Cần lưu ý gì khi tham gia quỹ đầu tư ủy thác? | Yuanta Việt Nam
Flower
Trang chủNewsBlogKiến thức chứng khoánCần lưu ý gì khi tham gia quỹ đầu tư ủy thác?

15/02/2022 - 09:55

Cần lưu ý gì khi tham gia quỹ đầu tư ủy thác?

Bên cạnh hình thức đầu tư trực tiếp kiểu truyền thống, hiện nay trên thị trường chứng khoán còn xuất hiện phương thức đầu tư quỹ đầu tư ủy thác. Nhiều nhà đầu tư đang dần hướng tới cách làm này để sinh lời cho mình. Bởi kênh đầu tư này mang lại lợi nhuận an toàn và ổn định. Bài viết này sẽ giúp bạn chỉ ra những điều cần lưu ý khi tham gia hình thức đầu tư này.

Cần lưu ý gì khi tham gia quỹ đầu tư ủy thác?

Quỹ đầu tư ủy thác là gì?

Quỹ đầu tư ủy thác là quỹ được hình thành nên nhờ sự góp vốn của những nhà đầu tư và sau đó mang đi đầu tư vào các dự án sinh lời. Để hiểu rõ hơn chúng ta có thể cắt nghĩa quỹ đầu tư và ủy thác. 

Như chúng ta đã biết, khi nhắc đến quỹ đầu tư là nghĩ ngay đến một lượng tiền được gom lại nhằm mục đích đầu tư sinh lời. Tất nhiên, quỹ này sẽ được các cá nhân hay doanh nghiệp trực tiếp quản lý và sử dụng. Còn ủy thác chính là việc nhượng quyền cho một bên thứ ba làm việc nào đó, không cần chủ sở hữu phải ra giải quyết. 

Bản thân những người góp vốn vào quỹ đầu tư ủy thác có thể kiếm tiền nhưng không cần đi đầu tư. Bên nhận ủy thác có thể là một công ty, văn phòng ủy thác hay thậm chí là ngân hàng, tổ chức tín dụng,…

Quỹ đầu tư ủy thác là gì?

>>> Xem thêm: Đầu tư quỹ mở. Phân biệt giữ quỹ mở và quỹ đóng 

Tất cả các kênh đầu tư cũng như danh mục đầu tư cũng đã được quỹ xác định rõ ràng ngay từ khi thành lập. Sở dĩ, đây là quỹ đầu tư linh hoạt hơn bởi lượng tiền đều được nhà đầu tư góp vào, khác với các loại vốn chủ sở hữu từ loại hình doanh nghiệp khác . Để tăng được hiệu quả đầu tư thì bạn cần lựa chọn nơi ủy thác uy tín và chất lượng. Từ đó, lợi nhuận thu được mới được nhiều.

Đặc điểm và tính năng quỹ đầu tư ủy thác

Đặc điểm và tính năng quỹ đầu tư ủy thác được biểu hiện qua:

  • Tính đa dạng hóa: thể hiện ở việc nắm giữ cách mua các loại cổ phiếu, trái phiếu. Nhờ đó, cách đầu tư đã giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư. Bởi sự đa dạng trong danh mục đầu tư đã bù đắp các khoản lỗ tiềm ẩn từ một số chứng khoán này bằng lợi nhuận thu được từ chứng khoán khác;
  • Tính kỷ luật: quỹ đầu tư này không được quản lý tích cực nên hầu hết chứng khoán trong danh mục đầu tư vẫn giữ cố định trong suốt thời gian đầu tư. Do vậy, việc sinh lời cũng hạn chế khá nhiều;
  • Tái cân bằng cơ hội: nếu một danh mục đầu tư kết thúc, nhà đầu tư có quyền dùng số tiền thu được tái đầu tư vào danh mục mới. Mục đích lớn nhân của tái cân bằng cơ hội chính là tác động tích cực tới kế hoạch đầu tư dài hạn;
  • Tính thanh khoản: tính thanh khoản của quỹ đầu tư ủy thác được thể hiện ở việc quy đổi quỹ hàng ngày với giá trị tài sản ròng, giá quy đổi có thể thấp hơn hoặc cao hơn giá mua ban đầu;
  • Phong cách giao dịch: không thay đổi theo phong cách do người quản lý điều khiển, một số trường hợp có thể thay đổi đối với quỹ tín thác do điều kiện thị trường và chứng khoán cơ sở;
  • Thuế lợi tức vốn: thuế này chỉ được trả khi quỹ thanh lý hoặc bị chấm dứt (Trong trường hợp chứng khoán liên quan đến vốn chủ sở hữu, không có khoản tăng vốn nào kèm theo).

Phân loại quỹ đầu tư ủy thác

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều hình thức hay loại quỹ đầu tư ủy thác khác nhau. Cách phân loại này chủ yếu dựa trên nhu cầu của các nhà đầu tư. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn quỹ đầu tư ủy thác phù hợp để sinh lợi nhuận cho mình. Hai dạng phổ biến nhất hiện nay chính là ủy thác vốn chủ sở hữu và ủy thác thu nhập cố định.

 

Ủy thác vốn chủ sở hữu (cổ phiếu)

Cổ phiếu được xem như một phần tài sản của nhà đầu tư trong công ty phát hành và được định dạng trên giấy chứng nhận. Là người nắm giữ được cổ phiếu của một công ty đồng nghĩa với việc trở thành một trong những chủ sở hữu của công ty đó. 

Hình thức ủy thác vốn chủ sở hữu còn phụ thuộc vào từng danh mục đầu tư. Hiện nay, nhà đầu tư thường lựa chọn danh mục đầu tư theo ngành để tập trung vào một thị trường cụ thể và tận dụng sự tăng giá trong các phân khúc thị trường. 

Hình thức ủy thác này có phần mạo hiểm bởi sẽ không biết được công ty mình đầu tư vào có phát triển lâu dài hay không. Nếu làm ăn phát đạt thì nhà đầu tư sẽ sinh lời nhiều còn thua lỗ thì có khi mất trắng tay. 

Ủy thác thu nhập cố định (trái phiếu)

So với hình thức cổ phiếu thì đây là phương án đầu tư an toàn hơn. Bởi thực tế nó hoạt động dựa trên vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại cho tới khi thanh khoản đầy đủ. Công ty ủy thác sẽ quy định mỗi đơn vị cổ phiếu phát ra cần đảm bảo bán hết trước hạn giao dịch. Sau đó thì bên ủy thác mới tiếp tục đầu tư tiếp.

Đối với loại thu nhập cố định miễn thuế, quỹ ủy thác sẽ được đầu tư vào một nhóm trái phiếu cung cấp thu nhập hàng tháng được miễn thuế thu nhập liên bang. Còn khi thu nhập là cố định chịu thuế thì sẽ đầu tư vào nhóm trái phiếu gồm các vấn đề công ty, đại lý cung cấp thu nhập.

Phân loại

Phương thức hoạt động của quỹ đầu tư ủy thác

Theo như thông tin được chia sẻ ở trên, quỹ đầu tư này hình thành dựa trên sự góp vốn của các  nhà đầu tư để đưa đi đầu tư vào các dự án. Chính vì vậy, quỹ đầu tư ủy thác sẽ thực hiện phát hành một số lượng cổ phiếu nhất định để huy động vốn. Hàng năm, số phiếu phát ra đều có quy định rõ ràng và cụ thể về số lượng, không thể tăng hay giảm. 

Khi thị trường mở, nhà đầu tư có quyền mua bán cổ phiếu còn khi thị trường đóng thì không. Nếu khi đó bạn muốn rút khỏi quỹ đầu tư thì bạn phải giao dịch với bên uỷ thác để bán lại. Khi đó, dĩ nhiên bạn sẽ được hoàn trả lại số tiền ban đầu. 

Phương thức hoạt động

Có nên đầu tư vào quỹ đầu tư ủy thác không?

Khi đã tham gia vào hoạt động đầu tư thì chắc chắn sẽ không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi có nên đầu tư vào quỹ đầu tư ủy thác không. Tuy nhiên khi lựa chọn hình thức đầu tư này thì mức độ rủi ro sẽ thấp hơn các kênh khác, kiếm lại lợi nhuận cũng nhanh chóng. Việc tham gia hay rút lui khỏi quỹ cũng khá dễ dàng, bạn có thể tìm hiểu ưu nhược dưới đây để đưa ra lựa chọn hợp lý.

Ưu điểm

Ngay từ khi tìm hiểu về quỹ đầu tư ủy thác là gì, chắc chắn bạn đã nhìn ra được ưu điểm lớn nhất khi tham gia vào quỹ. Đó chính là người góp vốn không cần trực tiếp tham gia vào hoạt động đầu tư sinh lời mà sẽ do bên ủy thác thực hiện. Ngoài ra, còn một số ưu điểm phải kể đến như:

  • Vốn đầu tư sinh lời, có lợi nhuận an toàn và tăng trưởng đều ( trong trường hợp bạn lựa chọn đơn vị ủy thác uy tín, chất lượng và chuyên nghiệp);
  • Đầu tư sinh lời chính là một phương pháp sử dụng vốn của công ty, doanh nghiệp một cách hiệu quả, hạn chế tình trạng vốn đứng yên;
  • Tiết kiệm được công sức, thời gian khi có bên đại diện ủy thác đầu tư.

Nhược điểm

Trong bất kỳ một vấn đề nào đó, chắc chắn vẫn sẽ tồn tại một số rủi ro nhất định. Đó cũng chính là những bài học đắt giá giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong tương lai. Hạn chế mà bạn có thể sẽ mắc phải khi tham gia quỹ đầu tư ủy thác là thất thoát nguồn tiền.

Nếu công ty bên ủy thác không uy tín, ít hiểu biết về các vấn đề liên quan đầu tư thì khả năng cao quỹ mà bạn ủy thác có thể không sinh ra lời. Hơn nữa, việc đầu tư đó có thế thiếu hụt hay âm tiền dần. Nên bạn muốn hạn chế rủi ro thì cần tìm hiểu kỹ về đơn vị bên mình ủy thác.

Nhược điểm khi tham gia loại hình đầu tư này

So sánh quỹ đầu tư ủy thác và quỹ đầu tư tương hỗ

Điểm giống nhau của quỹ đầu tư ủy thác và quỹ đầu tư tương hỗ là nguồn vốn được huy động từ nhiều nhà đầu tư khác nhau. Ngoài ra, hai quỹ này đều được bên thứ ba là một công ty nắm giữ. Công ty này sẽ đảm nhiệm vai trò phân tích biến động thị trường để đưa ra phương án đầu tư sinh lời tốt nhất. Việc tham gia vào hai quỹ giúp nhà đầu tư giảm thiểu được rủi ro gặp phải trong đầu tư.

Tuy nhiên, hai quỹ này có sự khác biệt về mục đích thành lập, kênh và danh mục đầu tư ban đầu. Cụ thể: 

 

Tiêu chí Quỹ đầu tư ủy thác Quỹ đầu tư tương hỗ
Mục đích Mục đích được xác định từ trước Mục đích chưa được xác định cụ thể từ trước
Kênh đầu tư Kênh đầu tư đưa được lựa chọn ngay từ lúc được thành lập  Đầu tư vào các loại chứng khoán đã được quy định trong bản cáo bạch của quỹ
Danh mục đầu tư Danh mục đầu tư được phân tích và lựa chọn ngay từ lúc thành lập Danh mục đầu tư có thể thay đổi, được theo dõi bởi người quản lý danh mục đầu tư hoặc người quản lý quỹ

 

Cần lưu ý gì khi tham gia quỹ đầu tư ủy thác?

Như chúng ta đã biết, khi tham gia vào quỹ đầu tư ủy thác nhà đầu tư có thể giảm được rủi ro, tăng khả năng mang về lợi nhuận. Hơn nữa, bản thân nhà đầu tư không phải tốn quá nhiều công sức hay thời gian tham gia vào hoạt động đầu tư. Thay vào đó, bên đại diện ủy thác sẽ thực hiện quá trình đó. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bạn cũng phải lưu ý một số điều khi tham gia vào quỹ. 

Thứ nhất, chú ý tới các danh mục đầu tư và xem xét nó có tính chất ngắn hạn hay dài hạn để đưa ra lựa chọn phù hợp đối với quỹ của mình. Thông thường, danh mục đầu tư dài hạn sẽ có tính ổn định hơn, dễ đánh giá được các biến động nên đảm bảo sự an toàn cho nhà đầu tư. Ngược lại, danh mục ngắn hạn sẽ có những biến đổi bất ngờ, khó nắm bắt thay đổi dẫn tới rủi ro cao.

Lựa chọn đơn vị ủy thác chuyên nghiệp

Thứ hai, nêu rõ quan điểm với bên ủy thác. Khi làm việc với bên ủy thác, bạn phải nêu rõ mình muốn gì, thực hiện việc đầu tư như thế nào,… Hai bên hiểu được ý nhau thì từ đó mới làm việc ăn ý, giải quyết ổn thỏa mọi vấn đề. Ngoài ra, không quên cập nhật thường xuyên bản cáo bạch để dễ dàng phân tích thị trường cũng như tiềm năng hoạt động của quỹ đầu tư ủy thác.

Thứ ba, có cái nhìn dài hạn về hoạt động đầu tư. Trong kinh doanh, nguyên tắc mà chính bản thân bạn phải nhớ là lợi nhuận sẽ đi đôi với rủi ro. Chính vì vậy, hoạt động đầu tư cũng phải xem xét thật kỹ lưỡng để có cái nhìn dài hạn hơn. Tránh tình trạng thấy lợi nhuận trước mắt nên đầu tư ồ ạt dẫn tới thất thoát và thua lỗ quỹ.

Nắm rõ các vấn đề liên quan tới tài chính

Lựa chọn tham gia vào quỹ đầu tư ủy thác chính là một trải nghiệm bạn nên thử. Kênh đầu tư này khá an toàn, hạn chế được nhiều rủi ro bởi công ty ủy thác giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn đầu tư một cách hiệu quả. Hơn nữa, để hiệu quả hơn trong đầu tư và thu được lợi nhuận lớn, quỹ đầu tư cần chọn đơn vị ủy thác chuyên nghiệp, chất lượng. Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Công Ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam.