thông số nội tại của chứng khoán tại công ty phát hành.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của chứng khoán

>>> Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

Kết quả kinh doanh tốt thì công ty sẽ phát sinh lãi, lợi nhuận được dùng để đầu tư và tạo ra tài khoản hữu hình. Khi tài khoản hữu hình của doanh nghiệp tăng thì giá trị nội tại của chứng khoán cũng tăng theo. Trường hợp nếu tài sản hữu hình giảm thì giá trị của chứng khoán cũng giảm một cách đáng kể.

Các loại tài sản vô hình được thành lập trong quá trình kinh doanh như thương hiệu, nhãn hiệu, sáng chế, nhân lực,.. Những loại yếu tố này không thể tính toán cụ thể bằng tiền nên sẽ được trình bày không rõ ràng trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên, yếu tố vô hình có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh. Mà khi kết quả kinh doanh thay đổi thì cũng có tác động đến giá trị nội tại của chứng khoán.

Ý nghĩa của giá trị nội tại

Giá trị nội tại là một nhân tố quan trọng để nhà đầu tư phân tích và đánh giá một khoản đầu tư. Thông qua việc phân tích giá trị này, nhà đầu tư có thể đánh giá nhiều yếu tố như mô hình kinh doanh, quản trị, ước định và phân tích báo cáo tài chính. Những yếu tố này sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá các khoán chứng khoán, doanh nghiệp toàn vẹn, từ đó đưa ra phương pháp đầu tư hợp lý. 

Phân tích giá trị nội tại giúp cho ra phương án đầu tư hiệu quả

Việc phân tích giá trị này giúp sẽ đưa ra được số liệu để định giá tài sản của doanh nghiệp cao hay thấp. Nhờ vậy mà nhà đầu tư có thể biết được giá trị tài sản của doanh nghiệp và đầu tư đúng đắn. 

Các cách phổ biến để ước tính giá trị nội tại

Để ước tính giá trị nội tại thì cần phải dùng nhiều cách khác nhau. Những cách phổ biến để ước tính giá trị này bao gồm việc phân tích dòng tiền, số liệu tài chính hoặc dựa trên tài sản. 

Phân tích dòng tiền chiết khấu

Một cách phổ biến để ước tính giá trị nội tại của một loại chứng khoán đó là dùng dòng tiền chiết khấu. Qua việc nghiên cứu những báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bạn sẽ tính ra được dòng tiền chiết khấu.

Cách tính giá trị này thông qua dòng tiền chiết khấu phải thực hiện một số thao tác sau:

  • Ước tính được dòng tiền chiết khấu phát sinh trong tương lai của doanh nghiệp
  • Tính toán giá trị hiện tại của những dòng tiền được ước tính sẽ phát triển trong tương lai
  • Tính tổng giá trị hiện tại để đưa ra giá trị nội tại của chứng khoán. 

Phân tích dựa trên số liệu tài chính

Nếu dựa trên số liệu tài chính, nhà phân tích sử dụng các công thức để cho ra kết quả của giá trị này. Nhìn chung, cách ước tính giá trị sẽ dùng tỷ lệ giá trên thu nhập, công thức thường được áp dụng như sau:

 Giá trị nội tại = Thu nhập trên mỗi cổ phiếu x (1 + r) x tỷ lệ P/E

Trong đó:

  • r là tỷ suất lợi nhuận có thể nhận được khi đầu tư
  • P/E là tỷ lệ giá trên thu nhập.

Có thể phân tích dựa trên số liệu

>>> Xem thêm: Cách đọc báo cáo tài chính chi tiết nhất cho nhà đầu tư mới

Ước tính dựa trên tài sản

Nếu ước tính giá trị dựa trên tài sản vốn có thì sử dụng công thức:

Giá trị nội tại = Tổng tài sản bao gồm tài sản hữu hình và vô hình – Tổng nợ phải trả của công ty.

Giá trị nội tại của chứng khoán là một thông số rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Việc phân tích giá trị này sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra các phương pháp đầu tư hiệu quả. Bên cạnh đó, việc ước tính giá trị cũng là một cách để các nhà đầu tư xác định giá trị của doanh nghiệp. Những nhà phân tích sẽ sử dụng các cách để xác định giá trị sao cho chính xác và khách quan nhất. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.