Lợi nhuận gộp (Gross Profit) là gì? và Cách tính chính xác nhất | Yuanta
Flower
Trang chủTin tứcBlogKiến thức kinh tếLợi nhuận gộp (Gross Profit) là gì? và Một số đặc trưng của lợi nhuận gộp

18/05/2022 - 09:28

Lợi nhuận gộp (Gross Profit) là gì? và Một số đặc trưng của lợi nhuận gộp

Trong phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, chắc chắn nhà đầu tư không thể bỏ qua dữ liệu lợi nhuận gộp. Nắm được số liệu này sẽ giúp cho cá nhân, tổ chức hay nhà đầu tư nắm được tình hình kinh doanh của công ty. Vậy lợi nhuận gộp là gì và những đặc trưng của lợi nhuận gộp ra sao, hãy cùng Yuanta Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Lợi nhuận gộp (Gross Profit) là gì? và Cách tính chính xác nhất

Lợi nhuận gộp (Gross Profit) là gì? và Cách tính chính xác nhất

Lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp (tiếng Anh là Gross Profit) là giá trị chênh lệch của doanh thu khi bán sản phẩm ra thị trường với chi phí bỏ ra cho sản phẩm đó hoặc các khoản khấu trừ các chi phí liên quan đến sản phẩm, dịch vụ. Bạn có thể hiểu đơn giản đây là một khoản lợi nhuận có được thông qua việc trừ đi chi phí bán hàng của doanh nghiệp. 

Lợi nhuận này có được khi trừ đi chi phí bán hàng của doanh nghiệp

>>> Xem thêm: Lợi nhuận bình quân là gì? Tác dụng lợi nhuận bình quân

Khoản lợi nhuận này thường được doanh nghiệp sử dụng để đánh giá hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh. Do vậy, đây là một trong những thông số phải có trong báo cáo tài chính hay báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp. 

Đặc trưng LNG

Thông qua việc đánh giá lợi nhuận gộp, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư. Dựa vào chi phí biến đổi, bạn có thể xem xét số liệu của lợi nhuận gộp. Một số mức chi phí ảnh hưởng đến mức lợi nhuận này có thể kể đến như:

  • Chi phí bỏ ra để mua nguyên liệu sản xuất đã bao gồm phí vận chuyển
  • Chi phí cho nhân công thực hiện
  • Chi phí hao hụt trong quá trình sản xuất sản phẩm
  • Chi phí cho việc vận chuyển, nhập kho
  • Hoa hồng phải chi cho nhân viên bán hàng
  • Khấu hao của thiết bị dựa trên thời gian sử dụng.

Cách tính 

Để hiểu được cách tính lợi nhuận gộp, bạn phải biết được một số chỉ số quan trọng thường có trong báo cáo kinh doanh như: 

  • Lợi nhuận thuần: Đây là thông số thể hiện tổng doanh thu mà công ty đạt được thông qua việc bán hàng hóa, sản phẩm
  • Giá vốn bán hàng hóa: Đây là thông số chỉ số tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất hàng hóa như chi phí nguyên liệu, nhân công,…
  • Khoản giảm trừ doanh thu: Thông số này dùng để chỉ các khoản thuế phát sinh như thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, các khoản chiết khấu, giảm giá,…

Cần phải biết một vài thông số trước khi tính lợi nhuận này

Những thông số kể trên có liên quan trực tiếp đến cách tính mức lợi nhuận gộp của công ty. Công thức để tính mức lợi nhuận này là:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn bán hàng hóa

Nếu muốn tính doanh thu thuần thì là:

Doanh thu thuần = Doanh thu – Khoản giảm trừ doanh thu

Những lợi ích từ việc tính LNG

Việc tính lợi nhuận gộp có vai trò cực kỳ quan trọng trong đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua việc tính mức lợi nhuận này thì có thể đưa ra biên độ của lợi nhuận này. 

Tính lợi nhuận gộp có vai trò quan trọng

Hệ số biên độ này tính bằng công thức lợi nhuận gộp chia cho doanh thu thuần. Hệ số này chỉ ra được rằng một đồng doanh thu bỏ ra thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu mức lợi nhuận. Hệ số biên độ được dùng để so sánh sự thành công trong hoạt động kinh doanh giữa các công ty cùng hoạt động trong một lĩnh vực và từ đó có thể đánh giá tiềm năng của công ty trong tương lai.

Những doanh nghiệp có biên độ dao động của lợi nhuận càng lớn thì số lãi ròng mà công ty đạt được cũng càng lớn. Từ đó có thể thấy doanh nghiệp này quản lý và kiểm soát chi phí tốt hơn, có nghĩa là công ty này có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai.

Để biết hoạt động kinh doanh có phát triển một cách ổn định không, bạn phải biết cách tính lợi nhuận gộp. Những người kinh doanh nhỏ lẻ thường bỏ qua hoặc tính không chính xác thông số này. Điều này khiến bạn cho rằng mình lời nhưng thực chất là lỗ, cho đến khi mức lỗ quá nặng thì không thể bù trừ được nữa. Chính vì thế, dù kinh doanh lớn hay nhỏ thì bạn cũng cần phải biết cách tính mức lợi nhuận này.

Sự khác biệt giữa lợi nhuận gộp và thu nhập ròng

Một điều mà nhiều cá nhân hay nhà đầu tư thường mắc phải là nhầm lẫn giữa lợi nhuận gộp và thu nhập ròng. Thực chất, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt và nhà đầu tư phải tách bạch rõ ràng.

Hai khái niệm này hoàn toàn khác biệt

Lợi nhuận gộp khi tính sẽ trừ đi chi phí bán hàng hóa hoặc giá vốn bán hàng hóa ra khỏi doanh thu. Tuy nhiên, thu nhập ròng lại trừ đi chi phí của lãi vay và thuế trong khoản thu nhập của công ty. Thông thường, thu nhập ròng thường được các nhà đầu tư, doanh nghiệp dùng để đánh giá hiệu quả trong kinh doanh và lợi nhuận mà công ty đạt được. 

Lợi nhuận gộp là một khái niệm quan trọng trong việc đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp. Thông qua cách tính mức lợi nhuận này, bạn có thể đánh giá được hiệu quả trong những hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, cá nhân hay nhà đầu tư có thể đánh giá tiềm lực của công ty và đưa ra được những phương án đầu tư sao cho hiệu quả. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.