Flower
  • VN-Index

    1284.09

    -6.09 (-0.47%)
  • HNX-Index

    242.58

    -1.34 (-0.55%)
  • UPCOM-Index

    91.57

    0.09 (+0.1%)
  • VN30-Index

    1296.9

    -6.3 (-0.48%)
  • VNDiamond

    2154.98

    -1.49 (-0.07%)
  • VNFinlead

    2123.58

    -12.34 (-0.58%)
  • VNMidcap

    1941.62

    -5.98 (-0.31%)
  • VNSmallcap

    1525.14

    -5.52 (-0.36%)
Trang chủTin tứcBlogKiến thức kinh tếChi phí chìm (Sunk cost) là gì? Nguyên nhân và biện pháp tránh bẫy chi phí chìm.

27/06/2022 - 15:28

Chi phí chìm (Sunk cost) là gì? Nguyên nhân và biện pháp tránh bẫy chi phí chìm.

Trong kinh doanh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết định mang tính sai lầm của các nhà đầu tư/ doanh nghiệp, những nguyên nhân đó vô cùng đa dạng và có thể xuất hiện nhiều lần trong một dự án đầu tư. Hậu quả của việc dính bẫy chi phí chìm. Đây là khoản chi phí không được đưa vào những phương án tính toán của doanh nghiệp, hay kế hoạch của chủ đầu tư và là một dự án bất kỳ chủ đầu tư/ doanh nghiệp nào cũng không muốn thấy nhất.

Chi phí chìm (Sunk cost) là gì? Nguyên nhân và biện pháp tránh bẫy chi phí chìm.

Chi phí chìm là gì?

Chi phí chìm với tên tiếng anh là Sunk cost, đây là loại chi phí khó có thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động kinh doanh, trong dự án đầu tư. Có thể hiểu đơn giản chi phí chìm là những khoản đầu tư tiền bạc và thời gian không thể thu hồi lại bởi những quyết định sai lầm của doanh nghiệp/ chủ đầu tư trong quá khứ. 

Đây là loại chi phí mà mọi chủ đầu tư/ doanh nghiệp không muốn có

Loại chi phí này không được đưa vào những tính toán của dự án, mặc dù chi phí chìm thể hiện quá khứ. Nhưng đôi lúc, nhiều doanh nghiệp/ chủ đầu tư vẫn bị các chi phí chìm ảnh hưởng đến quyết định tương lai trong quá trình hoạt động, lập kế hoạch cho các dự án đầu tư mới.

Ví dụ chi phí chìm trong đời sống: Bạn mua một chiếc váy trị giá 5 triệu đồng online, nhưng khi nhận được hàng bạn lại không thấy vừa ý, chất lượng sản phẩm không tương xứng với chi phí bạn bỏ ra. Tuy nhiên bạn không thể trả hay đổi hàng, vì chính sách cửa hàng là không đổi trả sản phẩm hay hoàn tiền, thì lúc này bạn có sử dụng chiếc váy đó không thì cũng không thể thu hồi được số tiền đã chi mua, số tiền 5 triệu đó chính là chi phí chìm.

Đặc điểm của chi phí chìm

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp/ chủ đầu tư, cần hiểu rõ về những đặc điểm của chi phí chìm để có thể đưa ra những quyết định tránh mắc sai lầm. Về cơ bản, những đặc điểm của chi phí chìm được thể hiện như sau:

Trong kinh doanh, chi phí chìm thường không được xem là thông tin thích hợp để xem trước khi ra quyết định, bởi chi phí này là:

  • Chi phí đã chi ra, hạch toán thành chi phí phát sinh.
  • Chi phí không thể tránh khỏi, mọi khoản rủi ro đều có thể biến thành chi phí chìm.
  • Chi phí chìm luôn tồn tại dưới mọi phương án, bất kể quyết định lựa chọn phương án nào thì chi phí chìm vẫn luôn luôn tồn tại.

Chi phí chìm là những chi phí không thể kiểm soát được, với loại chi phí này, các nhà đầu tư, nhà quản trị không thể đưa ra những dự đoán chính xác về mức độ phát sinh của nó trong kỳ hoặc không đủ thẩm quyền để đưa ra những phương án, chiến lược, xử lý, quyết định về loại chi phí này. 

Chi phí chìm là chi phí không thể kiểm soát và dự đoán trước

Ví dụ: Công ty XX đã chi 30 triệu đồng để mở một cửa hàng kinh doanh và làm địa điểm cho trụ sở văn phòng mới. Nhưng trong quá trình thực hiện, đã có nhiều vấn đề phát sinh và công ty đang xem xét lại việc có tiếp tục mở rộng. Vậy 30 triệu đã chi đó chính là chi phí chìm, đồng nghĩa với việc 30 triệu phát sinh sẽ luôn có mặt trong sổ sách kế toán của công ty cho dù công ty có hoặc không kinh doanh tại địa điểm mới này. 

Bẫy chi phí chìm là gì?

Mặc dù chi phí chìm không phải là yếu tố yêu cầu bắt buộc phải xem xét cân nhắc khi đưa ra quyết định, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn cần xem xét đến. Do đó, họ chần chừ, e ngại khi tham khảo, lập kế hoạch và ra quyết định cho những dự án mới. 

Cần có những biện pháp dự phòng để tránh rơi vào bẫy chi phí chìm

Có thể hiểu rằng: Các nhà đầu tư đang theo đuổi những phương án đầu tư dù biết phương án đó đến cùng một cách phi lý, bất chấp kết quả không như mong đợi, mục tiêu đề ra được xem là bẫy chi phí chìm.

Ví dụ: Một nhà đầu tư bỏ ra 100 triệu mua cổ phiếu của một doanh nghiệp, sau một thời gian dài trái với mong muốn ban đầu, giá trị cổ phiếu đó trên thị trường liên tục giảm và không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ tăng trở lại. Tại thời điểm giá trị cổ phiếu chỉ còn 20 triệu, nhà đầu tư vẫn chần chừ không bán vì tiếc cho số tiền, thời gian và công sức mình bỏ ra. Đến cuối cùng, thay vì thu hồi vốn được 20 triệu, thì nhà đầu tư đã mất hết khi những cổ phiếu đang nắm giữ trong tay trở nên vô giá trị.

Nguyên nhân dẫn đến bẫy chi phí chìm?

Gánh nặng về hậu quả của chi phí chìm xuất hiện từ nhiều nguyên nhân, và nguyên nhân là vì:

  • Nhà đầu tư/ doanh nghiệp đưa ra những quyết định theo cảm tính, dựa vào hành vi đã lập trong quá khứ mà bỏ ra những phản hồi tiêu cực. Hiện tượng này được gọi là ngụy biện chi phí chìm.
  • Khi đầu tư, mọi nhà đầu tư/ doanh nghiệp đều kỳ vọng về lợi ích mà dự án đó mang lại, nhưng đôi khi kết quả lại không được như mong đợi, để hợp lý hóa hành động, họ vẫn quyết định theo những nhận định ban đầu là đúng, nên tiếp tục theo kế hoạch dự án, dẫn đến xuất hiện chi phí chìm.

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến doanh nghiệp/ nhà đầu tư dính bẫy chi phí chìm

  • Nhà đầu tư luôn có tâm lý không bao giờ bỏ cuộc, khiến cho dự án đầu tư được tiếp tục chỉ sự tin tưởng, sự kiên trì của bản thân với niềm tin chắc rằng sẽ gặt hái được quả ngọt. Dù rằng kết quả sẽ không như mong đợi.

Biện pháp tránh bẫy chi phí chìm

Để tránh dính bẫy chi phí chìm, các chủ đầu tư/ doanh nghiệp cần lưu ý theo những nguyên tắc sau:

Xác định được điểm cắt lỗ của dự án

Với mỗi dự án, nhà đầu tư cần phải lập kế hoạch một cách bài bản, rõ ràng, cụ thể. Xác định được tỷ suất sinh lợi mục tiêu, cũng như khoản lỗ tối đa có thể gánh được để tránh được việc chìm sâu vào bẫy chi phí chìm mà không thể rút ra được cho sau này.

Việc xác định cụ thể những số liệu này, sẽ giúp nhà đầu tư an toàn hơn khi thực hiện những dự án. Bằng cách cắt lỗ an toàn và tối thiểu hóa thiệt hại khi phát sinh những rủi ro, đây được xem là yếu tố rất cần thiết trong mỗi dự án. 

Tính toán được chi phí cơ hội

Bên cạnh xem xét, lập kế hoạch cụ thể về những con số, nhà đầu tư cũng cần tính toán đến chi phí cơ hội. Để có thể có những phương án đầu tư thành công.

Cần hiểu được chi phí cơ hội là gì? Chi phí cơ hội được hiểu đơn giản là lợi ích mà có khả năng chủ đầu tư/ doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ khi bạn lựa chọn một phương án khác và bỏ đi phương án còn lại. Ở mỗi quyết định đầu tư, chắc chắn sẽ có những chi phí cơ hội khác nhau, việc đánh giá chi phí cơ hội cho các phương án đầu tư sẽ tạo cảm giác dễ buông bỏ hơn cho những quyết định của nhà đầu tư, mà họ cho rằng không còn phù hợp với thời điểm hiện tại của dự án.

Cần lập kế hoạch, xác định thực tế từ những con số chính xác nhất

Ví dụ như: Việc đầu tư vào cổ phiếu 100 triệu của nhà đầu tư, khi giá cổ phiếu liên tục giảm chỉ còn lại 50 triệu đồng và vẫn không có dấu hiệu tăng trở lại. Nếu nhà đầu tư đó vẫn kiên trì với phương án đầu tư ban đầu bất chấp thua lỗ, thì chi phí cơ hội ở đây là 60 triệu được xem là có thể đầu tư vào những phương án khác tốt hơn thay vì giữ lại như hiện tại.

Vậy nên, khi lập kế hoạch và đưa ra quyết định đầu tư, không nên chỉ nhìn vào những viễn cảnh tốt đáng mong đợi. Mà còn cần nhìn vào những con số thực tế và hoàn cảnh đang diễn ra để có những phương án đổi hướng mới giúp giảm thiểu tối đa những thiệt hại.

Tạo ra được những phương án thay thế mới cho phương án hiện tại

Thay vì đau đầu suy nghĩ trả lời câu hỏi có hay không? giữ lại hay tiếp tục? Thì nhà đầu tư nên tham khảo, lập kế hoạch với nhiều Kế hoạch A, kế hoạch A1, kế hoạch B để phòng trường hợp kế hoạch ban đầu bị “phá sản”.

Tạo ra nhiều phương án nếu phương án chọn trước đó bị thay đổi

Việc tạo ra những phương án thay thế mới, sẽ giúp phân bổ xác suất, tránh gây ra sự thiên vị lệch hẳn về một bên khi đưa ra quyết định đầu tư ban đầu, kế hoạch phụ thể hiện kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp trong quá trình đầu tư của doanh nghiệp/ chủ đầu tư. Bạn cũng nên thường xuyên đánh giá chi phí chìm thông qua những biểu mẫu thể hiện số liệu thực tế, qua đó đánh giá chính xác khả năng xảy ra của chi phí chìm và tìm hướng giải quyết.

Thừa nhận sai lầm 

Những doanh nghiệp lớn, những huyền thoại đầu tư trên thế giới còn có thể mắc sai lầm, thì nếu chúng ta mắc sai lầm trong đầu tư cũng là điều hết sức bình thường. Vì vậy, hãy xem mỗi sai lầm mắc phải, chính là bài học cho những nhà đầu tư có thêm kinh nghiệm, sự trưởng thành, bài học cho những chiến lược đầu tư khác trong tương lai.

Thừa nhận sai lầm để kết thúc hiện tại, bắt đầu cho những dự án đầu tư mới

Điều quan trọng là sau mỗi sai lầm, các nhà đầu tư học được cách chấp nhận, rút ra được những kinh nghiệm, bài học để có động lực cho những dự án tiếp theo, không phải để nhà đầu tư gục ngã, chững lại ở những thất bại, bởi quyết định sai lầm đã xảy ra trong quá khứ. 

Ngoài những điều trên các nhà đầu tư/ doanh nghiệp còn có thể hạn chế, cắt giảm được chi phí chìm bằng cách:

  • Hoạch định kỹ lưỡng chi phí hiện có của bản thân/ doanh nghiệp trước khi chi.
  • Thường xuyên theo dõi, xem xét, đánh giá tiến trình của dự án khi thực hiện đầu tư. 
  • Đánh giá thực tế bằng các biểu mẫu, không làm theo cảm tính mà phải phân tích bằng số liệu, hoàn cảnh thực tế.
  • Luôn tự khích lệ, tạo động lực cho bản thân/ nhân viên trong công ty.

Giảm thiểu rủi ro đầu tư là giảm thiểu chi phí chìm

Chi phí chìm luôn tồn tại trong mỗi dự án đầu tư, đều là những phát sinh không thể tránh khỏi với những sự cố, hoạt động xảy ra không mong muốn. Vì vậy, việc cần làm là chủ đầu tư/ doanh nghiệp trước tiên cần hiểu rõ về khái niệm, đặc điểm, biện pháp tránh để giảm thiểu chi phí chìm nếu xảy ra, và từ đó xác định được điểm đầu tư cũng như điểm cắt vốn, sau đó đưa ra những phương án, quyết định kịp thời nhằm tránh xuất hiện chi phí chìm. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.