GAP trong chứng khoán là gì? Và các dạng GAP | Yuanta Việt Nam
Flower
Trang chủNewsBlogKiến thức chứng khoánGAP trong chứng khoán là gì? Và các dạng GAP

23/08/2022 - 09:50

GAP trong chứng khoán là gì? Và các dạng GAP

Thị trường chứng khoán có nhiều khái niệm và đối tượng khác nhau, góp phần tạo nên sự nhộn nhịp của thị trường. Các nhà đầu tư cần hiểu các đối tượng này để đưa ra được các phán đoán cho hoạt động đầu tư để thu được lơi nhuận tối đa. Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhà đầu tư trong chứng khoán là GAP. Vậy GAP trong chứng khoán là gì?

GAP trong chứng khoán là gì? Và các dạng GAP

GAP trong chứng khoán là gì? Và các dạng GAP

GAP trong chứng khoán là gì?

GAP trong chứng khoán được hiểu như khoảng trống giữa hai phiên giao dịch chứng khoán liên tiếp. GAP trong chứng khoán được xác định bằng sự chênh lệch của giá đóng cửa của phiên giao dịch trước và giá mở cửa của phiên giao dịch sau. Các nhà đầu tư chứng khoán sử dụng GAP như một phương pháp để đánh giá và phân tích các giao dịch hiệu quả.

GAP trên đồ thị chứng khoán

>>> Xem thêm: Mô hình nến nhật là gì? cách đọc mô hình nến nhật hiệu quả

Theo điều kiện bình thường, giá đóng cửa của phiên giao dịch trước thường là giá mở cửa của phiên giao dịch tiếp theo. Nếu giá mở cửa của phiên giao dịch sau cao hoặc thấp hơn giá đóng cửa của phiên trước sẽ tạo ra một khoản trống trên đồ thị chứng khoán. Lúc này, GAP trong chứng khoán sẽ xuất hiện. Có hai loại GAP trên thị trường: GAP tăng giá và GAP giảm giá.

  • GAP tăng giá – GAP Up: là hiện tượng giá mở cửa của phiên sau nhảy vọt lên so với giá đóng cửa phiên trước.
  • GAP giảm giá – GAP Down: là hiện tượng giá mở cửa của phiên sau hạ xuống so với giá đóng cửa phiên trước.

GAP tăng và GAP giảm trên đồ thị

GAP trong chứng khoán có thể được lấp đầy, tuy nhiên thời gian lấp đầy sẽ có tính biến thiên. Có một số GAP được lấp đầy chỉ sau một vài phiên giao dịch, tuy nhiên cũng có những GAP chỉ được lấp đầy sau khoảng thời gian lâu hơn.

Đặc điểm của GAP trong chứng khoán là gì?

GAP trong chứng khoán có 4 đặc điểm chính:

  • Xuất hiện tại vùng kháng cự mạnh hoặc vùng hỗ trợ: Thông thường, GAP trong chứng khoán sẽ xuất hiện tại các vùng này với vai trò kiểm tra lại nhằm xác định xu hướng giá.
  • GAP trong chứng khoán thường xuất hiện tại cac khu vực có mô hình giá thường và lấp đầy để hoàn thành các mô hình giá chứng khoán đó.
  • Xảy ra khi có sự kiện hoặc thông tin mới trên thị trường chứng khoán: GAP thường xuất hiện khi thị trường có một sự kiện hoặc một luồng thông tin mới thu hút các nhà đầu tư mới vào thị trường. Sự xuất hiện của các nhà đầu tư mới tạo nên sự chênh lệch giữa giá đóng cửa và giá mở cửa của hai phiên giao dịch liên tiếp, gây ra GAP trong chứng khoán.
  • Mỗi loại GAP trong chứng khoán sẽ phản ánh sự bắt đầu của một xu hướng mới hoặc sự đảo chiều của xu hướng trước đó.

Các dạng GAP trong chứng khoán là gì?

Có 3 dạng GAP trong chứng khoán: GAP tạo xu hướng, GAP theo xu hướng và GAP gãy thị trường.

GAP tạo xu hướng

GAP tạo xu hướng là loại GAP gây nên các biến động về giá, tạo ra một xu hướng giá mới. Xu hướng giá này xuất phát từ sự vọt tăng hoặc giảm sâu nhiều bước của giá vào đầu phiên giao dịch và duy trì đến nhiều phiên giao dịch sau đó. GAP tạo xu hướng được xem là loại GAP mang lại lợi nhuận cao nhất cho các nhà đầu tư.

GAP theo xu hướng

GAP theo xu hướng là loại GAP tuân theo xu hướng giá đã xuất hiện trên thị trường từ trước. Thông thường, GAP theo xu hướng xuất hiện trong một thị trường có xu hướng giá mạnh và ít nhịp điều chỉnh. So với GAP tạo xu hướng, GAP theo xu hướng mang lại ít lợi nhuận kỳ vọng hơn. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn có khả năng thu lợi nhuận khi theo đuối loại GAP này.

GAP gãy xu hướng

GAP gãy xu hướng là một dạng GAP được tạo ra khi có sự kết thúc của một xu hướng giá. Đa số các trường hợp, khi xu hướng giá tăng, giá chứng khoán sẽ tăng thêm một hoặc hai nhịp nữa trước khi kết thúc. Do đó, nhà đầu tư cần quan sát phản ứng của thị trường khi xuất hiện GAP gãy xu hướng để đưa ra phân tích hợp lý. GAP gãy xu hướng không đồng nghĩa với việc có một xu hướng mới bắt đầu.

Các loại GAP trong chứng khoán

Trên thị trường hiện có 5 loại GAP chinh: Common GAP, Breakaway GAP, Runaway GAP, Exhaustion GAP và Island Reversal GAP. Cụ thể:

Common GAP 

Common GAP, hay còn gọi là GAP thông thường, là một loại GAP trong chứng khoán mang tính chất tạm thời. Common GAP xảy ra khi giá cổ phiếu đi ngang và xảy ra dao động trong phạm vi hẹp. Common GAP thường được lấp đầy nhanh chóng trong các phiên giao dịch ngay sau đó. Common GAP được xem như một tín hiệu yếu và thường không tác động nhiều đến các sàn giao dịch.

Common GAP

Breakaway GAP

Breakaway GAP là loại GAP phá vỡ xu hướng, xảy ra khi có các thông tin mới hoặc biến cố xuất hiện trên thị trường. Breakaway GAP xảy ra do các nhà đầu tư thay đổi tâm lý một cách nhanh chóng khiến xu hướng giá cũng thay đổi tăng hoặc giảm. Trong các loại GAP, Breakaway GAP thường không thể được lấp đầy nhưng lại mang tính linh hoạt: xuống hoặc lên.

Brekaway GAP

Runaway GAP

Runaway GAP, hoặc Continuation GAP, được định nghĩa là GAP tiếp diễn. Runaway GAP thường xuất hiện với tần suất và số lượng lớn khi xu hướng giá được hình thành rõ rệt từ trước. Runaway GAP không thể được lấp đầy do thị trường luôn tồn tại tính biến thiên, phụ thuộc vào tâm lý của các nhà đầu tư khi xác định khả năng sinh lời của chứng khoán.

Runaway GAP

Exhaustion GAP

Exhaustion GAP được định nghĩa là GAP kiệt sức, thường nằm ở đáy hoặc đỉnh của đồ thị sau khi đã hình thành xu hướng giá tăng hoặc giảm. Exhaustion GAP có tính xác nhận cao với số lượng giao dịch nhiều. Tuy nhiên, tính chính xác của xác nhận từ Exhaustion GAP còn phụ thuộc vào đường xu hướng. Nhà đầu tư cần xem xét và phân tích các phiên để đưa ra quyết định mua hoặc bán cổ phiếu.

Island Reversal GAP

Island Reversal GAP được dịch ra là GAP hòn đảo ngược, xảy ra khi GAP tiếp diễn tăng sau đó đi ngang và cuối cùng đi xuống. GAP hòn đảo ngược sau đó sẽ có sự tăng trưởng, nhưng không đi qua giai đoạn đi ngang mà trực tiếp phát triển đi thẳng lên. Ở loại GAP này, khi giá chứng khoán giảm, các nhà đầu tư thường có xu hướng muốn bán đi, tiếp tục tạo sự giảm sâu, gây nên thế bế tắc cho nhà đầu tư.

Island Reversal GAP

Có nên theo đuổi GAP trong đầu phiên chứng khoán?

GAP xảy ra vào đầu phiên chứng khoán là loại GAP tạo khoảng trống so với giá của phiên trước đó. Các nhà đầu tư có thể tận dụng loại GAP này để phát sinh giao dịch và thu lợi nhuận. Tuy nhiên, việc có nên quyết định theo đuổi GAP ngay trong đầu phiên chứng khoán hay không còn phụ thuộc vào việc GAP đó là GAP tạo xu hướng hay là GAP theo xu hướng.

  • Thông thường, GAP theo xu hướng sẽ tồn tại ít rủi ro hơn so với GAP tạo xu hướng do các nhà đầu tư đã xác định xu hướng giá từ trước. Với tính chất xu hướng mạnh, các nhịp điều chỉnh để có cơ hội vào lệnh giá tốt khá thấp. Lúc này, nhà đầu tư nên đuổi theo GAP.
  • Trong trường hợp GAP xuất hiện là GAP tạo xu hướng, nhà đầu tư cần nhẫn nại quan sát sự biến động của thị trường trước khi tham gia phiên giao dịch.

GAP trong chứng khoán là gì là một phạm trù mà mọi nhà đầu tư cần hiểu rõ. Có 3 dạng GAP với 5 loại GAP trong chứng khoán với các tính chất và sự ảnh hưởng khác nhau. Nhà đầu tư cần phân biệt được sự khác nhau này để có thể đưa ra các phán đoán chính xác cho việc đầu tư của mình. Khi GAP xảy ra vào đầu phiên, nhà đầu tư nên thận trọng quan sát phản ứng của thị trường. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.