Vốn pháp định là gì? Những điều cần biết về vốn pháp định
Flower
Trang chủNewsBlogKiến thức chứng khoánVốn pháp định là gì? Những điều cần biết về vốn pháp định

03/12/2021 - 13:58

Vốn pháp định là gì? Những điều cần biết về vốn pháp định

Đối với một số ngành nghề kinh doanh, vốn pháp định là yếu tố tối thiểu cần phải có để có thể đăng ký thành lập một doanh nghiệp. Chính vì vậy trước khi thành lập doanh nghiệp bạn cần phải nắm chắc được các quy định cũng như kiến thức về loại vốn này. Sau đây hãy cùng Yuanta Việt Nam tìm hiểu Những điều cần biết về vốn pháp định nhé!

Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định hay vốn pháp lý (trong tiếng Anh là Legal Capital) là một trong những yếu tố được thắc mắc nhiều nhất khi thành lập một doanh nghiệp. Theo Luật doanh nghiệp 2005  được quy định như sau “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”. Tuy nhiên, khi ban hành Luật doanh nghiệp 2014 và Luật doanh nghiệp 2020, khái niệm này không còn được thể hiện cụ thể trong luật.

Có thể hiểu vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà bạn bắt buộc phải có khi thành lập nên một doanh nghiệp. Hiểu đơn giản, mức vốn này là điều kiện để có thể thành lập doanh nghiệp do Cơ quan có thẩm quyền ấn định và được áp dụng ở một số ngành nghề nhất định. Tùy vào mỗi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà mức vốn pháp định của mỗi doanh nghiệp được quy định khác nhau.

Ý nghĩa của Vốn pháp định

Ý nghĩa của vốn pháp lý

Quy định của luật pháp về vốn pháp định nhằm mục đích để bảo vệ các lợi ích và quyền hợp pháp cho các khách hàng, người tiêu dùng cũng như các đối tác cùng hoạt động trong lĩnh vực đó. Vì vậy, cần phải xác định việc quy định mức vốn pháp định ở một số ngành nghề và lĩnh vực không phải là việc xâm phạm đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, những ngành nghề được pháp luật đặt ra quy định về mức vốn pháp định là những ngành có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống thường nhật của người dân hoặc những ngành được xem là nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của cả đất nước ví dụ như ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản,…

 

Việc quy định vốn pháp định có thể được xem là một trong số những biện pháp để một doanh nghiệp có thể chứng minh cho cơ quan nhà nước thấy được mình đủ tiềm lực để đảm bảo an toàn và tiềm lực về kinh tế để có thể kinh doanh trong lĩnh vực này. Từ đó, đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng khi khách hàng hay đối tác tham gia vào giao dịch với doanh nghiệp mình. Mặt khác, để cảnh báo cho các chủ nợ hay người tiêu dùng khi mức vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có khả năng giảm thấp hơn mức vốn pháp định, các cơ quan cần phải luôn giám sát số vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp một cách chặt chẽ để có thể xác định mức vốn này của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc này còn giúp nhà nước có những biến pháp quản lý kịp thời khi số vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp giảm dưới mức vốn pháp lý. Lúc này những chủ nợ, người tiêu dùng hay đối tác cần phải cân nhắc khi thực hiện giao dịch với các doanh nghiệp trên để đảm bảo an toàn nguồn vốn và tài sản của chính mình.

Loại vốn này được quy định của doanh nghiệp không phụ thuộc vào loại hình mà được xác định dựa theo ngành nghề kinh doanh cụ thể. Những doanh nghiệp dự định được thành lập thuộc ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp lý thì phải có vốn góp tối thiểu bằng với mức vốn pháp định. Đối với từng ngành nghề kinh doanh mức vốn được pháp luật quy định là cố định khác nhau.

Đặc điểm của Vốn pháp định

Vốn pháp định bao gồm một số đặc điểm sau đây:

Đặc điểm của Vốn pháp lý

Về phạm vi hoạt động:

Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTG  có nêu rõ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Mức vốn pháp định không được áp dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp mà chỉ được quy định đối với một số lĩnh vực ngành nghề nhất định. 

Về đối tượng áp dụng:

Những đối tượng phải tuân thủ quy định về mức vốn pháp định là các chủ thể thành lập doanh nghiệp bao gồm các pháp nhân, tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh gia đình,…

Về ý nghĩa pháp lý

Việc quy định mức vốn pháp lý cụ thể nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp, công ty sau khi thành lập có thể tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh được tốt hơn. Ngoài ra, loại vốn này còn giúp doanh nghiệp có thể phòng ngừa những rủi ro không đáng có xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Thời điểm cấp giấy xác nhận vốn pháp định

Doanh nghiệp được cấp giấy xác nhận vốn pháp định trước khi cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp. 

Tùy vào mỗi doanh nghiệp hoạt động vào lĩnh vực, ngành nghề nào mà quy định về vốn pháp định khác nhau. Có những ngành doanh nghiệp chỉ cần đăng ký vốn theo quy định của pháp luật là đã có thể hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, cũng có những ngành nghề ngoài việc đăng ký thì cần phải thực hiện thêm ký quỹ. Hoạt động ký quỹ này nhằm đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp thêm phần uy tín. Vốn pháp lý khác với vốn góp của các chủ sở hữu khác và với vốn kinh doanh. Thông thường, theo quy định của pháp luật mức vốn này thường nhỏ hơn hay bằng vốn kinh doanh, vốn góp.

So sánh giữa Vốn điều lệ và Vốn pháp định

Nhiều người thường lầm tưởng giữa khái niệm vốn pháp định và vốn điều lệ với nhau. Tuy nhiên giữa hai loại vốn này có một số điểm phân biệt rõ rệt như sau:

So sánh giữa điểm giống và khác nhau giữa 2 loại vốn của doanh nghiệp

Giống nhau: 

Đều là mức vốn ban đầu mà công ty phải góp vào để có thể hoạt động kinh doanh

Khác nhau:

Tiêu chí Vốn pháp định Vốn điều lệ
Phạm vi thực hiện Chỉ được áp dụng đối với một số ngành lĩnh vực, nghề kinh doanh nhất định Doanh nghiệp bắt buộc phải có khi thành lập công ty.
Quy định về mức vốn Có quy định cụ thể tùy vào ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động Hoàn toàn không có quy định cụ thể về mức vốn tối đa hay tối thiểu. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề có quy định vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.
Thời hạn Khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh, bắt buộc phải đạt đủ mức vốn pháp luật quy định. Trong vòng 90 ngày, tính từ ngày doanh nghiệp đăng ký hoạt động.
Sự thay đổi về vốn Trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, mức vốn này là cố định. Vốn điều lệ có thể tăng hay giảm tùy vào nhu cầu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Văn bản quy định Được quy định trong văn bản pháp luật chuyên ngành hay các văn bản dưới luật do cơ quan pháp luật ban hành Số vốn góp của từng thành viên, cổ đông được ghi rõ trong điều lệ công ty.

 

Một số ví dụ về quy định Vốn pháp định của Pháp luật Việt Nam

Một số ví dụ về Vốn pháp lý

 

Ngành nghề Vốn pháp định được quy định theo pháp luật Dựa vào bộ luật
Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi thương mại “1. Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.

2. Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.

3. Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.

4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ (USD).

5. Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.

6. Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.

7. Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.

8. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn (sau đây gọi là xã): 0,5 tỷ đồng.

9. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.”

Nghị định 86/2019/NĐ-CP

 

Kinh doanh dịch vụ lữ hành “1. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.

2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;

b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;

c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.”

 

Nghị định 168/2017/NĐ-CP
Kinh doanh hàng không chung “Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung: 100 tỷ đồng Việt Nam.” Nghị định 86/2019/NĐ-CP

 Kinh doanh dịch vụ hàng không

“1. Mức vốn tối thiểu (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay) để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không:

a) Khai thác đến 10 tàu bay: 300 tỷ đồng Việt Nam;

b) Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 600 tỷ đồng Việt Nam;

c) Khai thác trên 30 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam”

Nghị định 86/2019/NĐ-CPKinh doanh dịch vụ bảo vệ“Số vốn góp đầu tư của cơ sở kinh doanh nước ngoài ít nhất là 1.000.000 USD (một triệu đô la Mỹ)”Nghị định 96/2016/NĐ-CP Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài“Vốn pháp định không thấp hơn 5.000.000.000 đồng (năm tỷ Việt Nam đồng).”Nghị định 38/2020/NĐ-CPKinh doanh dịch vụ kiểm toán“b) Có vốn Điều lệ hoặc vốn được cấp (đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam) từ 6 tỷ đồng trở lên và phải thường xuyên duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn 6 tỷ đồng”Nghị định số 84/2016/NĐ-CP.Kinh doanh thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất

“a) Thiết lập mạng trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Vốn pháp định: 5 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 15 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép;

b) Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực (từ 2 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định: 30 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 100 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép;

c) Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc (trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định: 100 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 300 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép.”

Nghị định  25/2011/NĐ-CPThành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm

“Đối với doanh nghiệp nước ngoài: – Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

Đối với tổ chức Việt Nam:

– Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.”

Nghị định 73/2016/NĐ-CPMức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

“a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.”

 

Nghị định 73/2016/NĐ-CPMức vốn được pháp luật quy định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

“a) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.”

Nghị định 73/2016/NĐ-CP Mức vốn được pháp luật quy định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe“Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam.”Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài

“Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài:

a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.”

Mức vốn pháp lý của doanh nghiệp tái bảo hiểm

“a) Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam.”

Mức vốn pháp lý của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

“a) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.”

Cho thuê lại lao động “Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ Việt Nam đồng) tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.”Nghị định 29/2019/NĐ-CP

 

 

Vậy qua bài viết trên đây các bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về Vốn pháp định là gì và nắm được những điều cần biết về vốn pháp định. Nếu như bạn đang có kế hoạch thành lập một doanh nghiệp trong tương lai thì hãy nên tham khảo thật kỹ bài viết này của Yuanta Việt Nam để có kế hoạch kinh doanh tối ưu nhé!